Loading...

Hồi xuân công pháp

Thảo luận trong 'Sách, tài liệu...' bắt đầu bởi anhdung61, 18/2/19.

  1. anhdung61

    anhdung61 Member

    Tham gia ngày:
    10/5/18
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam

    Hồi xuân công pháp

    Là bác sĩ Tây y, chuyên ngành về nôi khoa và siêu âm, có nhiều năm công tác tại các bệnh viện đa khoa An Giang, Bạc Liêu và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP HCM), rất tình cờ, bác sĩ (BS) Lê Văn Vĩnh đã được một ông thày người Hoa tại Chợ Lớn truyền cho liệu pháp khí công có tên HỒI XUÂN CÔNG. Hồi Xuân công đơn giản là làm cho con người trẻ, khoẻ mãi với thời gian.

    Cơ hội tình cờ

    Tốt nghiệp ĐH Y khoa Huế, nhưng BS Lê Văn Vĩnh luôn bị bạn bè ái ngại vì cơ thể gầy gò, ốm yếu của mình. Nhiều đồng nghiệp nói thẳng với anh rằng, với sức khoẻ như thế, anh khó lòng có thể vượt qua được ngưỡng tuổi 50. Với những kiến thức được học về Tây y, BS Vĩnh biết rằng bộ phận tiêu hoá của bản thân không tốt, nên các chất bổ đưa vào cơ thể không được hấp thụ hiệu quả nhất. Rời khỏi Huế, BS Vĩnh công tác tại các bệnh viện lớn ở miền Tây và TP HCM, vừa hành nghề vừa tìm tòi các loại thuốc bổ cả Đông và Tây y, ăn những món ăn bổ dưỡng nhất, nhưng cơ thể vẫn không cải thiện được chút nào. Sau nhiều năm tìm tòi những toa thuốc để tự cứu mình, BS Vĩnh tình cờ gặp được một số bạn bè người Hoa sống tại Q.5, TP HCM. Họ giới thiệu với anh bộ môn khí công vốn có truyền thống lâu đời từ Trung Quốc. Tự tập luyện, sức khoẻ của bác sĩ gầy gò đã được cải thiện đôi chút. Nhưng phải đến ba năm sau, BS Vĩnh mới tìm được thày giỏi truyền nghề cho mình. Đó là thày A Phủ ở Chợ lớn (ông đã mất cách đây 10 năm, thọ tròn 100 tuổi). Với các tài liệu mà thày A Phủ đưa cho cùng một số động tác được truyền lại, BS Vĩnh lặng lẽ luyện tập một mình. Anh kể rằng, thời gian đầu cực khổ lắm. Các tài liệu chủ yếu bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. Vừa dịch, vừa luyện tập, từ sơ cấp lên trung cấp và cuối cùng, niềm vui đã tới, BS Vĩnh đã đạt trình độ cao cấp của bộ môn khí công.

    Sau 5 năm tập luyện như vậy, BS Lê Văn Vĩnh dần dần lên cân, khoẻ mạnh hơn. Từ 44kg, anh lên được 55kg và sau 20 năm tập luyện, đến giờ anh đã giữ được mức cân 60kg rất ổn định. Trước đây, anh ăn không ngon, ngủ không sâu, thì giờ đã ăn ngon ngủ tốt, đã qua tuổi trung niên, nhưng tóc BS Vĩnh rất xanh, da đỏ hồng hào, giọng nói sang sảng. Anh đã làm mất đi hình ảnh một BS Vĩnh gầy gò, ốm yếu, bệnh tật ngày xưa. Anh đang trẻ hoá nhờ bộ môn khí công mà anh đã theo đuổi vài chục năm nay, đó là Hồi Xuân công.

    Công pháp đặc biệt

    Hồi Xuân công là một công pháp đặc biệt của các đạo sĩ môn phái Hoa Sơn (Trung Quốc) có từ ngàn xưa. Tất cả các bài tập đều dựa trên lý thuyết ngũ hành âm dương làm cơ bản, từ đó, các kỳ kinh bát mạch trong cơ thể được thông suốt và thận được tăng cường chủ yếu. Tất cả các tuyến nội tiết đều được hoạt động lại hoàn thiện sung mãn như thời trẻ và có tác dụng chống lão hoá ưu việt nhất. "Đây chính là nét đặc thù của công pháp" - BS Vĩnh đã viết như vậy trong lời tựa cuốn Trường thọ Hồi Xuân công, lý thuyết và tác dụng, được lưu truyền trong Hội Dưỡng sinh TP HCM

    Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới. Một trong những kho báu văn hoá của TQ chính là phương pháp dưỡng sinh. Các công trình nghiên cứu trong quá khứ về dưỡng sinh đã bị hạn chế công bố do luật lệ nghiêm khắc của các đạo gia: "Không được truyền cho bất cứ ai, kể cả cha con". Nhưng có một người đã quyết định phá vỡ luật lệ hà khắc này khi ông ở tuổi gần đất xa trời. Đó là Biện Trị Trung (Bian Zhizhong), Chủ tịch Viện Nghiên cứu dưỡng sinh cổ truyền Bắc Kinh. Ông cho rằng, nếu giữ bí mật như vậy thì con cháu đời sau sẽ không được thừa hưởng và phát huy môn dưỡng sinh này nữa. Do vậy, Biện Trị Trung đã công bố các bài tập của thuật dưỡng sinh trường thọ, một di sản bí truyền của đạo gia chính thống từ môn phái Hoa Sơn, TQ. Cuốn sách Trường thọ Hồi Xuân công được xuất bản tại Thượng Hải năm 1988, được NXB Hà Nội dịch ra tiếng Việt phát hành năm 1996 tại VN.

    Theo Biện Trị Trung, thuật dưỡng sinh và trường thọ bao gồm nhiều mục. Nguyên lý cơ bản nhất là nâng cao chức năng sinh học, giữ cho tế bào khoẻ và hoạt động tốt, kích thích sản xuất nội tiết tố, kích thích các kinh lạc và tuần hoàn máu, điều hoà chức năng nội tạng, củng cố và kéo dài tuổi xuân, phục hồi khí lực. Luyện tập dưỡng sinh và trường thọ không cần phải có một chỗ rộng rãi. Người ta có thể tập ở sân, ở giường ngủ, thậm chí ở bàn làm việc cơ quan. Số lượng sinh lực tiêu thụ cho các bài tập này là nhỏ, dễ cử động và dễ nhớ. Người tập có thể cảm thấy hiệu quả ngay sau vài ngày tập. Tập lâu hơn sẽ thấy lão hoá bị chậm lại đối với người già và hồi phục khí lực. Càng tập luyện lâu càng thấy kết quả tuyệt vời.

    BS Lê Văn Vĩnh sau khi có được những tài liệu của Biện Trị Trung và được thày A Phủ truyền lại các tư thế của Hồi Xuân công đã có nhiều kinh nghiệm tập luyện. Theo BS Vĩnh, những bài tập này không phải là võ thuật hoặc khí công. Cũng không dùng sức hoặc dùng trí. Mục tiêu của bài tập là kích thích tuần hoàn máu với những cử động nhẹ nhàng tập trung quanh vùng đan điền. Võ thuật, thái cực quyền, quyền Anh hoặc khí công nhấn mạnh vào hiệu quả bên ngoài và tập trung sinh lực cơ thể vào ngực hoặc phần giữa của bụng, trong lúc Hồi Xuân công lại nhấn mạnh vào hiệu quả bên trong và tập trung sinh lực ở phần dưới bụng. Những bài tập có thể tập ở 7 tư thế và mỗi tư thế được chia làm nhiều phần. 7 tư thế đó là: đứng, ngồi, ngồi xổm, quỳ, bò, lăn và nằm ngửa. 7 tư thế của bài tập là độc lập nhau, nhưng liên hệ mật thiết. Mỗi tư thế có hai phần: cho nam và cho nữ. Người tập không cần phải tập tất cả những tư thế, nhưng tuyển chọn một hoặc vài tư thế thích hợp cho thể chất và điều kiện làm việc của họ. Những người mới tập đầu tiên nên học tư thế đứng.

    Tác dụng hữu hiệu

    Bắt đầu tập từ sơ cấp rồi đạt tới cao cấp, BS Lê Văn Vĩnh đã mang tất cả những vốn liếng học được để dạy lại cho tất cả những ai yêu thích Hồi Xuân công. Đã 10 năm nay, Hồi Xuân công được dạy lại cho bạn bè thân hữu để duy trì một sức khoẻ tốt. Hiện nay, cứ vào ngày nghỉ cuối tuần, anh lại truyền bá Hồi Xuân công cho các học viên tại Câu lạc bộ Khí công TP HCM.

    Để có thêm tư liệu, chúng tôi đã tìm gặp và trao đổi với một số học viên đã và đang theo tập Hồi Xuân công. Bà Nguyễn Thị Xuân, 57 tuổi (108/46A Trần Quang Diệu, Q3, TP HCM) có tiền sử bị viêm xoang 35 năm. Bà đã đi chữa nhiều nơi, mổ ba lần mà vẫn không khỏi. Bà Xuân bị ho liên tục do chất đàm (đờm) chảy xuống họng, kết hợp với bệnh rối loạn thần kinh ti, có triệu chứng đau nhói ngực và mất ngủ. Sau khi tập Hồi Xuân công được 3 tháng, hiện nay, bà Xuân đã bớt hẳn chứng viêm xoang, ăn ngủ tốt, bệnh tật đã chuyển biến rõ.

    Bà Lý Ngọc Sương, 60 tuổi (220/123 Lê Văn Sỹ, P14, Q3, TP HCM) bị cao huyết áp, thường xuyên bị cảm cùm và suy nhược cơ thể. Sau hai tháng tập Hồi Xuân công, bà nói triệu chứng cảm cúm không còn nữa và huyết áp đã trở lại bình thường.



    Bà Nguyễn Thị Hồng Lệ, 40 tuổi, bị mắc chứng mất ngủ kỳ lạ. Đã 2 năm rồi bà bị mất ngủ trắng đêm. Bà Lệ đã đi khám nhiều BS chuyên khoa thần kinh, uống thuốc ngủ nhiều đến mức cơ thể lờn thuốc mà vẫn không hết bệnh. Sau 2 tháng luyện tập Hồi Xuân công, bà Lệ đã có giấc ngủ bình thường như mọi người khác, từ 23 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Bà nói: "Hồi Xuân công đã cứu tôi qua khỏi chứng bệnh mất ngủ".

    Bà Hứa Thị Bạch Yến, 50 tuổi, đã tập khí công nhiều nhưng vẫn thấy cơ thể mệt mỏi. Sau khi chuyển sang Hồi Xuân công, hiện da mặt của bà Yến hồng hào khoẻ mạnh giống như thời còn xuân sắc.

    Một số lời khuyên rất tích cực của Hồi Xuân công là: khi tập luyện phải tin tưởng vào hiệu quả bài tập; nên tiến hành tuần tự và kiên nhẫn; tránh giận dữ và kiểm soát tốt những ham muốn; có cuộc sống vui vẻ và luôn tươi cười; cử động theo vòng tròn và mềm mại; bài tập dành cho bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính; có thể tập vào bất cứ thời gian nào trong ngày, nhưng tốt nhất là ngay trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy trong khoảng 3-5 phút.



    Theo tài liệu mà BS Vĩnh cung cấp, tác dụng của Hồi Xuân công khá rộng trên toàn cơ thể, mà nổi trội là làm mạnh cơ quan sinh dục, chữa trị chứng bất lực và xuất tinh sớm; các bệnh phụ khoa; điều trị viêm phế quản mãn tính, hen xuyễn, mụn trứng cá, đốm lão hoá (tàn nhang), mũi đỏ cà chua, bệnh giãn tĩnh mạch tinh, phục hồi vóc dáng cơ thể sau sinh; bệnh nhiễm trùng vùng chậu; chữa và ngừa tư thế lọm khọm (lưng còng xuống); tình trạng suy nhược cơ thể; bệnh mạch vành và biến chứng; bệnh tim; đột quỵ; cao huyết áp, gai cột sống, viêm khớp...

    BS Lê Văn Vĩnh hiện đang là huấn luyện viên khí công tại Câu lạc bộ Khí công TP HCM vào cuối tuần. Bên cạnh công việc của một BS Tây y hàng ngày. Một ngày của BS Vĩnh bắt đầu từ 6 giờ, anh tập luyện tới 7h30' Thái cực quyền và Thái dương công phu. Ngoài ra, anh còn tập nhiều bài của các môn phái khác để bổ túc như môn phái Võ Đang, Thiếu Lâm...



    Hồi Xuân công đang được nhiều người tập luyện để duy trì sức khoẻ và sức sống vui tươi. Không ai có thể thoát được vòng sinh-lão-bệnh-tử nhưng với sự đúc kết hàng nghìn năm, Hồi Xuân công có thể giúp cho con người làm chậm tiến trình lão hoá, kéo dài tuổi xuân.

    12 động tác của thuật "Dưỡng sinh trường thọ" và "Hồi Xuân công"

    1- Hồi xuân công; 2- Thượng nguyên công; 3- Bát quái công; 4- Băng tường công; 5- Quì túc công; 6- Long du công; 7- Thiềm vịnh công; 8- Thiên địa công; 9- Miêu phốc công; 10- Phượng vũ công; 11- Khánh thọ công; 12- Hoàn đồng công.

    Khí công hồi xuân


    Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa xuân này qua đi, mùa xuân khác lại tới. Đời người cũng có mùa xuân. ngay từ xa xưa, cổ nhân đã nhận thấy rằng: trong cuộc đời mỗi người đến khi về già đều có một giai đoạn cảm thấy như mình trẻ lại cả về thể xác và tâm hồn, cũng rạo rực yêu đương, cũng tràn trề sức sống.... Giai đoạn đó được gọi là tuổi "hồi xuân".


    Thuật “Hồi xuân”


    Con người, tự cổ chí kim, đã không hoàn toàn chịu khuất phục tạo hóa, cam chịu mỗi sự "hồi xuân" mang tính tự nhiên do tạo hóa ban phát cho. Trải qua quá trình lao động, tìm tòi, thể nghiệm và đúc rút từ thực tế hàng ngày, con người đã chắt lọc và tích lũy từ thế này sang thế hệ khác những tri thức, kinh nghiệm và nâng chúng lên thành "thuật", tức là một hệ thống những cách thức, những phương pháp nhằm mục đích khôi phục và duy trì "sức xuân", chủ động “hồi xuân" một cách tích cực, hệ thống đó được gọi là "thuật hồi xuân". Một trong những biện pháp quan trọng của thuật hồi xuân là tập luyện khí công dưỡng sinh.

    Khí công dưỡng sinh là một phương pháp rèn luyện thân tâm hết sức độc đáo của y học cổ truyền. Thông qua việc tập luyện các công pháp khí công có thể khiến "Tinh, Khí, Thần" hòa thành một thể, âm dương điều hòa, khí huyết lưu thông, nguyên khí sung mãn, làm chậm quá trình lão hóa, giúp con người sống lâu, sống khỏe, duy trì và kéo dài thêm "sức xuân". Trong đó, phải kể đến các phương pháp có công năng "hồi xuân" độc đáo như Nội dưỡng công, Cường tráng công, Cố tinh công, Hồi xuân công, Bảo kiện công, Tráng lưng kiện thận công... Dưới đây, xin được giới thiệu cùng độc giả 3 công pháp "hồi xuân" điển hình.

    Hồi xuân công

    Hồi xuân công là phương pháp luyện khí công độc đáo nhất của môn phái Hoa Sơn (Trung Quốc) có lịch sử tồn tại cả vài nghìn năm. Công pháp này có tác dụng làm lưu thông kinh mạch, điều hòa khí huyết, nâng cao năng lực hoạt động của các tạng phủ, trong đó đặc biệt là hai tạng can và thận, những tạng phủ có liên quan mật thiết đến hệ thống nội tiết trong cơ thể theo y học hiện đại. Phương pháp luyện tập như sau:

    + Tư thế: Thường chọn tư thế đứng thẳng người, hai bàn chân dang rộng bằng khoảng cách hai vai, hai tay buông thẳng theo thân người, hai vai hạ thấp, toàn thân thả lỏng. Mắt nhìn thẳng về phía trước, miệng khép, hàm thả lỏng, lưỡi cong lên chạm vào lợi hàm răng trên. Thở nhẹ nhàng và điều hòa, tâm trí lạc quan và tập trung vào việc tập luyện.

    + Thực hành động tác: Thở ra cho hết rồi nhẹ nhàng hít vào, đồng thời từ từ đưa thẳng hai tay ra phía trước cho tới khi ngang tầm vai, lòng bàn tay úp xuống. Khi bắt đầu thở ra thì khuỵu đầu gối xuống trong khi vẫn giữ thân người thẳng, đồng thời từ từ hạ hai tay xuống buông lỏng tự nhiên theo thân người rồi lại tiếp tục đưa cánh tay về phía sau hết cỡ. Chú ý thả lỏng toàn thân và đầu gối khuỵu xuống chỉ bằng 1/3 khoảng cách tính từ khi đầu gối thẳng đến khi gập hẳn trong tư thế ngồi xổm. Khi khuỵu đầu gối xuống và đưa đầu gối trở về vị trí ban đầu, thân người phải nhịp nhàng trong động tác quả lắc lên xuống, bàn chân phải bám sát mặt đất ở tư thế đứng vững, vai để tự nhiên, không nhô hoặc so vai. Động tác khuỵu gối và đưa gối trở về vị trí ban đầu cần làm hết sức thong thả, nhịp nhàng với hơi thở, không vội vã hấp tấp. Sức nặng của thân người phải dồn vào gót chân để giữ cho lưng được thẳng khi đầu gối khuỵu xuống. Đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên sẽ kích thích tiết nhiều nước bọt, nên giữ nước miếng đầy miệng thì nuốt, không nhổ đi và đây là thứ dịch rất có lợi cho sức khỏe.

    Thời gian đầu, làm nhanh hay chậm là tùy thuộc vào hơi thở. Dần dần hơi thở dài ra thì động tác tiến hành chậm lại. Hết sức chú tâm theo dõi hơi thở và đếm mỗi lần khuỵu đầu gối. Chú ý cần thở bằng bụng, khi hít vào bụng phình ra và khi thở ra bụng thót lại. Đây là động tác có tác dụng bồi bổ chân khí. Sau khi tập chừng 3 - 4 tháng, kỹ năng thở bằng bụng đã thuần thục thì không cần theo dõi hơi thở nữa mà tâm trí cần tập trung vào đan điền. Người trưởng thành, khi mới tập chỉ cần làm vài chục lần, mỗi tuần tăng thêm năm, bảy lượt cho đến khi làm đủ 164 lần. Mỗi ngày nên tiến hành 2 lần vào buổi sáng khi mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

    Cố tinh công

    Cố tinh công có nhiều cách thức khác nhau, trong đó có một phương pháp rất phổ thông, dễ tập có tên gọi là thổ nạp cố tinh pháp. Công pháp này có tác dụng bổ thận cố tinh, tăng cường sinh lực giúp cho người tập có thể duy trì "sức xuân" và kéo dài tuổi thọ, phòng và chữa các chứng bệnh như hoạt tinh, mộng tinh, di tinh, phụ nữ bị âm lãnh... Phương pháp luyện tập như sau:

    + Tư thế: Chọn tư thế đứng tự nhiên, toàn thân thả lỏng thoải mái, tâm trí yên tĩnh thư thái, tập trung sự chú ý vào bài tập.

    + Thực hành động tác: Hít vào nhẹ nhàng và từ từ bằng đường mũi, bụng phình ra cho đến khi cảm thấy đầy ở ổ bụng thì nín thở trong giây lát rồi từ từ thở ra cho thật hết. Tiếp tục tập lần thứ hai, dùng ý niệm dẫn khí nhập vào đan điền (đây là vị trí tương ứng với huyệt khí hải, nằm ở trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn 1,5 thốn đồng thân. Khi luyện tập chỉ cần tưởng tượng đan điền là một vùng tròn to hay một quả cầu bé nằm ở giữa vùng bụng dưới. Theo y học cổ truyền, đan điền là "sinh khí chi hải" (biển của sinh khí) có vai trò rất quan trọng trong nhân thể). Tập liền từ 3 - 5 lần. Chú ý không nên nín thở quá lâu, tránh vội vàng nôn nóng trong khi tập luyện, khi có những biểu hiện bất thường thì cần điều chỉnh lại số lần và cách thức tập luyện.


    Tráng lưng kiện thận công

    Đây là phương pháp tập luyện kết hợp những tinh hoa của một số công pháp cổ với những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn hiện đại, có công dụng bổ thận, tăng cường sinh lực, phòng chống tích cực các bệnh lý do thận hư, đặc biệt là chứng "yêu thống" (đau lưng).

    + Tư thế: Sáng sớm, khi thức giấc, cởi bỏ bớt và nới rộng quần áo, ngồi bằng, hai bàn tay đặt trên đùi, các ngón tay xòe ra, hai chân song song mở rộng bằng vai, miệng khép tự nhiên, lưỡi chạm hàm ếch, mắt nhắm hờ, tư tưởng tập trung vào huyệt bách hội (là điểm giao nhau giữa đường trục giữa cơ thể và đường nối đỉnh hai vành tai) và hội âm (nằm ở phía trước hậu môn), toàn thân thả lỏng, tâm trí yên tĩnh thư thái.

    + Thực hành động tác: Trước hết, tay trái đặt lên huyệt thần khuyết (chính giữ rốn), tay phải đặt trên huyệt mệnh môn (nằm ở chính giữa cột sống, ngay dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 3). Chân phải đặt bên mũi chân trái, hai chân so le, mũi chân phải hướng ra ngoài và đối lập với mũi chân trái. Tay trái từ trong hướng ra ngoài và và xoay sang trái, đồng thời xoay tay phải, sau đó đổi tay, từ ngoài vào trong. Cùng lúc đó đồng thời xoay chân phải, khi hai tay sát nhau thì hai chân cũng sát nhau. Tiếp đó, dùng tay phải xoa vùng bụng trên rốn theo chiều kim đồng hồ rồi xát xuống giữa xương mu, sau đó đổi sang làm bằng tay trái. Dùng lòng hai lòng bàn tay, một đặt trên rốn và một đặt trên huyệt mệnh môn rồi xoay một vòng, dùng ý thả lỏng toàn thân từ đầu đến chân.

    Xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên rồi đặt hai tay lên hai bên má, ngón út ở cạnh sống mũi rồi xoa từ dưới lên trên đến huyệt ấn đường (điểm giữa đường nối bờ trong hai lông mày), làm 3 lần như vậy. Hai ngón tay giữa đặt ở sơn căn, xoa nhẹ tới ấn đường, qua thái dương rồi trở về sơn căn. Tiếp đó, xát hai bên sống mũi rồi dùng ngón tay giữa xoa từ nhân trung (điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh nhân trung) đến hai bên cạnh khoé miệng, làm 3 lần như vậy. Mỗi lần tập từ 10 - 20 phút, mỗi ngày 2 lần.
     

Chia sẻ trang này