Loading...

Ảo ảnh và Chân thực

Thảo luận trong 'Khu vực dành cho khách, thành viên mới' bắt đầu bởi Sen, 25/8/18.

  1. Sen

    Sen Member

    Tham gia ngày:
    11/8/18
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Ảo ảnh và Chân thực
    Nhiều người tu vẫn thường dính mắc mông lung ở câu hỏi hàng ngày "đâu là ảo ảnh vô thường và đâu là thực tại chân lý "
    Trước tiên Ta cùng nghiền ngẫm một câu truyện cổ như sau :
    Có một vị sư Trung quốc giảng kinh thuyết pháp rất giỏi, một hôm nghe tin Ngài Đạt Ma đã đắc đạo cao thâm từ Tây Trúc sang, liền đến gặp để tranh biện. Sau một hồi thuyết pháp rồi vị sư đó kết luận : Tất thảy trên trần đời đều là ảo ảnh và không có thực ! Ngài Đạt Ma không nói một câu, chỉ đứng lên cầm cái Cốc sắt gõ mạnh vào đầu vị sư đang dương dương tự đắc. Vị sư đau điếng, ôm đầu vì bất ngờ, mà cảm thấy tức giận do vô cớ bị đánh, nhưng ngẩng đầu lên đã thấy Ngài Đạt Ma đi xa rồi còn vọng lại một câu "Có đau không?" Vị sư đó ngộ ra liền quỳ sụp xuống mà lạy Ngài Đạt Ma.
    Vậy tại sao lại vậy? Vị sư đó đốn ngộ điều gì ? Có lẽ vị tu hành nào cũng đã được nghe nói đến " Đời là vô thường, Trần gian là cõi tạm". Nhưng thực tế với đa số tâm thức nhân loại hiện nay đều không thể trải nghiệm và nhận thức được điều này ! Có chăng nó như một câu giáo huấn và đã thành một tín niệm trong tâm linh tôn giáo mà thôi.
    Câu trả lời nằm ở Tâm thức mỗi người, mỗi loài, mỗi sinh linh. Ta cùng đi sâu vào tìm hiểu nhé :
    Đối với kim thạch , thảo mộc thì thực của nó là hấp thụ tinh hoa của trời đất để sinh tồn và phát triển. Ở cấp độ tiến hoá của kim thạch thảo mộc thì những gì liên quan đến Sinh Tồn thì mới là thực. Nên hồn của kim thạch, thảo mộc mới chỉ gọi là SINH HỒN.
    Đối với sinh vật động vật muông thú thì thực của nó chính là sự sinh tồn, là bản năng giống loài, cảm giác nhận được. Còn lại là ảo. Cho nên ở mức tiến hoá của thú mới chỉ là GIÁC HỒN.
    Đối với loài người đã có LINH HỒN, thực ra chỉ có cấp độ nhận thức của linh hồn mới phân rạch ra giữa thực và ảo , chứ với kim thạch, thảo mộc, muông thú thì đó là điều vô nghĩa. Vậy với con người để phân tích ra đâu là thực đâu là ảo ảnh lại cần xét ở khía cạnh tâm thức của mỗi nhóm người:
    Đối với tâm thức tiến hoá của người bán dã, các bộ lạc hoang sơ thì Thực của họ đơn giản là bản năng sinh tồn, tổ chức cộng đồng thô sơ và một chút về cúng tế tinh thần. Còn lại nằm ngoài nhận thức của sẽ là ảo, bao gồm khoa học, tâm linh khoa học,... Thực của nhóm người này chủ yếu về vật chất 3D thiên về bản ngã và thỏa mãn nhu cầu bản ngã là chủ yếu. Vì đặc điểm nhóm người bán dã này thường là đầu thai của những linh hồn non trẻ vừa thoát kiếp thú không được bao
    Đối với nhóm người văn minh nhưng chỉ trụ chủ yếu trong đời sống vật chất 3D. Thì tiền, vật chất, hưởng thụ vật chất cõi trần là thực, còn các yếu tố về linh hồn người về tinh thần, ... Sẽ là ảo ảnh.
    Đối với tâm thức của đa phần những người bình thường thì cuộc sống cơm áo gạo tiền thường nhật là thực những gì như thần phật tiên thánh, thượng đế chỉ là khái niệm để dựa dẫm niềm tin mong cầu sự sở hữu vật chất hoặc sức khỏe...
    Đối với những người đang tu tập và trình độ giác ngộ tương đối thì giác đến trình độ nào thì tất cả các cảnh giới dưới cảnh giới tâm thức họ đang trụ là ảo và Tâm thức trụ ở cõi nào thì là thực ở cõi đó ! Nên thường có những vị tu hành ngộ cảnh giới trên cõi Trần, tâm trụ ở cõi đó nên thành ra chán cảnh đời, cho cảnh trần là giả tạm, nói chuyện thì khinh đời, người đời vẫn thấy các vị này lánh đời và thường thích bỏ xác, coi xác là dơ trọc.
    Đối với một nhà tu hành đã trải nghiệm nhiều cấp độ cảnh giới, đã thấu ngộ Thiên Đạo tối cao thì chỉ có cõi nguyên nhân trở lên mới là Chân thực (cõi Thượng Thiên -7D, Bồ Đề -8D, Niết Bàn-9D). Nhưng tất cả cảnh giới thấp hơn cũng vẫn là thực chỉ là Tướng Cảnh của Tâm hay là Quả của Nhân, Bóng của Hình,... Tất cả đều là thực kể cả cõi trần đời này ! Thậm chí Tâm thức trụ ở nhiều cõi nhiều cảnh và tất cả đều là thực, đều thấu tỏ. Đa cảnh giới là vậy!
    Do vậy để so sánh giữa thực hay ảo của nhóm người này với nhóm người khác luôn là sự khập khiễng vì tâm thức không bao giờ thuộc cùng tầng thứ để nhận thức cả.
    Cho nên thực của người này sẽ là ảo ảnh của người kia, ảo của người này lại là thực của một người khác, và tất cả đều là thực với tâm thức bao trùm của một vị giác giả. Ngay trong cõi 3D này cái gì ở 3D cũng là thực với tâm thức 3D nhưng sẽ là hư ảo giả tạm với tâm thức cao hơn. Quan trọng nữa là Tâm thức trụ ở cảnh cõi nào thì sự việc xảy ra ở đó sẽ là thực. Đơn giản vậy thôi !
    Trở lại Câu truyện đã kể trên ! Vị sư bị gõ cốc vào đầu đã ngộ ra rằng : Với Tâm thức của ông ấy thì cái cốc sẽ vẫn là thực vì ông chưa vượt qua được cảnh giới vật chất, dù thuyết pháp vô ngại nhưng mức độ của Tâm thức chỉ ở cảnh giới đó và Ngài Đạt Ma chính là người khai ngộ cho vị sư này. Cũng chính bởi còn thân xác này và còn phải sinh hoạt nơi cõi trần này thì tâm thức vẫn còn trụ ở cảnh giới này chứ sao đã thoát được, cho dù hồn có vượt đến cảnh tiên, cõi phật, có trụ ở đó lúc nào đó nhưng thân xác còn thì còn tâm thức 3D.
    Làm sao thấu tỏ thực hư
    Làm sao nhận biết nơi đâu vô thường
    Làm sao phân định lý chân
    Làm sao hành đúng khỏi mang nghiệp đời
    Xác này còn ở ta bà
    Thì còn mang nợ cõi người trả vay
    Tâm này nếu trụ xác phàm
    Thất tình lục ái cảm tình thực mang
    Vượt qua cái xác phàm trần
    Tâm hồn rộng mở vượt qua cõi người
    Mới hay thế giới vô ngần
    Các cung, các cõi Phật Tiên hằng hà
    Thấy trên trần cuộc đời hư ảo
    Cảnh giới hồn mới thực biết bao
    Đa chiều rộng lớn bao trùm
    Hỗn độn, nguyên thủy sinh ra muôn hình
    Vũ trụ, cõi giới, cung, miền
    Tâm trụ cảnh nào Nhận thức là Chân
    Thấu Thiên Đạo Tâm càng sáng tỏ
    Mỗi cõi miền đều thực chẳng hư
    Chỉ là Nhân Quả, Tâm - Hình
    Mỗi cung mỗi cảnh đều là Lý Chân
    Đều mang mục đích Ý Trời
    Không tự nhiên có, đều tùng Thiên Cơ!
     
    LộcTrúc and Tâm Thuần like this.
  2. Sen

    Sen Member

    Tham gia ngày:
    11/8/18
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Ta

    Bao năm Ta diễn tuồng chèo
    Bấy nhiêu số phận kiếp người đắng cay
    Ngọt Bùi rồi cũng chia tay
    Đắng cay rồi lại vơi đầy nỗi đau
    Một mình Ta vẫn một mình
    Trên không dưới trống Trung Tâm là mình
    Không Ta chẳng thấy được gì
    Có Ta có vị muôn màu xung quanh
    Mở linh trí là Tình tự đến
    Có đớn đau, sợ hãi vô thường
    Trải qua trăm vạn tình thường
    Mới thành quả vị là Nhân đời người
     
  3. Sen

    Sen Member

    Tham gia ngày:
    11/8/18
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Duyên và Tình

    Duyên đến rồi đi như gió thoảng
    Đưa Ta vào với cảnh mộng trần gian
    Kiếp con người với ảo ảnh phàm gian
    Du hồn Ta vào con đường bất tận
    Phải chăng duyên là kết nối vô thường
    Kết rồi mở nụ hoa nở rồi tàn
    Ly rồi hợp, hợp đủ lại tan
    Nhân với quả luôn là cùng một cội
    Nói muôn lời cũng chỉ tỏ ngoài da
    Sống muôn đời mới thấu được gọi là
    Chỉ có cảm khi Tâm bừng ánh sáng
    Nguồn cội căn linh gốc của hồn thiêng
    Mới tỏ tường vô cùng duyên với nghiệp
    Mới thông thiên triệt địa lẽ lý chân
    Mới thật sự vượt luân hồi lục đạo
    Sinh tử này Ta nắm ở trong tay
    Sống tự nhiên chết cũng là chuyển cõi
    Chẳng nặng nề mà nhẹ tựa hồng tơ
    Sống đáng sống như ngày mai chết
    Chết chẳng mành danh lợi phù hoa
    Vị nhân sinh phục vụ đại đồng
    Vì Thiên đạo là trường tồn bất biến
    Chỉ có Tình một mảnh gọi là Duyên !
     
    Tâm Thuần thích bài này.

Chia sẻ trang này