Loading...

Trí kinh 7 (bản word)

Thảo luận trong 'Phần kinh thư' bắt đầu bởi admin, 28/10/21.

  1. admin

    admin Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    26/11/16
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28

    TRÍ KINH THIÊN ĐẠO 7

    BÌNH GIẢNG VỀ HỌC THUYẾT ĐẠI ĐỒNG THÁNH ĐỨC
    MỞ RỘNG NHẬN THỨC- HƯỚNG DẪN HÀNH ĐỘNG
    CÁCH MẠNG THÁNH ĐỨC
    CƠ CẤU CHÍNH TRỊ XÃ HỘI THÁNH ĐỨC
    Điều 1: Thế giới thuộc Vũ trụ, loài người là con Thượng đế. Vua Cha sinh ra tự nhiên, trái đất, con người. Vậy trái đất, hạ giới, con người thuộc về và của Vua Cha Thượng đế vĩ đại. Mọi việc phải được Thượng đế cho phép và lãnh đạo. Thượng đế lãnh đạo trái đất thông qua Thiên Hội và Giáo Hội Thiên đạo.
    Giảng: Trước kia, loài người còn mông muội, nhận thức về Thượng đế còn hạn hẹp, quan niệm về Đấng Tự Nhiên thường mô phỏng bí hiểm hoặc đầy bí nhiệm, có gì đó mù mờ và kinh sợ tự nhiên như thờ Mặt Trời, Thần Mây, Mưa, Gió... Nhưng họ chưa thể biết có Đấng Tối cao sinh ra toàn bộ vũ trụ, thiết kế và tạo ra con người cùng muôn vật từ đất đai sông núi đến mọi thứ gọi là vật chất, tất cả do Đấng Sáng tạo Tối cao tạo ra. Đặc biệt Người đã sáng tạo ra loài người trên cơ sở biến tính của thân thể mình, có đặc tính của thân mạng mình. Nên loài người là con Thượng đế. Tất cả mọi thứ đều là của Thượng đế, nuôi nấng, sinh ra và cho sinh diệt. Đến thời kỳ Thánh Đức này thì nhân loại tiến hóa trở lại thời Thánh Đức Thượng Ngươn cao hơn, trong chế độ Đại Đồng đã có nhận thức cao hơn thì cần phải biết tất cả đều thuộc về Thượng đế sinh ra và tổ chức. Nên trong thời đại này, mọi việc phải được Thượng đế cho phép.
    Thượng đế lãnh đạo trái đất thông qua Thiên Hội, tức Triều Đình trái đất do Quốc Vương Tối cao của Địa cầu lãnh đạo và thông qua Giáo Hội Thiên Đạo, cơ quan tổ chức Chính phủ Thánh Đức do Quốc Vương Thánh Đức lãnh đạo. Chúng ta cần tuân theo Thiên đình, Chính Phủ của Vũ trụ do Thượng đế quản lý, cứ hiểu đơn giản như thế. Trái đất này là một hành tinh trong hàng tỷ hành tinh trong vũ trụ, nên Vua Địa cầu cũng là một Thiên Vương như các hành tinh khác và Ngôi Thiên Vương đó chính là Quốc Vương Tối cao hay Thiên Chủ cùng Triều đình trái đất, Quốc Vương Thánh Đức là người lãnh đạo Chính Phủ Toàn cầu Thánh Đức không phải là ngôi tối cao tại trái đất. Quốc Vương Thánh Đức kiêm Giáo Hoàng Thiên Đạo khi Đạo trị thế thì là con của Thiên Chủ Ngôi Hai. Triều đình trái đất do các thực thể tâm linh và xã hội bí mật tổ chức, không công khai, còn Quốc Vương Thánh Đức đại diện cho triều đình trái đất là Tổng Thống Thánh Đức, có thể gọi là Quốc Vương Thánh Đức nhưng chỉ làm trong 9 năm phải thay Tổng thống này.
    Điều 2: Lập Thánh Đức Đại Đồng trong lịch sử tiếp theo của loài người. Toàn thế giới giao cho Quốc Vương Thiên Tử- Giáo hoàng Thiên Đạo lãnh đạo, hợp nhất thành “Nhà nước Thánh Đức Hoàn cầu” Đại Đồng- Đại Thiện- Đại Mỹ- Đại Linh, chia thế giới thành 18 quốc gia (khu vực) trong Vương quốc Thánh Đức hoàn cầu, đứng đầu các quốc gia là các Quốc trưởng. Các quốc gia tuân phục Quốc Vương, phục tùng mệnh lệnh Quốc Vương Thánh Đức và Thiên Chủ trên cao.
    Giảng: Lập Thánh Đức Đại Đồng trong lịch sử tiếp theo của loài người là lập Thánh Đức trong Thế kỷ 21 và các thời gian tiếp theo. Thời gian dự tính cho thời đại này khoảng 700.000 năm cho đến hàng triệu năm liên tiếp, tùy theo nguyên khí trái đất lúc đó có thể tạo lập hoặc làm mới chứ không có kế hoạch đưa nhân loại trở về thời kỳ Chủ nghĩa Đế quốc và Tư bản như cũ.
    Quốc Vương Thiên Tử- Giáo hoàng Thiên Đạo lãnh đạo là Tổng Thống Hoàn cầu. Toàn thế giới thành một nhà nước Thánh Đức Hoàn cầu theo tiêu chí đạo đức và xã hội là: Đại Đồng, tổ chức xã hội kiểu đại đồng Cộng sản; Đại Thiện, tức là một xã hội thiện lành, có con người hiền hậu, các tiêu chí xã hội phục vụ sự tiến bộ và chân chính trong sáng của con người; xã hội không có tệ nạn, không có đói nghèo đau khổ bất công và các sự ác sự khốn nạn.... Đại Mỹ- rất cao đẹp, trong sạch, là một thiên đường hạnh phúc; Đại Linh là xã hội có nền tâm linh cao đẹp và trong sáng, con người có nhận thức tâm linh đúng đắn, không mê tín dị đoan, tà vạy, tất cả hợp lòng Thượng đế và các nguyên lý của cõi vô hình.
    Điều 3: Quốc Vương do Thượng đế lựa chọn, đặt tên hiệu và chức thánh, có dấu ấn Thiên đình, khi giáng sinh được nuôi dạy, chọn lựa trở thành Quốc Vương Thiên tử; là người thay mặt Thượng đế lãnh đạo loài người, có nhiệm vụ phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh, chỉ huấn của Vua Cha vĩ đại, của Thiên Hội, Giáo Hội; mọi việc quan trọng phải xin ý kiến của Vua Cha. Tên riêng đặt riêng. Tên Hiệu: Thiên Tôn I, II, III… đến vô cùng, luân sinh qua các kiếp, trực tiếp lãnh đạo loài người.
    Giảng: Quốc Vương Thánh Đức là con trai của Thiên Chủ giáng sinh đều do Thượng đế lựa chọn linh căn cho đầu thai chuẩn bị từ trên cao. Tên hiệu là do Thiên Chủ đặt, chức Thánh là do Giáo Hội đặt; dấu ấn Thiên đình trên người bản mệnh, dùng thần thông sẽ biết ấn dấu chính xác chống mạo phạm; ngoài ra khi bổ nhiệm đều có Sắc Lệnh của Thiên đình bổ nhiệm cho làm việc thông qua thông linh. Quốc Vương Thánh Đức phải phục tùng tuyệt đối Vua Cha Thượng đế trên Thiên đình, Thiên Hội, tức Triều đình Địa cầu do Quốc Vương Tối cao lãnh đạo và tập thể Giáo Hội.
    Tên hiệu thì lấy tên riêng cộng với Thiên Tôn đời thứ mấy....
    Điều 4: Quốc Vương Thiên tử chọn lọc quần Tiên giáng sinh để bổ nhiệm nhân tài ở các giai đoạn lịch sử. Quốc Vương chọn lọc và bổ nhiệm các Quốc trưởng sau khi tuân theo chỉ lệnh và ý kiến của Vua Cha.
    Giảng: Điều này qui định chi tiết ở phần sau. Quần Tiên chọn lọc theo lệnh Thượng đế sẽ giáng sinh để làm cán bộ chấn hưng cho Thánh Đức trong mọi thời kỳ. Họ sẽ là các nhân tài rường cột cho Thánh Đức. Khi thi nhân tài, bổ nhiệm cấp Quốc Trưởng của một Đại Quốc, 72 Đại Quốc Thánh Đức trở lên thì phải làm tấu sớ báo cáo Thiên Đình và thông qua Thiên Chủ.
    Điều 5: Thiên Quốc đặt tại nước nào thì nước đó gọi là Đại quốc Thánh Địa. (Quốc Vương và Thiên triều ngự tại Thánh địa (ở một khu vực riêng, là Thủ đô của Vương quốc Hoàn cầu).
    Điều 6: Quốc Vương có quyền lập Hội đồng Tối cao, Hội đồng Giám sát Tối cao (Hội đồng Nguyên Lão) sau khi được Cha cho phép và đồng ý. Giáo Hội Thiên Đạo nắm quyền hợp nhất hai Hội đồng này vào thành chính thể Thánh Đức khi lập Nhà nước Hoàn cầu.
    Giảng: Quốc Vương Thánh Đức có quyền tổ chức ra Hội đồng Thánh Đức Tối cao, Hội đồng Giám sát Tối cao (Hội đồng Nguyên Lão) sau khi thi nhân tài, bổ nhiệm vào hai Hội đồng Mới này. Trước khi đó, phải lập báo cáo Dự kiến và trình lên Triều đình Địa cầu, tức Thiên Hội và báo tấu lên Thượng đế. Thiên Chủ cũng duyệt tất cả các kế hoạch này và tham vấn bổ nhiệm cán bộ, đồng thời cũng phải báo cáo Thiên đình.
    Giáo Hội Thiên Đạo nắm quyền hợp nhất hai Hội đồng này vào thành chính thể Thánh Đức khi lập Nhà nước Hoàn cầu. Ý này là khi chưa thành lập được Thánh Đức toàn cầu thì Thiên Đạo vẫn tổ chức Giáo Hội, vẫn tổ chức Hai Hội đồng này, nhưng khi Đạo cầm quyền thì Hai Hội đồng này phải nắm chính quyền, trong đó Hội đồng Thánh Đức Tối cao chính là Chính phủ Hoàn cầu.
    Điều 7. Nhà nước Thánh Đức Toàn cầu chia làm 4 cấp:
    - Trung ương Thiên tử Quốc Vương toàn cầu và Hội đồng Thánh Đức Tối cao.
    - Các Quốc trưởng, các quốc gia và Hội đồng Thánh Đức chấp chính quốc gia đó.
    - Khu Tự trị và Hội đồng Tự trị tại các quốc gia.
    - Các công xã nhân dân Thánh Đức và Hội đồng quản lý.
    Quốc Vương trực tiếp bổ nhiệm cán bộ trong các cuộc thi Nhân tài đến cấp Khu Tự trị.
    Công tác bổ nhiệm cán bộ, sử dụng nhân tài theo qui định của Luật Thiên Đạo.
    Riêng Công xã Nhân dân lập Hội đồng quản lý gồm 9 người, do dân bầu, trong nhiệm kỳ 9 năm. Dưới Hội đồng quản lý có các cơ quan giúp việc nhưng nhân sự không quá 18 người. Hội đồng quản lý chỉ lập 1 lần. Chưởng quản Khu Tự trị ra nghị quyết công nhận Hội đồng này, sau khi dân bầu.
    Giảng: Điều khoản này đã giảng và qui định kỹ trong Luật Thiên Đạo, Luật Đại Đồng và tham khảo thêm bên Nội qui Thánh Đức Hội Toàn cầu.
    Điều 8. Dưới các quốc gia lập 4 cơ quan chuyên trách do Quốc trưởng đứng đầu, gọi là Hội đồng Chấp chính Thánh Đức. Quốc trưởng không có quyền bổ nhiệm những người đứng đầu các Hội đồng này mà chỉ cáo tấu trình lên Quốc Vương khi cần, thông qua Hội đồng Nhân sự.
    Giảng: Dưới cấp Quốc gia là 72 Đại Quốc Thánh Đức lập chính phủ của quốc gia mình gọi là Hội Đồng Chấp Chính Thánh Đức. Tại sao không gọi là chính phủ là vì ở cấp trên chính là cấp Khu Vực đã tổ chức chính phủ Khu vực; về nguyên lý tổ chức, Hoàn cầu có 18 chính phủ Khu Vực và 72 chính phủ chấp chính của Quốc Gia. Dưới là các Khu Tự trị thành viên.
    Quốc trưởng không có quyền bổ nhiệm những người đứng đầu các Hội đồng này, chỉ cáo tấu trình lên Quốc Vương khi cần, thông qua Hội đồng Nhân sự. Tất cả những người đứng đầu các Hội đồng này đều lấy từ cuộc thi Nhân tài cấp Hoàn cầu, để bổ nhiệm xuống dưới hoặc lấy từ cuộc thi tại Khu vực còn dư; Quốc trưởng không có quyền bổ nhiệm mà do Khu Vực Thánh Đức bổ nhiệm và chỉ báo tấu lên Quốc Vương Thánh Đức khi cần thiết, có nghĩa Quốc Vương không bổ nhiệm đến cán bộ cấp Hành chính của Quốc Gia.
    Điều 9. Cơ cấu các quốc gia Tự trị trong Thánh Đức.
    Thánh Đức lập 18 khu vực thành viên trong Nhà nước Hoàn cầu. Các quốc gia lập Khu tự trị, dưới Khu Tự trị là các Công xã Nhân dân. Công xã Nhân dân chia thành các đội, nhóm; các đội nhóm do dân bầu lên là đội trưởng, làm không quá 2 năm và không lặp lại. Quốc gia có thể đặt ra luật riêng nhưng phải trên cơ sở tôn trọng và chấp hành, thực hiện nghiêm chỉnh vô điều kiện luật Thánh Đức và luật Thiên Đạo.
    Khu Tự Trị như một nhà nước thu nhỏ. Khu Tự Trị lập kế hoạch và tổ chức đời sống cho dân khu vực tự trị đó một cách chủ động, tự giác và tích cực. Kế hoạch được lập và báo cáo cho Quốc Vương, Quốc trưởng biết, được chỉ đạo và chỉ lệnh nếu cần. Khu Tự trị bình đẳng và liên kết với nhau trong quan hệ sản xuất kinh tế, trực tiếp trao đổi các sản phẩm cho nhau để cùng phát triển.
    Giảng: Thánh Đức lập 18 khu vực thành viên trong Nhà nước Hoàn cầu. Các quốc gia lập Khu tự trị, dưới Khu Tự trị là các Công xã Nhân dân. Điều này qui định chi tiết đã rõ. 18 Khu vực Thánh Đức, rồi thành 72 Đại Quốc hay là Quốc gia Thánh Đức, rồi dưới thành lập các Khu Tự trị, dưới Khu Tự trị là các Công xã nhân dân.
    Công xã Nhân dân chia thành các đội, nhóm; các đội nhóm do dân bầu lên là đội trưởng, làm không quá 2 năm và không lặp lại. Công xã nhân dân như một Hợp tác xã kiểu Việt Nam, nhưng to lớn hơn nhiều, có khi đến cấp Huyện như hiện nay. Công xã chia thành các Đội Hợp Tác cấp Hợp Tác xã cấp xã rồi Đội Hợp tác thành các Nhóm Gia đình Thánh Đức. Các đội nhóm trưởng này do dân chúng ở đó bầu lên và làm không quá 2 năm, không lặp lại. Có nghĩa là chỉ làm duy nhất một lần trong đời để tránh phát sinh nạn ô dù chạy chọt và phân chia tầng lớp giai cấp.
    Quốc gia có thể đặt ra luật riêng, nhưng phải trên cơ sở tôn trọng và chấp hành, thực hiện nghiêm chỉnh vô điều kiện luật Thánh Đức và luật Thiên Đạo. Luật pháp quốc gia riêng bảo đảm tính đa dạng và phù hợp với điều kiện tồn tại, phát triển, địa lý và văn hóa phong tục địa phương trên cơ sở nối dài và mở rộng, cũng như chấp hành Hiến Pháp Thánh Đức, tức Luật Thiên Đạo và Luật Thánh Đức. Đây là 2 bộ luật Gốc, coi như là Hiến Pháp Thánh Đức. Luật Đại Đồng không là Hiến Pháp mà chỉ là bộ qui chế hướng dẫn mở rộng của Luật Thánh Đức. Cả Luật Thánh Đức cộng với Luật Đại Đồng thành Học thuyết Đại Đồng.
    Khu Tự Trị như một nhà nước thu nhỏ. Khu Tự Trị lập kế hoạch và tổ chức đời sống cho dân khu vực tự trị đó một cách chủ động, tự giác và tích cực. Nhà nước thu nhỏ giống như cấp tỉnh thành, nhưng chủ động hơn. Hoàn toàn chủ động trong chính sách chiến lược và hoạch định kinh tế, tính chất tự trị nhiều hơn và hoàn toàn độc lập về các việc hạch toán các phương án kinh tế, các cách điều tiết kinh tế nội bộ. Cơ cấu chính quyền được dân bầu được cấp trên công nhận; lập các kế hoạch đời sống có tính chất độc lập riêng và thường không phụ thuộc vào các kế hoạch cấp Khu Vực. Đôi khi cần tuân theo chương trình cấp trên nhưng tính chất chủ động và độc lập rất cao.
    Kế hoạch được lập và báo cáo cho Quốc Vương, Quốc trưởng biết, chỉ đạo và chỉ lệnh nếu cần. Tất nhiên cấp trên phải biết cấp dưới làm gì, giả dụ cấp dưới có kế hoạch tốt rồi thì không cần cho ý kiến nữa, nhưng nếu kế hoạch đó không tốt, không hợp lý, có thể ảnh hưởng đến tồn tại và quan hệ kinh tế trong Khu vực thì cấp trên phải có ý kiến điều chỉnh, giúp đỡ hoàn thiện. Vả lại cấp dưới thì có thể trình độ không cao và không bao quát bằng cấp trên, nên các kế hoạch lớn có thể tham gia ý kiến của cấp trên. Điều này qui định sự không bắt buộc phải phê chuẩn kế hoạch, nhưng phải báo cáo. Nó nói lên tính chất chủ động và độc lập rất cao của Khu Tự trị, khác xa các loại chính quyền trước đây.
    Ta hình dung Khu Tự trị như một Bang của nước Mỹ hay là các Khu Tự trị của Trung Quốc (Bang nước Mỹ có luật pháp riêng, các kế hoạch riêng…). Chỉ mỗi khác là nó là cách thức nhà nước Tư bản.
    Khu Tự trị bình đẳng và liên kết với nhau trong quan hệ sản xuất kinh tế, trực tiếp trao đổi các sản phẩm cho nhau để cùng phát triển. Đây là quan điểm quan trọng chính yếu của nguyên lý tự trị và kinh tế đại đồng. Chúng ta chú ý tính chất quan trọng của Kinh tế hàng hóa kiểu Thánh Đức, Tức chúng ta thực hiện chế độ Cộng sản nhưng không lặp lại kiểu quan liêu bao cấp hay kinh tế kế hoạch của toàn khối nhà nước như thời Cộng sản ở Việt Nam hay Liên Xô, tất cả nhà nước bao cấp lập theo kế hoạch, địa phương không hề chủ động và không có tính chất tự trị. Ở đây khác, các nhà nước thu nhỏ đến cấp Công xã không bao giờ là hình thức cứng nhắc mà luôn chủ động, lập các kế hoạch riêng mình và trao đổi sản phẩm giữa các công xã với nhau. Về nguyên lý đã biến các Công xã này thành các Công Ty Nhân Dân- một khái niệm- để chủ động cho phát triển các dòng chảy hàng hóa thông suốt mà không được bế quan tỏa cảng như thời đại bao cấp của các nước XHCN trước đây. Như vậy, có thể khẳng định một cách khéo léo thì đó là hình thức kinh tế hàng hóa thị trường kiểu Thánh Đức, tức là vẫn có sản xuất hàng hóa để trao đổi, có thị trường chung riêng, nhưng không hình thành thị trường tự do kiểu Tư bản. Đây là điểm mới hoàn toàn, điểm sáng tạo quan trọng trong HỌC THUYẾT KINH TẾ THÁNH ĐỨC. Nó bảo đảm an ninh kinh tế và sự no ấm, sự sống động của nền kinh tế Thánh Đức. Thánh Đức phát triển cao sẽ đến lúc một Công xã làm ra tất cả mọi vật chất đáp ứng mọi nhu cầu của nhân dân công xã của mình thì đó là thời đại Hoàng Kim của cực lạc sung sướng. Lúc đó công xã không cần trao đổi hàng hóa với nhau nữa mà làm đến đâu hưởng đến đó, an ổn và an lạc. Đó là lúc nhân dân nhàn nhã và sung sướng nhất.
    Điều 10. Các Công xã thực hiện chế độ tự quản, liên hệ, hỗ trợ nhau trong phạm vi khu vực tự trị. Mọi liên hệ quan hệ khác ngoài khu tự trị thông qua cơ quan chuyên trách của Hội đồng Khu Tự trị. Hội đồng này có nhiệm vụ đại diện và giải quyết việc liên hệ với các Khu Tự Trị khác.
    Giảng: Các Công xã cũng có tính chất độc lập và tự trị, tự quản cao độ, thậm chí có Hương ước riêng, Luật riêng của mình. Giống như trong các Làng của Việt Nam đều có tính chất độc lập, khép kín và tự chủ từ lâu, vốn là loại hình quản lý thời Công xã Nguyên thủy còn lưu lại; làng có Hương ước riêng nằm trong tổng thể chính quyền xã huyện nhưng tính chất độc lập rất cao. Các công xã Thánh Đức thì to hơn Hợp Tác xã Nông nghiệp Việt Nam nhiều lần, vậy chính quyền ở đây cũng rất độc lập, tự quản và có tính chủ động hoàn toàn trong hoạch định các chính sách xã hội.
    Điều 11. Các Quốc Trưởng và các thành viên của các Hội đồng, từ Hội đồng Thánh Đức Tối cao đến các Công xã tại nhiệm không quá 9 năm và không lặp lại.
    Đội trưởng tại Công xã không quá 2 năm.
    Nếu kẻ nào tham quyền cố vị, tìm cách chống Thiên luật sẽ bị trừng trị. Các Hội đồng không lặp bầu và lặp lại.
    Giảng: Qui định này rất quan trọng. Chúng ta cần nhớ chế độ nào cũng có kiểu đào tạo cán bộ để sử dụng lâu dài, hình thành nên lớp cán bộ, quan chức lâu dài cả đời làm cán bộ, từ đó hình thành nên cách chạy chọt thi thố, mua bán quan chức, bổng lộc; cửa quyền, nhũng nhiễu, tham ô; nạn ô dù, nạn thi bằng cấp giả, thi láo học láo; rồi mua quan bán tước cho đến làm loạn đấu đá nghị trường, tranh dành ngôi vị giữa các đảng phái, tôn giáo; rồi thoán đoạt ngôi vua chúa, gây cảnh thảm trong quốc chiến, nội chiến… tất cả tạo ra cái gọi là phân hóa giai cấp.
    Thời Thánh Đức triệt để xóa bỏ giai cấp, tầng lớp, trừ Ngôi Thiên Tử- Ngôi Hai là Thiên Chủ Vua Địa cầu để lâu dài, còn đến Tổng Thống Thánh Đức (tức Quốc Vương Thánh Đức) cũng chỉ làm cán bộ đúng 9 năm rồi nghỉ vĩnh viễn. Trước đó chưa từng làm cán bộ, chỉ khi thi Nhân tài mới được tuyển lên; Tổng Thống có thể rất trẻ, ngoài hai mươi tuổi. Các chức vụ khác cũng thế, cho đến cấp Đội trưởng ở Công xã là 2 năm, không lặp lại. Nên ai ai cũng có cơ hội làm cán bộ một lần trong đời, không sợ bị cán bộ đì nén, không thể mua bán chức tước vì thi Nhân tài cực kỳ nghiêm túc và dùng cả thần thông để kiểm soát nên không thể gian lận được. Kẻ gian lận sẽ bị Thiên chủ hoặc quân Thiên binh giết chết.
    Tất cả những kẻ tham quyền cố vị đều bị trừng phạt. Đặc biệt là người trước làm cán bộ không được đưa con cháu mình vào chức vụ thay thế (có qui định trong Luật Thiên Đạo). Nên nạn ô dù, cục bộ bản vị, nạn con ông cháu cha, gây phân hóa xã hội, giai cấp sẽ bị diệt trừ, mang lại hạnh phúc và công bình cho xã hội vĩ đại nhất của Nhân loại.
    Điều 12. Công tác nhân sự Quốc vương:
    - Lập Quốc Vương theo chỉ lệnh của Vua Cha Thượng đế.
    - Khi Quốc Vương chết, Thượng đế lập Quốc Vương mới thông qua chọn lọc và lệnh cho Hội đồng Thánh Đức Tối cao chọn thi Nhân tài hoặc chọn lựa.
    - Khi chưa lập được Quốc Vương mới, giao tạm quyền cho Hội đồng Tâm Linh Tối cao nhưng không có người đại diện thay thế. Hội đồng Tâm Linh Tối cao tổ chức họp bàn và chủ trì các cuộc họp trong Hội đồng Thánh Đức Tối cao. Biểu quyết tập trung dân chủ.
    Mọi kẻ lạm quyền tranh đoạt, mưu phản luật đều bị trừng trị tội khinh Luật.
    Giảng: Trong Luật Triều đình- Thiên Hội rồi Luật Thiên Đạo cũng qui định kỹ lưỡng về việc tuyển chọn Quốc Vương Thánh Đức. Ở đây nói thêm: Lập Quốc Vương theo lệnh của Thượng đế, tức là nếu muốn lập mới phải báo cáo lên Thiên đình, nếu muốn phế truất cũng phải báo cáo Thiên đình. Khi Quốc Vương chết, Thiên đình sẽ hướng dẫn Thiên Hội và Giáo Hội chọn lọc Nhân tài, có thể tổ chức thi nhân tài ở cấp Khu vực đến lượt lên ngôi quản trị theo thứ tự, sau đó chọn được nhân tài rồi sẽ báo tấu lên Thiên đình, triều đình Địa cầu.
    Khi chưa lập được Quốc Vương mới, giao tạm quyền cho Hội đồng Tâm Linh Tối cao, nhưng không có người đại diện thay thế. Hội đồng Tâm Linh Tối cao tổ chức họp bàn và chủ trì các cuộc họp trong Hội đồng Thánh Đức Tối cao. Biểu quyết tập trung dân chủ: Giao tạm quyền cho Hội đồng Tâm linh Tối cao, Hội đồng này toàn là người của Hội đồng Vương Mẫu của Thiên Chủ phái sang quản trị, có nghĩa là các Giáo Hoàng đều là con của Thiên Chủ. Khi Giáo Hoàng hay Quốc Vương Thánh Đức chết, phải lập Quốc Vương Mới thì quyền điều hành toàn bộ công việc Thánh Đức phải giao lại cho Hội đồng Tâm Linh Tối cao do triều đình Địa cầu quản lý. Như vậy còn có nghĩa, Triều đình phải quản lý Chính phủ Thánh Đức để chờ lập Tổng thống Mới (Quốc Vương Mới).

    KINH TẾ- XÃ HỘI THÁNH ĐỨC
    Điều 13. Thực hiện chế độ Đại đồng kinh tế: Đồng đẳng- Đồng đều- Đồng chí- Đồng quyền. Các dân tộc, quốc gia là anh em đoàn kết, có quyền ngang nhau trong Hội đồng Thánh Đức Tối cao, dưới sự lãnh đạo của Thiên Tử.
    Quốc vương, quốc gia có thu thuế các đối tượng kinh tế nào đó để nuôi quân đội và hỗ trợ dân cư nghèo, nhưng rất hạn chế, vì chỉ còn tính chất nửa nhà nước, nên hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô chỉ có tính chất định hướng chứ không điều tiết kinh tế tập trung; cơ chế tự chủ, tự trị tự cung tự cấp của các công xã, khu tự trị đã phá bỏ hệ thống quản trị kinh tế truyền thống, làm cho hệ thống nhà nước và chính quyền gọn nhẹ, không nhiều thành phần, không còn chính phủ mà chỉ còn tính chất đại diện và quản lý hành chính đơn giản.
    Giảng: Thực hiện chế độ Đại đồng kinh tế: Đồng đẳng- Đồng đều- Đồng chí- Đồng quyền.
    Đồng đẳng: Tức là bình đẳng, không có sự ép buộc quan hệ kinh tế với nhau mà như một thị trường tự lựa chọn cái mình thích, cái mình muốn. Không có chuyện nền kinh tế lớn đi thâu tóm và chỉ đạo nền kinh tế nhỏ hoặc lãnh đạo kẻ yếu kém hơn. Tính đồng đẳng còn là sự tiến hóa đồng đẳng sau này, tức tiến hóa ngang nhau trong trình độ kinh tế, địa phương giàu sẽ giúp địa phương nghèo đói mau phát triển bằng cách chuyển giao công nghệ và máy móc chính là để họ tự lo cho bản thân mình, đổi lấy thứ sản phẩm đơn giản hơn… cho đến khi trình độ phát triển dần lên. Tất nhiên tiến trình này là lâu dài, chứ không thể vài chục năm mà một nước nghèo lạc hậu tiến bằng nước văn minh được.
    Nhưng trong thời Thánh Đức, ngoài tiến hóa về trình độ văn minh xã hội còn là văn minh tư tưởng của tình thương và lòng bác ái, nên các nước hiện đại sẽ giúp đỡ các nước nghèo khổ nhanh hơn bằng trách nhiệm của mình.
    Đồng đều: Là sự bằng nhau, tiến hóa bằng nhau về lâu dài. Đồng đều còn là việc phân chia các lợi ích quan hệ kinh tế đồng đều nhau, tức là không có chuyện đổi chác mua bán lấy lời lãi như kiểu Tư bản mà quan hệ kinh tế rất sòng phẳng nhưng lại ngang giá trị, không lấy lãi lời hay lợi nhuận Tư bản.
    Đồng chí: Tất cả là đồng chí, tức cùng chí hướng, lý tưởng, đường lối là anh em Cộng sản Thánh Đức trong nhà với nhau; thương yêu, có trách nhiệm với nhau trong đời sống toàn cầu nói chung, trong Khu tự trị nói riêng; loại bỏ tính cơ hội thực dụng tham lam, ích kỷ cá nhân thu lợi lộc riêng của kiểu cách quan hệ thị trường tư nhân, Tư bản.
    Đồng quyền: Tất cả cùng quyền lợi như nhau, đồng thời có quyền ngang nhau, tiếng nói của nhau được tôn trọng, không phân biệt kẻ hèn kém người giàu sang. Trong nền chính trị Thánh Đức, trong Liên Hiệp các Quốc gia Thánh Đức (Liên Hiệp quốc mới) tất cả ngang quyền nhau, không có nước giàu chi phối nước nghèo. Tất cả các Khu vực là ngang nhau về quyền lực. Khi có tiếng nói của một Khu vực thì tất cả phải lắng nghe và nghiêm túc nghiên cứu; không có chuyện chi phối nước giàu đối với nước nghèo, khu đông dân giàu mạnh với nơi kém hơn. Các dân tộc, quốc gia là anh em đoàn kết, có quyền ngang nhau trong Hội đồng Thánh Đức Tối cao, dưới sự lãnh đạo của Thiên Tử.
    Quốc vương, quốc gia có thu thuế các đối tượng kinh tế nào đó để nuôi quân đội và hỗ trợ dân cư nghèo nhưng rất hạn chế. Ban đầu của sự phát triển cho đến lúc kinh tế chưa phát triển cao, xã hội còn cần các cơ quan hành chính sự nghiệp thì Quốc Vương và cấp Quốc gia còn phải thu thuế để nuôi quân đội, trang trải cho công tác hành chính và người không lao động là cán bộ các cấp- đây là đương nhiên; hỗ trợ các Khu vực nghèo đói, thiên tai… Nhưng hạn chế, lý do là Tại Khu Thánh Địa, tức chính phủ cũng cấp đất cho cán bộ tự chủ kinh tế tại đấy, tức cũng có nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con cán bộ tự sống đến cấp Quốc Vương cũng có khu riêng để sống nên không cần trả lương cho ông ta… Quân đội thì có Khu Gia binh cũng cấp đất tự túc sản xuất; nơi nghèo thì trường hợp cần thiết mới hỗ trợ, không thể hỗ trợ liên tục, phải để họ cố gắng làm ăn. Nên tính hạn chế là như thế.
    Vì chỉ còn tính chất nửa nhà nước, nên hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô chỉ có tính chất định hướng chứ không điều tiết kinh tế tập trung; cơ chế tự chủ, tự trị tự cung tự cấp của các công xã, khu tự trị đã phá bỏ hệ thống quản trị kinh tế truyền thống, làm cho hệ thống nhà nước và chính quyền gọn nhẹ, không nhiều thành phần, không còn chính phủ mà chỉ còn tính chất đại diện và quản lý hành chính đơn giản.
    Tại sao là tính chất nửa nhà nước? Lý luận của C.Mác cũng bàn về tính chất nửa nhà nước hay nhà nước tiêu vong khi tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản. Đây là nguyên lý hoàn toàn đúng, phát triển đến trình độ xã hội Cộng sản cao- cao hơn cấp Chủ nghĩa xã hội. Nhưng với Thánh Đức thì vẫn tổ chức Cộng sản Thánh Đức nửa nhà nước ngay khi quốc gia đó còn nghèo khổ. Đây là quan điểm sáng tạo của Luật Thánh Đức. Chúng ta cần nhớ hình thức công xã nguyên thủy cao, bắt đầu phân chia giai cấp thì bắt đầu hình thành nhà nước. Đến lúc đó thì tính tự trị của các làng bản, làng tự trị kiểu Việt Nam rất cao, cho đến thời phong kiến thì tính chất tự trị kiểu này tại các làng Việt Nam còn nguyên tính chất nửa nhà nước không phụ thuộc kinh tế xã hội bên ngoài; không phụ thuộc cơ cấu chính quyền bên ngoài- rất hạn chế- mà có hương ước làng riêng. Đến thế kỷ 20, sự phân hóa giai cấp trong các làng truyền thống này còn rất chậm. Trong các phum sóc bản kiểu dân tộc thì hầu như chưa phân hóa giai cấp mà tính tự trị rất cao, chính trị kiểu nhà nước hạn chế ở các cơ chế văn hóa này. Thời Thánh Đức, chúng ta dùng hình thức kinh tế Cộng sản ngay nên tránh phân hóa giai cấp đã đành mà khi tính tự trị nâng cao thì hình thái nhà nước sẽ trở thành nửa nhà nước, hay nhà nước thu nhỏ khép kín tại ngay các công xã.
    Hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô chỉ có tính chất định hướng chứ không điều tiết kinh tế tập trung. Vì tính chất tự trị cao nên nhà nước cấp Khu Vực chỉ còn định hướng thôi, không làm thay, không bao biện, không bao cấp nữa, không còn điều tiết kinh tế vĩ mô bằng các ngân hàng, các nhà máy và các kế hoạch sản xuất chung cho toàn xã hội. Khác xa Chủ nghĩa Tư bản và xã hội Tư bản là phải điều tiết kinh tế vĩ mô bằng giá lương tiền, bằng các chính sách xã hội như cung cầu, ngân hàng và các đòn bẩy kinh tế như lương, bảo hiểm xã hội, trái phiếu, lãi suất… nhằm cân bằng hay chỉnh đốn cung cầu của nền kinh tế. Vì không còn kinh tế thị trường kiểu nhà nước và cũng không còn kinh tế Tư bản nhà nước hay là kinh tế của Nhà nước Thánh Đức cũng đã hạn chế quản lý tập trung các nguồn lực, nên tính chất chỉ huy của nền kinh tế đã thay đổi, chuyển sang chế độ tự trị tự quản, tự trang trải và tự động chuyển dịch các nguồn lợi ích theo chế độ tự do trao đổi mậu dịch giữa các địa phương và các công xã theo tính chất tập thể chứ không phải là tính chất tư nhân.
    Điều 14. Sở hữu toàn dân, thực hiện chế độ Cộng sản.
    Tất cả tài sản, đất đai thuộc khái niệm Tư liệu sản xuất trên trái đất của Vương quốc là sở hữu toàn dân, của nhân dân, giao cho Quốc Vương quản lý, đại diện cao nhất cho quyền lợi của nhân dân. Quốc Vương không có quyền ban tặng, cho biếu hay sở hữu đất đai tài sản của nhân dân; Quốc Vương không phải như vua phong kiến xưa kia. Mọi quyết định phải tuân theo luật pháp, có văn bản quyết định. Nhà Vua giao đất đai, tài sản cho các Quốc Trưởng, cá nhân quản lý theo pháp luật và có thể thu lại theo pháp luật. Điều này tránh tình trạng tranh lợi danh, thâu tóm tài vật của vua quan, vì lợi ích ích kỷ bản thân mà quên đi lợi ích chân chính lâu dài của nhân dân.
    Để Thánh Đức tồn tại muôn năm thì điều luật này phải được thực thi tuyệt đối.
    Giảng: Điều này khá rõ rồi. Chế độ này không phải là chế độ phong kiến kiểu vua quan ngày xưa, muốn cho là cho, muốn cắt là cắt, mà chúng ta kết hợp cả hai kiểu dân chủ hiện nay và quân chủ ngày xưa. Vua giữ quyền lập pháp, Hội đồng Thánh Đức Tối cao giữ quyền hành pháp. Ngoài ra, triều đình thật sự tại trái đất là của Vua Địa cầu và Thiên Hội. Nên Quốc Vương không có quyền ban tặng, cho biếu hay sở hữu đất đai tài sản của nhân dân; Quốc Vương không phải như vua phong kiến xưa kia .
    Vua Địa cầu hay là Quốc Vương Tối cao quản trị MẬT TRỊ đối với trái đất và có toàn quyền quyết định mọi việc đối với toàn cõi trái đất, theo ý định riêng của mình- tuân theo luật Thiên Đình.
    Chế độ Cộng sản đối với loài người là một hình thức tuyệt đối chấp hành ý chỉ của Thượng đế Tối cao. Chế độ này trong tương lai phải xây dựng bằng được, tất cả các thế lực chống lại quyết định này phải bị loại bỏ dưới mọi.hình thức và biện pháp cần thiết.
    Đất đai, tài sản toàn mặt đất, tài nguyên khoáng sản, biển, nước biển… tất cả là của Nhà nước Thánh Đức, giao cho Quốc vương Thánh Đức quản lý; sau đó phân chia theo đúng 18 Khu vực Thánh Đức đã qui định- lâu dài, hàng trăm vạn năm không thay đổi. Các Khu Vực lại phân đất thành các Đại Quốc Gia và các Khu Tự trị rồi đến cấp công xã. Việc phân hợp các Khu Tự trị cho đến cấp Công xã là cho phép thay đổi, còn từ cấp Đại Quốc gia đến cấp Khu Vực là cấm thay đổi, vì đây là luật Thiên đình đã cắt đất phân chia giới tuyến năng lượng, ổn định cơ cấu năng lượng. Nếu tan rồi sẽ bắt hợp; kẻ làm tan rã phân hóa các Khu Vực Thánh Đức này sẽ bị trừng trị khủng khiếp. Quốc gia tấn công tiêu diệt lẫn nhau tranh dành ngôi đất của nhau, kẻ phi nghĩa sẽ bị tiêu diệt cả nước.
    Kiên quyết loại bỏ chế độ phong kiến trên bình diện xã hội loài người, để đơn giản là làm cho nền văn minh này bình đẳng, con người bình đẳng và nhân ái, hạnh phúc, không còn tranh đấu, tranh dành, vì các lợi ích ích kỷ của cá nhân, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân và các hình thức tư hữu bẩn thỉu.
    Điều 15. Cấm mua bán, đổi chác đất đai. Có thể cho mượn, nhờ trông coi, mượn người coi giữ trồng cấy, nhượng quyền sử dụng đất đai đó không quá 9 năm. Khi cần thay đổi người coi quản thì phải báo cáo lên cấp Khu Tự trị trở lên. Nhà nước giao đất đai, tài sản tư liệu sản xuất cho nhân dân các công xã tự trị, nhân dân được phân đất đai, tư liệu sản xuất, phải bảo vệ, giữ gìn đất đai đó trong 9 năm; sau 9 năm, làm khế ước giao đất, tư liệu lao động tiếp hoặc nhà nước thu lại. Công xã phải bảo đảm quyền có nơi ở và định cư lâu dài cho công dân, có nghĩa nơi công dân ở phải được kế ước giao đất đai đó lâu dài cho đến khi công dân đó từ trần, trừ trường hợp thay đổi nơi ở do nhiệm vụ, công việc.
    Để tránh tình trạng chạy chọt chọn lựa nơi tốt, nơi xấu thì khi giao đất tập thể, hoặc các tư liệu sản xuất khác, có thể sử dụng phương pháp bốc thăm để phân chia. Kẻ nào lợi dụng điều này, gây khó khăn, nhũng nhiễu nhân dân thì bị xử lý theo pháp luật.
    Giảng: Cấm mua bán, đổi chác đất đai. Có thể cho mượn, nhờ trông coi, mượn người coi giữ trồng cấy, nhượng quyền sử dụng đất đai đó không quá 9 năm. Khi cần thay đổi người coi quản thì phải báo cáo lên cấp Khu Tự trị trở lên.
    Vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, giao cho Nhà nước Thánh Đức Toàn cầu nói chung và Công xã nói riêng quản lý. Đã là tài sản công, giao tạm cho cá nhân hộ khẩu quản lý nên không có quyền đổi chác, mua bán. Đất đai không có thị trường, đồng thời xã hội cũng không còn thị trường hàng hóa, nhân lực kiểu Tư bản hay phong kiến.
    Có thể cho mượn, nhờ trông coi hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó- có khế ước văn bản rõ ràng- vì có thể không có nhu cầu sử dụng khi công xã cấp cho hoặc muốn hợp tác sản xuất thì cho chuyển nhượng nhưng không quá 9 năm. Đối với người không còn khả năng lao động, yếu sức khỏe, lười nhác không muốn lao động… hoặc đã chết thì công xã kiên quyết thu lại, không có chuyện chuyển sang cho con cháu, khi con cháu đã có đất riêng. Đồng thời cấm tuyệt đối chuyển đổi diện tích, tính chất sử dụng, ví dụ lấy đất sản xuất để làm nhà cửa hoặc chuyển đổi đồng ruộng thành ao nuôi cá khi chưa được phép.
    Công xã, Khu Tự trị phải qui hoạch lâu dài quỹ đất sản xuất, quỹ đất cho dân ở, quỹ đất các cơ quan hành chính, xí nghiệp, nhà máy; cần nghiên cứu và qui hoạch lâu dài, chiến lược đến hàng ngàn năm.
    Nhà nước giao đất đai, tài sản tư liệu sản xuất cho nhân dân các Công xã tự trị, nhân dân được phân đất đai, tư liệu sản xuất, phải bảo vệ, giữ gìn đất đai đó trong 9 năm; sau 9 năm, làm khế ước giao đất, tư liệu lao động tiếp hoặc nhà nước thu lại: Có nghĩa giao tài sản công cho Hộ, nhóm gia đình nhưng nếu như tư liệu lao động sau 9 năm nếu có điều kiện thay thế thì nên bỏ cũ đi thì hay hơn. Các tư liệu sản xuất và tài sản lớn như công xưởng, nhà máy, xí nghiệp có cơ chế quản lý chung, không thể giao cho Nhóm gia đình được. Còn đất đai sau 9 năm thì cân đối, chỉnh đốn nhân khẩu và phân chia lại, nếu dôi dư nhiều thì chia nhiều cho hộ gia đình, nếu nhân khẩu tăng lên thì tất nhiên quỹ đất phải chia nhỏ ra để cân bằng cho các nhân khẩu. Nếu nhân số tăng quá qui định 5000 người/ 1 Công xã chẳng hạn thì phải lập Công xã mới. Nếu chật chội quá, cư dân sinh trưởng nhiều, không gian chật hẹp thì phải di dân đến vùng khác thưa thớt để khai phá, nhưng không dồn dân lên đông quá, gây chật hẹp, khó khăn cho môi trường, khó phát triển lành mạnh. Trong thành phố theo dự kiến vẫn có đất trồng cấy cho dân thành phố, nếu có đất tại gia đình càng tốt để bảo đảm tính tự chủ hoàn toàn về lương thực thực phẩm. Thời Thánh Đức là thời kinh tế chủ động, khá khép kín nên giao thương đi lại ít, không có chuyện chạy chọt hàng hóa bán buôn nhiều, nên dân thành phố cũng phải tự túc lương thực; đồng thời nền kinh tế trải đều ở tất cả các địa phương về công nghệ, nhân lực, về trình độ phát triển, dân miền quê cũng có đủ sản phẩm của mình mà không cần lên thành phố để trao đổi, nên dòng nhân lực không chảy về thành phố, thành phố cũng không đông đúc phức tạp do có dân ngoại tỉnh lên hoặc không còn thị trường nhân lực lao động. Đường phố sẽ im ắng thanh tịnh, không láo nháo, không có các dòng xe cộ phức tạp. Ngoài ra, thành phố phải qui hoạch đưa khu công nghiệp, khu sản xuất, khu đào tạo… ra ngoài rìa thành phố để trong nội thành giữ đưiợc vẻ yên tĩnh. Thành phố sau giờ đi làm về, dân chúng thanh bình, tĩnh ổn, không còn cảnh láo nháo mua bán, chạy vượt, xe cộ tràn đầy đường. Đặc biệt, hạch toán dân thành phố không được đông quá 3 triệu người chẳng hạn, nếu lớn hơn sẽ di dân đến thành phố mới. Nhưng chúng tôi yêu cầu không mở rộng nhiều thành phố mà nên nông thôn hóa thành phố để mở mang không gian sống hợp tự nhiên. Các Công xã thực ra là một khu dân cư khá tập trung và trung tâm là một thành phố hay đô thị loại nhỏ, các khu dân cư quây xung quanh, yên tĩnh, thanh sạch, đầy bóng cây và đồng ruộng phì nhiêu, đất đai màu mỡ, các đường ra ruộng đều đổ gạch hay bê tông; các con sông thì lát đá, xây các công viên, khu nghỉ ngơi bên cạnh các con sông. Nên đi bằng xe điện hay xe chạy bằng năng lượng nước (oxy, hiđrô), năng lượng chủ yếu dùng điện mặt trời và nước biển dùng để đốt cháy thay thế cho nhiên liệu xăng dầu.
    Điều 16. Loại trừ tận gốc tiền trao đổi. Sử dụng giấy Chứng công là công một ngày lao động tính bằng 1 ngày ăn, có giá trị chỉ trong phạm vi công xã để tránh tình trạng di dân đến những nơi có văn minh cao hơn. Giấy chứng công dùng để lấy tài sản, vật dụng, ghi rõ yêu cầu giá trị, thời hạn sử dụng. Giai đoạn đầu, có thể dùng tạm đồng tiền chung, sau này lâu dài thì loại bỏ tiền.
    Trường hợp đặc biệt, khi đi công tác và di chuyển ra ngoài công xã, dân được Hội đồng công xã viết Giấy Thực chứng để nhận vật phẩm của các nơi khác, đó là giấy ghi nợ, sau công xã phải trả vật phẩm hoặc trao đổi cho nơi đó. Giấy Thực chứng chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định, theo địa chỉ nhất định.
    Giấy chứng công có thể cho, tặng cho người cùng công xã, nhưng cấm dùng mua bán hàng hóa cá nhân ngoài các trung tâm phân phối của công xã.
    Người được Công xã nuôi, miễn lao động dùng Giấy Miễn chứng có giá trị như giấy chứng công.
    Giảng: Loại trừ tận gốc tiền trao đổi. Chúng ta biết tiền là vật trung gian, có giá trị bằng sức lao động tương ứng do xã hội đó qui định. Tiền là vật trung gian để trao đổi hàng hóa trong thời mà kinh tế phát triển, thông thương, nhân dân có nhu cầu trao đổi hàng hóa trên cơ sở đã hình thành thị trường hàng hóa. Thời phong kiến, thời Tư bản đến nay. Thời XHCN cũng dùng tiền, sau này thời XHCN kiểu thị trường càng dùng tiền nhiều.
    Về mặt thực dụng mà nói thì dùng tiền rất tiện lợi để trao đổi, muốn gì thì mua lấy, con người khá tự do… Chủ nghĩa Tư bản và xã hội Tư bản đề cao tự do cá nhân, coi được ăn uống, đi lại thỏa mái, tự do cạnh tranh, trao đổi là tiêu chí của hạnh phúc. Nhưng kinh nghiệm trên các cõi cao, các sao cao cấp đã xây đại đồng Cộng sản hàng tỷ năm nay rồi cho thấy xã hội thị trường chỉ làm tăng lòng tham của con người và tạo ra bất công, bất bình đẳng trong xã hội mà thôi. Về bản chất thì xã hội Tư bản không bao giờ giải quyết được mâu thuẫn xã hội giữa giàu và nghèo, giữa người bị trị và kẻ có tiền luôn thống trị xã hội; ngoài ra còn xay ra bất công ghê gớm, chưa kể Chủ nghĩa Tư bản là con đẻ của lòng tham và tội ác cùng các trò đời gian ác, đốn mạt nhất trong tiến hóa xã hội loài người. Nó làm thui chột giá trị cao quý của con người, mặc dù về lý thuyết kẻ ít học, ham hưởng thụ thường thấy xã hội đó rất tự do sung sướng, nhưng hưởng thụ không dành cho người nghèo. Ngoài ra tất cả những kẻ giàu sang đều cật lực tính toán, đấu đá và về mặt bản tính con người thì đồng tiền làm lạnh lùng tình cảm, chi phối quan hệ, không cần biết thân sơ miễn là bán có lãi…
    Loại trừ tận gốc tiền trao đổi là không chấp nhận cơ chế trao đổi hàng hóa bằng tiền tệ và loại trừ nghiêm túc nền kinh tế thị trường tự do. Ngay cả với cá nhân đơn giản với cá nhân.
    Sử dụng giấy Chứng công là công một ngày lao động được tính bằng 1 ngày ăn, có giá trị chỉ trong phạm vi Công xã. Tại sao lại chỉ sử dụng trong một ngày ăn/ 1 công lao động. Có nghĩa: 1 là, không để anh thừa sản phẩm, không có chuyện tích lũy để sinh hơn thua và phát sinh giàu nghèo. Nếu anh ngày hôm nay ăn không hết thì ngày mai có thể cho đi giấy chứng công mới. 2 là, giấy chứng công thay tiền, chỉ đến lĩnh thực phẩm tại Trung tâm phân phối. Có vẻ bất lợi là: Nếu anh không có nhu cầu ăn nhiều thì anh không lao động nhiều? Tất nhiên, nếu anh ăn ít thì anh cứ nghỉ ngơi. Nhưng vào guồng máy lao động thì sao? Công xã hay Nhóm Gia đình, Hợp tác xã phân công người ăn ít vào việc đơn giản, ít công. Ngày nào cũng phải đến trung tâm phân phối? Chưa hẳn: Nếu trình độ cao sẽ có nhân viên và xe cộ đưa phát nhu yếu phẩm đến tận hộ gia đình. Ai cũng giống ai về phân phát nhu yếu phẩm? Không hẳn, nếu bạn cần thứ gì trong ngày thì bạn nhặt lấy. Không đủ số lượng? Phải cân đối khi phân phát. Đến trình độ văn minh cao thì NGƯỜI HIỀN NHƯ THẦN TIÊN, CỦA CẢI NHIỀU NHƯ KHÔNG KHÍ, LÀM THEO LAO ĐỘNG, HƯỞNG THEO NHU CẦU. Đó là cái đích của xã hội đại đồng Thánh Đức. Giấy chứng công dùng để lấy tài sản, vật dụng, ghi rõ yêu cầu giá trị, thời hạn sử dụng.
    Người giàu thời Tư bản có vẻ khó chịu về cách phân phối này, vì họ có tiền và tiêu xài xả láng. Thế họ có nghĩ là trên thế giới hơn 7 tỷ người ai được hoặc ngang như họ? Trên thế giới, tính đến năm 2015 có đến hơn 3 tỷ 2 người dưới mức nghèo khổ, gần 4 tỷ 8 người nghèo khổ, trẻ em chết hàng ngày vì đói rét là 300,000; người nghèo chết vì thiếu thuốc và chăm sóc y tế tối thiểu là 22, 000 người. Cả thế giới chỉ có 2,3 tỷ người được ăn thịt và gọi là có chất đạm thường xuyên, còn lại là đạm bạc. Số người giàu trên toàn thế giới cấp tỷ phú đô la là 250.000 người chiếm 84% tổng thu nhập của thế giới (số liệu tổng kết của Chư Thiên).
    Bất công không? Thượng đế và các Thánh có đau khổ vì con mình không? Thế chế độ kinh tế và chính nào sẽ cứu thế giới??
    Giai đoạn đầu, có thể dùng tạm đồng tiền chung, sau này về lâu dài thì loại bỏ tiền. Đây là quá trình quá độ tránh đổ vỡ hoặc rối loạn nền kinh tế, khi mà trình độ tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế chưa ổn định chứ không phải là chưa cao, vì trình độ sản xuất thấp lại càng cần không tiền tệ để nhanh san bằng các mâu thuẫn của kinh tế thị trường. Nếu trình độ sản xuất thấp, có nghĩa là công nghệ và nguyên liệu, sản phẩm yếu kém thiếu… Nếu duy trì phiếu công làm việc theo kiểu Hợp tác xã mà tập trung nhân lực, có vẻ làm cho nền kinh tế khô cứng không chuyển biến nhanh. Thời kinh tế bao cấp ở Việt Nam, Trung Quốc đã xảy ra tình trạng kinh tế xuống cấp khi đi nhanh chuyển vào cơ chế thành lập HTX bậc cao. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam đều có kinh tế kế hoạch và bao cấp thời kỳ này, tức là lên kế hoạch sản xuất bao nhiêu tấn gạo, đường, sữa, trứng, gang thép, xà phòng… Nhà nước thống nhất quản lý toàn diện và hầu như cấm chợ thị trường tự do, kể cả giết mổ gia súc gia cầm cũng phải bán cho hợp tác xã.
    Để tránh điều này thì chúng ta cần khác họ bằng các biện pháp như sau: 1 là, biến cả Công xã thành một nhà máy, công ty tập thể hay các HTX tập thể cùng ăn cùng hưởng. Cả Công xã sẽ năng động trong mối quan hệ trao đổi hàng hóa với đối tác. Nhà nước hầu như không thu thuế nơi nghèo. 2 là, tổ chức các tổ đội, nhóm Gia đình nhỏ kinh tế riêng. Trước kia thì cũng có Nhóm hay Tổ đổi công, nhưng Nhóm gia đình lao động riêng, chưa được tự do hoàn toàn. Nhóm này sẽ tự túc bằng cách Khoán đến Nhóm Gia đình là chủ yếu, chia cho hộ gia đình. Thứ 3, cho phép tạm thời dùng tiền để trao đổi với nhau giữa các Hộ gia đình hoặc với một Khu Tự trị, có chế độ tiền tệ riêng, không trao đổi ngoài Khu Tự trị. Giống như một loại ngân phiếu riêng để tránh hình thành thị trường tự do cấp xã hội.
    Giai đoạn này ứng với trình độ kiểu cách kinh tế phong kiến với chợ làng, tiểu tư sản. Nhưng chúng ta ghi nhớ bí quyết là: Do khoán sản phẩm ở trình độ phân công tư liệu sản xuất đến cấp hộ thì tài sản vẫn thuộc về nhà nước Cộng sản; ngoài ra nhóm gia đình sẽ cản trở để không hình thành kinh tế tư nhân Tư bản. Không cho hình thành kinh tế tiểu chủ mà chỉ cho hình thành kinh tế HTX (tập thể), nhóm lợi ích (tập thể nhỏ).
    Giai đoạn này là giai đoạn thấp của ĐẠI ĐỒNG THÁNH ĐỨC. Chúng ta cũng cần nhớ, nhân dân được bình đẳng trong phân chia đất đai, tư liệu sản xuất, vật phẩm… nên tình trạng bất bình đẳng và nghèo đói sẽ dần mất. Tất nhiên là cái nghèo của thời Tư bản với họ thì cả đời, có khi cả đời con cháu nhưng sang chế độ này, họ chỉ có thể vất vả vài năm mà thôi.
    Điểm yếu nhất của thời kinh tế bao cấp kiểu XHCN xưa kia, đó là tư duy bao cấp, làm mất đi nhân tố tự giác, tự chủ của các đơn vị cấp thấp, Công xã, xí nghiệp, nông trang tập thể kiểu Nga. Cơ chế cấp phát, xin cho và cơ cấu kinh tế không nhiều thành phần sản xuất mà chỉ có vài kiểu cách làm ăn giống nhau, na ná như nhau; đến cái nhà tập thể cũng giống nhau, sản phẩm giống nhau, kém đổi mới cải tiến mẫu mã… Đó là do tính khô cứng không năng động của hệ thống kinh tế.
    Ta nói đơn giản: Nếu có địa phương chuyên sản xuất được một loại bánh ngon mà nơi khác không sản xuất được, thì theo kinh tế thị trường sẽ chảy về nơi có nhu cầu và trao đổi giá trị bằng tiền. Nếu thời Thánh Đức, chuyển giao công nghệ với mẫu mã mới mà chất lượng như cũ thì sao? Rất tốt. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sản xuất được thì lúc đó nên có hình thức trao đổi sản vật.
    Vậy khi sản xuất thừa thì sao? Nếu như các hộ sản xuất tự do trong gia đình có gà lợn nhiều chẳng hạn, thì có thể giết mổ ăn tự do trong nội bộ, trong nhóm gia đình mình không cấm. Về may mặc, các nhu yếu đơn giản khác: Công xã tự lo, nếu sản xuất được vải vóc có tính riêng biệt như đồng bào dân tộc thì không có chuyện mua bán đổi chác quần áo. Nếu là người thường thì may mặc theo nhu cầu riêng, một là trao đổi vải vóc và có các trung tâm may đo của Nhóm mình hoặc trong công xã có một số trung tâm làm công việc chuyên may đo như quân đội. Hai là gia đình tự may đo theo tiêu chuẩn riêng.
    Nếu trong thời quá độ chuyển sang Cộng sản hoàn toàn, còn duy trì trao đổi tiền trong phạm vi hẹp cấp Khu tự trị thì nên có các hình thức tín dụng Nhân dân để trao đổi và lưu trữ tiền, quảng giao công việc luân chuyển tài chính trong dân chúng. Nhà nước cũng nên hạn chế ngân hàng và ít dùng ngân hàng vào công việc cân đối kinh tế tiền tệ, mà nên để đồng tiền chuyển dịch nhiều trong các hình thức như Tín dụng Nhân dân.
    Hàng hóa nói chung do Khu tự trị sản xuất ra được trao đổi với nhau, rồi các Khu vực Thế giới cũng được tự do trao đổi- THÔNG THƯƠNG THÁNH ĐỨC (khái niệm trao đổi tự do thời Thánh Đức) nên sự đa dạng trong hàng hóa và đời sống là phong phú, không kém gì thời kinh tế thị trường kiểu Tư bản mà đảm bảo an ninh kinh tế cao, không có lãi suất, không có khủng hoảng thừa phải đổ đi, khủng hoảng thiếu phải phá sản kinh tế. Chúng ta cũng không lạ gì chu kỳ của nền kinh tế Tư bản. Chủ yếu kinh tế Tư bản phụ thuộc nhu cầu CUNG chứ không phải là CẦU. Bản chất của cung là lao động và nguyên liệu, máy móc công nghệ. Khi đủ 3 yếu tố này thì cần CẦU. Nhưng đôi khi nguồn nguyên liệu khan hiếm, nhân lực thay đổi sẽ làm kinh tế Tư bản giảm sút. Thậm chí CẦU vẫn tăng cao. Khi CẦU tăng cao hoặc chưa được kích hoạt bằng chiến lược quảng cáo hoặc kích thích tiêu dùng bằng các đòn bẩy kinh tế vĩ mô… nếu như nguồn nguyên liệu, nhân công, máy móc công nghệ tốt thì thị trường thuận lợi tiêu dùng cao, doanh nghiệp sẽ phát triển. Nhưng nếu CẦU giảm sút (do dân chúng không có tiền, do nhu cầu đã quá độ hoặc thị trường có nhiều mặt hàng cùng loại…), lập tức giá cả sẽ dừng lại hoặc giảm giá, doanh nghiệp phải điều chỉnh. Nếu tiếp tục CẦU giảm sút đến mức thấp nhất thì doanh nghiệp sẽ phá sản, còn nói chung cho kinh tế Tư bản là vào chế độ khủng hoảng thừa, kinh tế Tư bản khủng hoảng thừa thì theo truyền thống là họ đốt, đổ lương thực xuống biển, trong khi dân chúng chết đói. Điểm yếu của kinh tế Tư bản và kinh tế nói chung vẫn là sản lượng gốc- nguyên thủy. Sản lượng gốc- nguyên thủy của nền kinh tế nói chung chính là sức sản xuất ra các sản lượng gốc, tức là do nhân dân lao động làm ra các nguyên liệu và sản phẩm đơn giản, ví dụ rau, thịt, lương thực gốc chưa chế biến, cao su mủ, khai thác quặng, vải vóc, da nguyên liệu, tôm cá tươi… Nó quyết định sức sống đơn giản của nhân dân. Các công ty nắm nền kinh tế tri thức và công nghệ, khi trí tuệ và khoa học đã biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì các nhà Tư bản có lãi rất cao sau khi chế biến các sản phẩm, cao hơn công lao động và thu nhập của nông dân công nhân đơn giản nhiều lần. Dân chúng lao động thì nghèo, doanh nhân thì giàu lên nhanh chóng và đặc biệt là làm cho mâu thuẫn giai cấp và phân hóa giàu nghèo không bao giờ san bằng được, càng ngày càng ngăn cách xa hơn. Thực ra anh Tư bản là thông minh hơn và cơ hội hơn mà thôi. Còn về cách làm ra hạt lúa hàng 3 tháng trời thì doanh nhân doanh nghiệp không cần biết vất vả như thế nào, có khi họ còn dìm giá nông dân.
    Vào thời kinh tế Đại Đồng, nông dân sẽ trực tiếp sản xuất nguyên liệu thô và công xã có các nhà máy xí nghiệp để làm ra các sản phẩm cao cấp hơn. Tính chuyên môn hóa và dây chuyền cao sẽ xóa nhòa ranh giới giai cấp công nông và các giai cấp khác nói chung. Trong gia đình, có người được giao việc trồng cấy, có người làm ở xí nghiệp Công xã… Nguồn nguyên liệu chính sản xuất được bao nhiều dùng bấy nhiêu, không phụ thuộc xã hội; nên cũng không có ai cạnh tranh hoặc phải phá giá, phá sản Công xã để khủng hoảng hay không khủng hoảng. Sản lượng cao, dân dùng cao, sản lượng thấp dân dùng ít đi. Ở đây, tính tự chủ cao đã đành mà còn loại bỏ hầu như tất cả sự cạnh tranh thị trường, sự phải đấu tranh lẫn nhau để tồn tại như kiểu doanh nghiệp, làm rúng động hoặc biến đổi xã hội cũng như thị trường thông qua sự lũng đoạn kinh tế của các tài phiệt tư bản, ngân hàng. Mà dân chúng cực kỳ tự do trong sự hoạch định các phương pháp và các chương trình kinh tế cho riêng gia đình, nhóm gia đình hay công xã của mình. Tất nhiên, loại bỏ tận gốc phân hóa giàu nghèo, xóa bỏ triệt để giai cấp.
    Chúng ta cũng cần nhớ là chúng ta khác xa kiểu kinh tế bao cấp và cứng nhắc thiếu sức sống như các thời bao cấp ở Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc.
    Vì các Công xã tự chủ cao và thực hiện chiến lược chính của kinh tế Thánh Đức là THÔNG THƯƠNG THÁNH ĐỨC, thì sức sống của toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và các Công xã nói riêng rất uyển chuyển mềm mại và có sức sống bền bỉ hơn rất nhiều lần kinh tế Tư bản Chủ nghĩa. Vô số các HỘI CHỢ THÔNG THƯƠNG THÁNH ĐỨC cấp Toàn thế giới, cấp Khu Vực đến các cấp Công xã với nhau, trong hàng quý, tháng sẽ trực tiếp ký kết trao đổi hàng hóa hoặc có các CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐỐI TÁC KINH TẾ LÂU DÀI với nhau. Tất cả duy nhất của bản chất nền kinh tế Thánh Đức là chuyển hẳn TƯ NHÂN TƯ BẢN THÀNH HỢP TÁC LIÊN ĐỚI LIÊN THÔNG CỘNG SẢN. Từ tính đại diện và quyền lợi cá nhân Tư bản sang đại diện và thực hiện quyền lợi của TẬP THỂ để mang đủ quyền và lợi ích cho số đông, thay vì làm giàu riêng cho nhóm lợi ích Tư sản.
    Điều 17. Các Công xã tổ chức các trung tâm phân phối vật chất, đối với lương thực, thực phẩm thì ghi rõ lượng calo. Ai phí phạm gây thừa thãi đổ vứt tài sản lương thực, thực phẩm, phải chịu phê bình, nhắc nhở.
    Vật dụng trong gia đình đủ dùng, không dùng thừa thãi lãng phí.
    Giảng: Các Công xã tổ chức các trung tâm phân phối vật chất. Phải tổ chức nhiều trung tâm, vì có nhiều loại vật phẩm. Ví dụ gạo thóc lúa, lương thực, thực phẩm; nhu yếu phẩm; quần áo dày dép; các loại thực phẩm chín, đóng gói; các mặt hàng thiết bị, máy móc, năng lượng…
    Đối với lương thực, thực phẩm phải ghi rõ lượng calo, vì đối tượng sử dụng năng lượng khác nhau, dùng calo khác nhau. Đồng thời qui định sức lao động bình quân hưởng bao nhiêu calo là đủ, thì khi đóng gói sản phẩm đủ lượng đó sẽ dễ sử dụng hơn. Khá lắm một lao động một bữa ăn 4 bát cơm, 1 lạng thịt chẳng hạn, thì qui định lượng calo đó.
    Điều 18. Mọi người phải tự chăm sóc và tổ chức ăn ở gia đình, cấm tổ chức kiểu trại. Trong các Hội lễ có thể tổ chức những nơi ăn tập thể, ăn công cộng tự chọn, tùy từng nhu cầu của dân cư và văn hóa ẩm thực địa phương mà tổ chức cho phù hợp, phục vụ các nhu cầu ẩm thực của nhân dân.
    (Điều này chỉ có thể thực hiện ở nơi có văn hóa và tổ chức xã hội cao, phải lấy mục tiêu phục vụ cộng đồng, đem lại hạnh phúc cho nhân dân làm yêu cầu chính để mọi người cùng làm, cùng hưởng, cùng an vui hạnh phúc, không như xã hội trước, kẻ thừa thãi thì thừa ăn, còn có kẻ thiếu thốn lại đói rách, khát thèm đủ thứ, đau khổ vì đói rách. Nên xóa bỏ bất công, đau khổ cho chúng sinh là nhiệm vụ quan trọng của mọi thời đại trong Thánh Đức).
    Giảng: Điều này nhằm tránh tình trạng tổ chức xã hội Cộng sản trại lính hay biến Công xã thành một xí nghiệp khô cứng. Tất cả đời sống thật bình thường trong gia đình, người làm hành chính có thể về nhà ăn cơm bình thường. Nhân đây lại nói lại sự ngu xuẩn của Pônpôt và lũ thầy Tàu dốt nát xây dựng Cộng sản kiểu trại lính. Họ đơn giản khi nghĩ xóa bỏ giai cấp bằng cách xóa bỏ công nhân hay các nhà máy xí nghiệp, dồn vào sống tập thể và thực hành nghĩa vụ tập thể ngay. Chúng ta cần nhớ là nhân dân vào làm ăn tập thể để phục vụ cá nhân đời sống chính đáng riêng tư của mình và xóa bỏ ranh giới giai cấp không phải là xóa bỏ tất cả nhà máy hay bắt làm một việc chung, mà xóa giai cấp phải bắt đầu bằng xóa mối quan hệ của phân công lực lượng sản xuất. Tức đưa các nhân tố dị biệt của quan hệ phân phối lực lượng sản xuất, trong đó có tư liệu máy móc và chất xám tri thức vào hội nhập hòa đồng trong quan hệ sản xuất tập thể và phân công lao động tập thể có tính dây chuyền và chuyên môn hóa cao ngay trong lòng Công xã với dân chúng là nông dân. Nói cách khác là đưa nhà máy, xí nghiệp vào trong lòng Công xã, mà người nông dân có thể biến thành công nhân ngay tại công xã mình. Ví dụ thế này, tuần đầu nông dân thu hái nông sản, đến tuần thứ hai họ đưa nông sản vào xí nghiệp chế biến và trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cao hơn hoặc phân công lao động khác nhau ngay trong một gia đình bình thường.
    Ngoài ra, Công xã bãi bỏ chế độ lương, nhà nước bỏ lương không phân tầng các Nhóm lợi ích xã hội khác nhau nên sẽ không thể phân hóa giai cấp được.
    Một nhân tố tốt của nền kinh tế Thánh Đức là KHOÁN SẢN PHẨM ĐẾN HỘ NHÓM GIA ĐÌNH. Nên khoán đến Nhóm gia đình thôi. Vì Nhóm sẽ liên kết với nhau, không nên khoán hộ hay cá nhân vì dễ phát sinh giàu nghèo, hơn thua. Trao đổi cá nhân tăng lên sẽ hình thành thị trường trao đổi ngầm, dần dần hình thành trao đổi thị trường sẽ phá vỡ nguyên lý Cộng sản.
    Thứ nữa là cần hiểu sâu hơn khái niệm Cộng sản: Cộng sản suy cho cùng là chung lợi ích (nghĩa rộng), chứ không phải là chung tư liệu sản xuất (nghĩa hẹp). Chung tư liệu sản xuất nói chung là nền chính trị và kinh tế toàn dân Cộng sản. Nhưng xét về mối quan hệ hạt nhân thì đó là các mối quan hệ của các công xã nhân dân với nhau, đôi khi không có chung tư liệu sản xuất, thậm chí rất khác nhau, nên họ phải trao đổi tư liệu với nhau, liên kết hợp tác cùng sản xuất hoặc ký kết trao đổi với nhau trên cơ sở có chung lợi ích. Và đây sẽ là các nội dung bản chất của nền thông thương kinh tế.
    Thời bao cấp của Liên Xô, Việt Nam, Trung Quốc, chưa bao giờ biết tổ chức nền kinh tế hàng hóa kiểu Thánh Đức như lý thuyết chúng ta ở đây. Sau các khủng hoảng kinh tế thiếu đói, họ đã tổ chức kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa gọi là Đổi mới kinh tế. Đất đai sở hữu toàn dân, còn lại cơ bản đã thị trường Tư bản hóa và cổ phần hóa tất cả nền kinh tế. Ta nói nếu như trong thời bao cấp mà sửa chữa bằng cách tiến hành nền kinh tế hàng hóa kiểu Cộng sản thì lý tưởng Cộng sản đã không mất về bản chất xã hội như hiện nay. Các nền kinh tế hiện nay sẽ còn đi sau tư bản rất lâu để tiến lên văn minh kinh tế tư bản. Nhưng nếu cổ phần hóa toàn bộ các nội dung kinh tế cốt yếu nhất của nền kinh tế quốc dân thì nếu thiên tai đặc biệt xảy ra, sẽ phá vỡ toàn bộ, nền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng nguy hiểm. Vì sức sống của nền kinh tế không phải là ở các công ty đó mà ở nhân dân. Trong khi lợi ích của nông dân và sự đảm bảo đời sống cho họ đầy bất công. Cho nên, Ta khuyên nhủ các nước XHCN cần thiết và nhanh chóng giữ vững các chính sách kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, kể cả Tư bản Nhà nước nhưng không nên cổ phần hóa các tư liệu chiến lược… hình thành nhiều HTX nhân dân, các hình thức kinh tế nhân dân tập thể khác càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, việc xây dựng nền kinh tế các nước này đầy điểm yếu. Muốn dân giàu mạnh thực sự, không phải là chạy chợ giàu lên, nhiều ô tô mới là giàu mà dân giàu chính là cách tổ chức lao động xã hội có tính cách bền vững hơn. Vẫn thấy nói rằng sợ phai nhạt lý tưởng Cộng sản, nhưng lớp thanh niên của các nước này hỏi Cộng sản là gì thì họ khó biết, khó hiểu, họ chỉ biết đi học rồi đi làm thuê hoặc mở công ty thôi. Đảng viên cũng được làm kinh tế buôn bán bình thường, nhưng đi họp mà hỏi họ về nguyên lý Cộng sản, e rằng dăm chục năm nữa họ không thể hiểu nổi! Tư bản Trung Quốc phất nhanh và cán bộ của họ thì tham nhũng khủng khiếp, tất cả đã là bí mật Tư bản đỏ từ lâu, đó là bí mật kinh doanh, có công ty, nhà hàng hay liên kết thành lập ngân hàng riêng… trong khi môi trường và văn hóa xã hội ngày càng đốn mạt, chưa tính chuyện chúng nó giàu lên thì hống hách đấu đá, xâm lược.
    Về chỉ số hạnh phúc, đảm bảo các lợi ích xã hội, sự ổn định chính trị và an ninh xã hội thì các nước này thua xa Cu Ba, Liên Xô, Việt Nam trước kia.
    Ta nhắc lại về NGUYÊN LÝ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI SẮP TỚI: Là phải tiến lên CỘNG SẢN. BẤT CHẤP CÓ THỜ THƯỢNG ĐẾ HAY KHÔNG, VÔ THẦN HAY CÓ THẦN.
    Về Luật Thiên đình với Trái đất này: BẤT CHẤP LOÀI NGƯỜI MUỐN HAY KHÔNG MUỐN THÌ THIÊN ĐÌNH VẪN TÌM MỌI CÁCH ĐỂ LOÀI NGƯỜI TIẾN LÊN CỘNG SẢN KIỂU THÁNH ĐỨC.
    Còn cách thế nào, loài người sẽ biết sau…
    Ta chưa nhắc đến chuyện Việt Nam, Trung Quốc đã theo Cabal phản bội lý tưởng Cộng sản hoặc Cabal dự tính sẽ xóa bỏ chế độ Cộng sản về nguyên nghĩa ở Việt Nam, Trung Quốc… Nếu Thiên đình không bảo vệ trên cao thì trước sau gì Việt Nam sẽ bị Cabal lôi kéo hoàn toàn và cuối cùng là tan vỡ chính trị. Bây giờ chỉ còn ngọn thôi, gốc là kinh tế XHCN thì gần hết rồi. Các con chớ đùa. Trong khi các Thần Thánh trên cao đánh nhau tàn sát với các sao lãnh đạo Cabal để giữ vững nền chính trị Cộng sản dưới này thì các con cán bộ tha hồ Tư bản gia đình thi nhau làm giàu hay vơ vét. Đừng quên lời Ta nhắc lại: Cán bộ các nước này phần nhiều xuống đời là xây chế độ Cộng sản như các sao cao cấp trên cao. Nếu cứ tha hồ ăn nhậu, hưởng lạc kiểu tư bản, tự tư, tự hữu cá nhân, vinh thân phì gia, tham ô. tham nhũng, tất cả như thế là PHẢN BỘI THƯỢNG ĐẾ, PHẢN BỘI THIÊN ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG LÀ NHÀ GỐC CỦA CHÚNG MÀY, khi bỏ xác sẽ chỉ còn một linh hồn vơ vẩn đi ăn xin rồi cho đi đầu thai súc sinh.
    Nhớ lời Ta dạy ở đây, nếu đọc được tài liệu ghê gớm này.
    Điều 19. Quốc Vương tổ chức các khu vực phát triển kinh tế riêng có tính nền tảng, đủ năng lực sản xuất phục vụ hệ thống hành chính Triều đình và chi viện cho các Công xã nghèo, hỗ trợ thiên tai, trường hợp bất khả kháng khi cần. Đó là kinh tế của Triều đình. Nhà nước không thu thuế các Công xã.
    Giảng: Điều này khá cơ bản. Thực ra là Nhà nước Hoàn cầu vẫn có một số nguồn kinh tế chiến lược riêng để đảm bảo an ninh kinh tế, khi thiên tai hay thiệt hại kinh tế do yếu kém hay dịch bệnh. Các Khu vực kinh tế này nên gọi là KHU VỰC KINH TẾ TRUNG ƯƠNG do Liên Hiệp Quốc quản trị chung. Các Quốc gia cùng góp nhân lực, nguồn lực chung để duy trì thì càng làm cho tính Cộng sản đại đồng thêm vững bền.
    Nền kinh tế tập thể Cộng sản vẫn cần duy trì môi trường cẩn trọng ổn định cao và có các nhóm kinh tế chủ chốt hay các dự trữ cần thiết phòng bị. Ngoài thu thuế khi cần, còn khi bỏ thuế chung thì các Khu vực kinh tế Trung ương này sẽ giữ vai trò làm dự trữ hoặc hỗ trợ, giống như đạo quân hậu cần phòng bị. Tuy nhiên, không thể đi lại vết xe cũ là kinh tế bao cấp, kế hoạch, các khu vực này phình to ra và trở thành nền tảng đòn bẩy kinh tế chính, rồi bao cấp, viện trợ, làm thay, theo kế hoạch. Vai trò của nó không có tính chất chi huy nền kinh tế mà bảo đảm lợi ích cho nhóm người hành sự công trong cơ quan hành chính Chính phủ, không bao gồm lợi ích tất cả dành cho họ, mà là cấp phát đủ, rồi cất giữ phòng bị dự trữ quốc gia.
    Nhà nước không thu thuế các Công xã: Tức là biến Công xã tự trị hoàn toàn trở thành nhà nước thu nhỏ, đồng thời tăng tính chất phi nhà nước ở cấp dưới. Không thu thuế Công xã, cũng không trả lương đến cấp này, kể cả cấp Khu tự trị, tất cả tự lo. Đây cũng là nguyên nhân của NỬA NHÀ NƯỚC HAY NHÀ NƯỚC TIÊU VONG theo Lý luận của C.Mác.
    Hiện nay, vào đầu thế kỷ 21, trên thế giới xuất hiện rất nhiều cụm liên kết các quốc gia với nhau, trên cơ sở lợi ích chung như Cộng đồng chung Châu Âu, Nam Mỹ, ASEAN, các nước G7, các nước hiệp ước Thượng Hải… Đó là nhân tố hình thành dần các KHU VỰC THÁNH ĐỨC MẦM MỐNG. Tất nhiên 18 Khu vực Thánh Đức được phân theo địa lý liên kết chứ không theo liên kết lợi ích đa quốc gia. Nhưng đấy sẽ là bài học dần cho loài người trong tương lai, khi mà liên kết khu vực sẽ là chỗ dựa an toàn cho bài toán an ninh chính trị và bảo đảm nền kinh tế hòa đồng chung.
    Trong tương lai, nhìn toàn diện thì các khu vực Thánh Đức nói chung đều là liên kết địa lý là chính, văn hóa khá gần và đảm bảo quan hệ có tính chất cục bộ. Điều này rất tốt cho nhân loại tại nơi đó. Cái khó là không phải gom làm 18 khu vực, mà cái khó là Thiên Đình bắt phải tự trị về chính trị, kinh tế và gom lại còn có 72 nước, 72 Quốc Gia. Tất nhiên cần một cuộc cách mạng nghiêm túc rồi mới sinh ra Thánh Đức được, chứ bảo ban, hướng dẫn sẽ không ai làm, nhất là động chạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, tôn giáo, văn hóa… Đập tan cơ chế xã hội cũ của loài người chỉ có thể bằng cách mạng có sự chuyển thế hữu hiệu mà thôi.
    Điều 20. Nhà nước không bao cấp cho dân, mà dân Công xã nào, làm được gì thì hưởng như thế. Muốn có cuộc sống ấm no, phải tự lao động. Trường hợp đặc biệt mới nhận được sự hỗ trợ của các nơi giàu hơn.
    Giảng: Ngay cả bây giờ, các nước XHCN cũng không bao cấp cho dân, trừ trả lương chính sách. Tất cả được cấp ruộng đất để sản xuất. Chính sách tại Việt Nam rất tốt, thậm chí có khi đã không thu thuế nông nghiệp.
    Nên chuyển đổi kinh tế công nghệ về tận nông thôn, chuyển dịch công nghiệp xuống tận xã huyện. Qui mô sản xuất nên phổ biến hình thức chuyển dịch tự chủ tự trị trong địa phương cấp tỉnh… Tăng cường kinh tế nhà nước khu biệt cấp tỉnh nhưng phổ biến tự chủ tự trị kiểu HTX kinh doanh làm ăn chung ở cấp xã huyện. Có nghĩa, tăng cường tính chất tập thể, các hình thức HTX và kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế XHCN mới có thể giữ vững bản chất chế độ thực sự.
    Cách này có mấy cái hay mà thời Thánh Đức sẽ tỏ rõ hơn đó là:
    1- Không cần thị trường quá nhiều cho các sản phẩm phải chuyển dịch từ nơi nọ đến nơi kia, mất công sức, nhiên liệu chuyên chở và rối loạn giao thông.
    2- Xóa bỏ giai cấp và phân hóa thu nhập.
    3- Tạo việc làm tại chỗ, không còn cảnh làm thuê, thị trường nhân lực láo nháo, đổ hết về thành phố, làm các thành phố lớn thành bãi trũng nhân lực, rối loạn giao thông và mệt mỏi trong quản lý xã hội. Địa phương thì mất chất xám, nhân lực, nông dân thì biến thành công nhân đi làm thuê xa nhà, bỏ bê đồng ruộng vì thu nhập nông dân thấp. Chưa tính đến nạn xuất khẩu lao động, mà toàn đi lao động thủ công đơn giản ở nước ngoài do nơi đó có mức sống, thu nhập cao hơn. Người Việt Nam đi làm thuê nước ngoài đông nhất thế giới và tất nhiên cũng là dân tộc di cư cao.
    Điều 21. Quốc Vương tùy điều kiện cụ thể có thể tổ chức Hội đồng Tương trợ kinh tế, lấy vật phẩm đóng góp của các quốc gia, các khu tự trị giàu để hỗ trợ cho các khu vực nghèo. Hội đồng này đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Hành Chính Thánh Đức thuộc Hội đồng Thánh Đức Tối cao.
    Giảng: Hội đồng Tương trợ kinh tế do Chính phủ Hoàn cầu trực tiếp chủ quản, có sự tham gia của đại diện các nước giàu có hơn để tương trợ. Tất nhiên Khu Vực Kinh tế Trung Ương của chính phủ Hoàn cầu phải tham gia trực tiếp vào đây để hỗ trợ chung. Trường hợp tất cả đều giàu thì vẫn cần có Khu Vực Kinh tế Trung Ương phòng bị dịch bệnh, thiên tai mất mùa đột xuất hoặc biến đổi xã hội.
    Điều 22. Các Công xã giàu hỗ trợ để Công xã nghèo phát triển đồng đều; các khu tự trị trong quốc gia hỗ trợ nhau để phát triển đồng đều; các quốc gia hỗ trợ nhau để phát triển đồng đều. Khu Tự trị phải đảm bảo sự phát triển đồng đều ở các công xã. Mọi vật phẩm phải được trao đổi trên cơ sở thương lượng và ngang giá. Nếu là một nơi lạc hậu, khu tự trị phải bảo đảm giáo dục và đào tạo. Có biện pháp cải tạo và giáo dục nếu cư dân lười nhác lao động, chờ hỗ trợ từ nơi khác.
    Điều 23. Cấm dùng vàng, ngọc, đá quý hay bất cứ tài sản vật chất nào làm vật trao đổi lấy vật chất khác. Tất cả các vật chất quí là của Vương quốc, sau có nhiều, tạo ra nhiều thì vua cấp cho dân cùng hưởng hết các thứ đó, ai cũng có như nhau. Mọi thứ giá trị được đem ra sử dụng, phục vụ đời sống chung thì không còn sự tranh đoạt và tham lam về giá trị vật phẩm, mọi thứ không còn là của hiếm cá nhân.
    Điều 24. Tập thể có quyền trao đổi vật phẩm lấy vật phẩm, còn cá nhân không có quyền trao đổi, vì sâu xa, gốc rễ lâu dài sẽ sinh trao đổi hàng hóa cá nhân phát sinh tiền tệ. Phát sinh tiền tệ sẽ thúc đẩy phát triển thị trường, hình thành nên chế độ kinh tế thị trường làm phân hóa giai cấp và làm tan rã chế độ Thánh Đức. Nếu phân hóa giai cấp nảy sinh tầng lớp tư nhân, tất phân hóa giàu nghèo và sinh ra sự khốn nạn mà nhân loại đã từng trải qua trong lịch sử trước Thánh Đức. Cho nên, vì hạnh phúc và an bình muôn đời của nhân loại, luật pháp Thánh Đức kiên quyết xóa bỏ mọi chế độ tiền tệ và phát triển thị trường tự do theo qui luật giá trị.
    Điều 25. Chống kiểu xây dựng Công xã kiểu cưỡng bức, duy ý chí, máy móc như trại lính. Đời sống tinh thần và đời sống lao động phải thoải mái, tự do trong khuôn khổ; giản dị, bình an trong không khí môi trường văn hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động cơ cấu sản xuất kiểu Thánh Đức phải diễn ra tuần tự, từ từ, chắc chắn, tránh xốc nổi, vội vã, cứng nhắc, bắt ép dân, gây hậu quả nghiêm trọng. Công xã nông nghiệp, lao động khoán sản phẩm tự do, hài hòa, lấy tự giác và năng suất chất lượng làm thước đo trình độ lao động, trình độ tổ chức sản xuất. Không bắt ép dân lao động kiểu cưỡng bức, phải cho họ “suy nghĩ bằng cái dạ dày của mình và danh dự trước cộng đồng”.
    Điều 26. Không được cho, nhượng, sang, bán đất đai, không có quyền thừa kế đất đai, gia cư. Nếu có nhu cầu sử dụng riêng, cần ở thì họ phải báo với Công xã, Công xã nhất trí đổi lại cho họ thì họ mới được đổi nhưng cấm lợi dụng việc này để tích lũy đất đai cá nhân. Cấm cá nhân có hai nơi gia cư, hai nơi đất đai sản xuất. Người khi từ trần thì trả lại đất đai cho Công xã; riêng nơi ở, Công xã sẽ cấp nhà cho dân cư, mỗi người chỉ được một nơi ở, cho nên không duy trì quyền thừa kế nơi ở. Con cháu, người thân có nhà ở riêng, nếu chưa có, muốn lấy lại nhà ở của người quá cố thì phải được công xã đổi cho; nếu đã có rồi, muốn có nữa là sai luật. Nếu gia đình muốn ở chung thì tùy ý, có thể trả lại hoặc không trả lại nhà cho công xã, nhưng không để lãng phí, khi những người khác không có nhà ở hoặc phải xây mới, tốn công sức của nhân dân.
    Pháp luật phải loại trừ vĩnh viễn sự tham lam và bất công về đất đai nhà ở.
    Điều 27. Khi sản xuất ra vật phẩm mới, các Công xã thông báo, phổ biến kinh nghiệm, tổ chức sản xuất cho dân cùng hưởng dần dần theo khả năng sản xuất. Các đồ cũ cần thống nhất tái chế, xử lý hoặc chuyển cho những nơi kém phát triển hơn, tránh tình trạng nơi thừa bỏ đi, nơi không có dùng. Tất yếu sẽ có tình trạng văn minh, lạc hậu khác nhau, do trình độ, đặc điểm địa lý, xã hội, tài nguyên… khác nhau, cho nên việc giúp đỡ, tương trợ nhau giữa các quốc gia, công xã là trách nhiệm cao quí của toàn dân Thánh Đức.
    Điều 28. Người già không con cái, có nhu cầu sống tập thể; người cô đơn, bệnh tật không nơi nương tựa, không có khả năng lao động; người mồ côi trước tuổi lập gia đình được Công xã nuôi tại nơi tập trung, được phục vụ chu đáo, đầy đủ đãi ngộ như mọi công dân khác. Không để tình trạng người vô gia cư.
    Điều 29. Không để tình trạng dân di cư tự do, di chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách tự do. Mọi công dân chuyển nơi ở từ nơi này đến ở hẳn nơi khác phải được sự đồng ý của hai nơi đi và đến.
    Giảng: Di cư tự do có nguyên nhân kinh tế là chủ yếu. Đi làm thuê, đi buôn bán qua lại… Di cư tự do trong thời Thánh Đức là không nên có vì tính chất khép kín của nhân khẩu và nhân lực tại địa phương. Trường hợp cần xuất khẩu nhân lực thì các Khu tự trị sẽ liên kết trao đổi với nhau. Nếu đi du lịch, công tác thì tự do, nhưng di dời đến ở hẳn một nơi khác để đi làm thuê, hay buôn bán, sẽ không cho phép.
    Điều 30. Tổ chức phân chia khu vực địa lý quốc gia phù hợp với đặc điểm địa lý, văn hóa, dân tộc nhưng phải chú trọng cơ cấu dân cư và hoạch định sự phát triển lâu dài trong cộng đồng Thánh Đức. Tránh tình trạng nơi quốc gia đông dân nhưng địa lý nhỏ, nơi quốc gia ít dân, nhưng địa lý rộng, về lâu dài sẽ gây ra tình trạng tranh lấn không gian sống và di cư tự do, gây nhiễu loạn xã hội, gây bất công về không gian sống sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng cơ cấu dân cư- lao động, sản xuất, trình độ phát triển văn minh, thậm chí gây ra chiến tranh sắc tộc, quốc gia để chiếm không gian sinh tồn.
    Đây là điều rất quan trọng để tạo ra sự ổn định lâu dài cho an ninh và đời sống của nhân dân Thánh Đức. Nên khi lập Thánh Đức sẽ kiên quyết phân chia và lập lại địa lý các quốc gia cho phù hợp đúng luật tự nhiên và luật phát triển của xã hội Thánh Đức.
    Giảng: Thực ra điều này khó phân định ban đầu, vì có nơi rất ít dân theo qui định ban đầu của 18 Khu Thánh Đức, nhưng dần dần sẽ chuyển dịch dân số ổn định đến cân bằng dần. Khác biệt về dân cư và địa lý là điều không thể tránh khỏi.
    Điều 31. Chống phân chia giai cấp bằng các biện pháp chính:
    - Trong Công xã, bảo đảm việc làm, khép kín.
    - Không lập các hội đoàn nghề nghiệp riêng.
    - Chấp hành nghiêm các điều luật về sử dụng nhân tài và cán bộ đã qui định.
    - Không duy trì quyền lực tập trung trong tay một người dưới Quốc vương và tại một cơ quan.
    - Không duy trì kinh tế thị trường, hàng hóa tự do, trao đổi tiền tệ.
    - Sở hữu toàn dân.
    - Phân chia chặt chẽ công bình nhân lực, vật chất, nơi ở, đất đai nhà cửa…
    - Duy trì chặt chẽ hệ thống an sinh cộng đồng xã hội chung.
    - Quản lý chặt chẽ dân cư, phân bố đều dân cư.
    - Phân phối nghề nghiệp nhân lực cân bằng và mức hưởng thụ vật chất của mọi công dân ngang nhau trong Công xã, trong các nghề nghiệp bằng giấy chứng công, tạo ra sự đồng đều trong vương quốc, giữa các quốc gia, khu tự trị.
    - Các chế độ kinh tế, văn hóa, lao động như nhau.
    - Bỏ chế độ hưu. Thực hiện làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
    - Đưa công nghiệp vào nông nghiệp, đưa nông nghiệp vào dịch vụ công nghệ và sản xuất vật chất, lương thực thực phẩm, chúng liên hệ chặt chẽ với nhau thành một chuỗi, không phân ranh giới trong dây chuyền sản xuất, tiêu thụ và phân phối, nên không còn phân ngành hoặc phân chia chênh lệch nhiều về nghề nghiệp và quyền lợi lao động, sức lao động.
    Ví dụ: Trong Công xã, khâu sản xuất lúa giao cho nông dân, nhưng nông dân trong Công xã tổ chức chế biến lương thực ngay tại chỗ, phát cho nông dân ngay; trong một gia đình có cả người gặt hái, người làm chế biến lương thực, người chăn nuôi, người sử dụng máy móc chế biến thực phẩm. Như vậy xóa bỏ ranh giới nghề và giai cấp ngay trong gia đình. Trong khu tự trị, có các nhà máy xen kẽ với đồng ruộng, vườn; trường học trong công xã, khu tự trị tạo ra nhân công ngay cho Công xã; các giáo viên và người không trực tiếp lao động được nhận giấy chứng công như mọi người khác. Như vậy không còn phân cấp tầng lớp, phân hóa giàu nghèo, giai cấp.
    Điều 32. Nhà nước không trả lương cho bất kỳ ai.
    Từ Quốc vương trở xuống nhận giấy chứng công tại nơi sinh sống. Giấy chứng công của Quốc Vương như giấy chứng công của người khác. Vua cũng chỉ được hưởng quyền lợi như mọi người; có thể được sự chăm sóc đặc biệt riêng để bảo vệ sức khỏe làm việc tốt.
    Điều 33. Công dân bình đẳng, thân ái đoàn kết yêu thương nhau như anh em trong một đại gia đình. Không phân biệt dân tộc, quốc gia, văn hóa; xóa bỏ phân hóa giàu nghèo; không phân chia giai cấp, ai cũng có cơ hội thể hiện tài đức của mình để tham gia Thánh Đức, tham gia quản lý xã hội, sau đó trở thành người dân bình thường.
    Điều 34. Nghiêm cấm thói quen đút lót, biếu xén chạy chọt xin việc, chạy danh lợi. Mọi cán bộ cấm nhận quà của công dân, trừ nhận quà của người trong gia đình một cách minh bạch. Ai muốn cho cán bộ thứ gì vì ân tình thì phải ghi vào sổ hành chính công, đồ đó chỉ được dùng một phần, còn lại bị sung công.
    Nếu phát hiện có biếu xén riêng, cán bộ đó lập tức bị biếm chức, cho thôi việc lập tức mà không cần xét xử. Cấm mời cán bộ ăn uống vì lợi ích riêng tư cá nhân.
    Giảng: Thói quen biếu xén thì xã hội nào cũng có, con biếu cha mẹ, em biếu anh chị, cấp dưới biếu cấp trên, cảm ơn, cảm tạ. Thực ra cái đó không thể cấm, nhưng biếu đút lót để lên lương bậc, chạy chọt xin việc thì cấm, vả lại thời Thánh Đức do thi nhân tài các cấp khó có chuyện chạy chọt cơ hội, mà bổng lộc của xã hội không có nên các chỉ tiêu bảo vệ không cho tham nhũng khá tốt. Các kho lương thực, các bộ phận phân phối được giám sát đặc biệt, có Hội đồng Giám sát của Công xã kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt là phải giáo dục tinh thần tập thể, tinh thần tự giác rất cao của dân chúng, không thể để tham ô tham nhũng. Nếu có, lập tức sẽ biết ngay và xử lý ngay.
    Gia đình cán bộ cũng được cấp đất, chứng công như người khác. Với cán bộ không trực tiếp lao động thì vẫn được cấp giấy chứng công bình thường. Đó là đặc quyền duy nhất để nuôi sống cán bộ. Nếu dân chúng thương yêu cán bộ mà cho quà, ví dụ cho con gà con cá thì tốt, cũng chả sao, cho thì lấy, cần công khai. Nhưng nếu cho quá nhiều và lợi dụng thì phải bỏ ngay. Mời ăn là chuyện bình thường, nhưng mời vào việc riêng tư, lợi lạc cá nhân thì nên tránh.
    Điều 35. Sản xuất đủ nhu cầu cần thiết, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Hưởng theo nhu cầu là: Làm đủ ăn, ăn đủ sống. Không sản xuất thừa thãi để tranh tham. Không sản xuất thiếu đói để tham thèm. Điều tiết qui mô sản xuất giữa các vùng, các khu tự trị, đảm bảo trong một khu tự trị phải bảo đảm các nhu cầu sống của nơi đó, nên không cần di chuyển và trao đổi hàng hóa nhiều, tránh gây rối loạn và lộn xộn cho điều tiết kinh tế, gây lãng phí công vận chuyển, công trao đổi. Vật phẩm trao đổi cho nhau trên cơ sở ngang giá, tự qui định, không ép buộc.
    Giảng: Thực ra là tiến hóa cao của Thánh Đức là ĐẦY ĐỦ HOÀN TOÀN-KHÔNG THIẾU THỨ GÌ CẦN THIẾT cho đời sống. Nhân dân no ấm, sang giàu, NHƯNG KHÔNG THỪA THÃI VÀ BẤT CÔNG BẰNG BÌNH ĐẲNG.
    Ví dụ trong mọi nhà đều có tất cả các vật dụng, máy móc, phương tiện cần thiết, không quá nhiều, không vứt văng vãi. Còn nhu cầu ăn uống thì ăn đủ sống thôi, hết lại đến công xã lấy, không tích lũy làm gì trong nhà mấy tạ gạo hay mấy kg thịt làm gì. Giống như thời thị trường, hết ăn trong ngày lại mua. chỉ khác là không phải đi mua mà đi lấy về.
    KỲ NGHỈ, THÁNG NGHỈ LỄ: Còn một ưu việt nữa của xã hội Thánh Đức chúng ta cần ghi nhớ, đó là do tính chất yên tĩnh của tư tưởng xã hội cũng như con người, trạng thái thanh tĩnh của con người SỐNG CHẬM, SỐNG GIẢN DỊ, HIỀN LÀNH, nên sống kết hợp với tu luyện Thiền định. Một năm khi đã xong mùa vụ, sản xuất đã hoàn thành chỉ tiêu, là lúc nghỉ ngơi. Khi đảm bảo nhu yếu phẩm đầy đủ dự trữ thì thời gian đó là VÀO KỲ NGHỈ. Một năm có thể lên đến 4 kỳ nghỉ, mỗi kỳ một tháng. Chỉ ăn chơi, du hý, tổ chức văn nghệ, tổ chức ăn uống tiệc chung, dạ hội, các lễ trong 4 ĐẠI TỨ KHÍ trong năm nên trùng với 4 tháng nghỉ này gọi là THÁNG NGHỈ LỄ. Hoặc có nơi tổ chức cá nhân vào thiền định cả tháng làm yên ổn thân tâm và linh hồn mình thanh tĩnh hơn.
    Vào thời Thánh Đức sẽ có một số Vương Quốc Ánh Sáng chuyên lập các tu viện tu thiền và không lập gia đình, không ở dạng chùa như đạo Phật. Họ sẽ lao động mấy tháng, còn lại chỉ nghỉ ngơi, ngồi thiền hay đi du lịch trải nghiệm, nhưng thiền là chính. Đây là xã hội Thần Thánh như trên các cõi cao, khi sử dụng vật chất giảm xuống, các Thần Thánh Tiên Phật nghỉ ngơi, an tĩnh là chủ yếu.
    Điều 37. Các Công xã duy trì các chế độ tự quản đặc biệt, vật phẩm chia cho gia đình theo công lao động và theo số lượng vật chất mà công xã đạt được; Công xã làm được nhiều thì chia cho dân nhiều và ngược lại. Mỗi ngày lao động tính bằng công, một công được bảo đảm đủ ăn trong ngày đó; nếu là nông dân, có thể khoán sản phẩm theo đơn vị sản xuất và đơn vị tư liệu lao động, nhưng phải nộp sản phẩm cho Công xã, sau khi đã tự nhận một mức vật phẩm nhất định chung theo qui định nhằm để tránh tình trạng lâu dài có thể làm phân hóa giàu nghèo.
    Điều 38. Trong gia đình, bảo đảm đủ sống không quá 1 tháng. Tổ chức phân chia vật phẩm đến từng hộ gia đình. Khi vật phẩm nhiều thì hộ gia đình có quyền chọn lựa vật phẩm theo nhu cầu, đó là hưởng theo nhu cầu. Tài sản làm ra được tổ chức phân chia ngay, còn lại 1/3 làm dự trữ phòng trữ.
    Thánh Đức không cấm tư hữu giản đơn, tức tư hữu mức sống. Công xã phát triển càng cao thì mức hưởng thụ vật chất của người dân càng cao và hiện đại văn minh, nhưng vật chất ấy phải chia đều, không cào bằng. Nghĩa là, người lười nhác, yếu kém thì không được hưởng như người tốt, nếu họ không tiến bộ thì cho họ đến nơi có mức tiến hóa tương ứng, đó mới là công bằng. Cần công bình, nhân ái, tương trợ nhau cùng hạnh phúc, no ấm.
    Điều 39. Xóa bỏ tận gốc nguyên nhân chia rẽ và bất công là: Tham danh lợi, tham quyền lực và tham giải thoát (lười lao động, tránh đời, tu ích kỷ).
    Lòng tham vật dục tiền bạc là động lực chính yếu thúc đẩy CNTB phát triển, gây ra nạn áp bức bóc lột, bất công, phân hóa giàu nghèo, họa chiến tranh xâm lược, xâm chiếm thị trường… Phải loại trừ được lòng tham vật dục, nhưng lại cần bảo đảm sự phát triển tiến bộ không ngừng của xã hội Thánh Đức.
    Nếu phân hóa giàu nghèo sẽ sinh phân hóa giai cấp, tầng lớp và sinh thị trường, rồi sinh tiền tệ, sinh thâu tóm nhân lực, quyền lực, rồi gây chia rẽ xã hội, đấu tranh giai cấp, sẽ có chiến tranh và chia rẽ làm tan rã Thánh Đức, nhân loại lại có bất công, chiến tranh, bao tội ác và thói tật ghê tởm bắt nguồn từ thói tham lợi danh và tranh đoạt của con người như trong lịch sử cũ.
    Sự đồng đều tạo ra hạnh phúc chung, xã hội không phân hóa, không chênh lệch, tổng mức của cải thì vẫn thế nhưng phân chia đều thì làm xã hội an bình. Đồng đều tạo ra sự bình đẳng quyền và lợi ích, từ đó tạo ra các giá trị quân bình, ngang nhau, tránh tranh đoạt và xung đột ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không còn tha hóa nhân cách vì tranh tham, không còn tha hóa đạo đức và ai cũng bình quyền và được tôn trọng như nhau.
    Chống CNTB, vì tạo cho con người lòng tham vô đáy, bất cần sự đau khổ và nghèo đói, thất nghiệp, vô gia cư, bệnh tật không có tiền chữa của người khác.
    Mục tiêu và cũng là biện pháp của Thánh Đức là chống Tư hữu cá nhân về tư liệu sản xuất chính, chống Chủ nghĩa Tư bản, chống tích lũy tài sản cá nhân quá mức cần thiết, chống phân hóa giàu nghèo và xóa bỏ tận gốc đẳng cấp, bất công, cục bộ bản vị và chiến tranh từ nguyên nhân xã hội. Chúng làm nảy sinh các tội ác và đau khổ cho nhân loại cần lao. Thà hưởng thụ ít, phát triển chậm nhưng bình đẳng, công bình, đồng đều tuần tự tiến bộ và an lạc còn hơn là phát triển nhanh, đầy tội ác, tham tàn, chiến tranh thì sẽ đẩy nhân loại đến vực thẳm đau khổ và mất mát hơn rất nhiều so với một thế giới bình an. Đồng đều, phát triển chậm, chắc nhưng đến giai đoạn bản lề sẽ có nhảy vọt, phát triển nhanh, đưa nhân loại đến một nền văn minh cao đẹp vĩ đại, đó là Thiên đường tại thế. Xóa bỏ tận gốc các hình thức tư hữu về tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế TBCN.
    Điều 40. Không áp dụng chế độ kinh tế hàng hóa với tư cách là trao đổi lấy lãi và lợi nhuận mà trao đổi hàng hóa ngang giá trị lao động.
    Giảng: Trao đổi ngang giá trị lao động là trao đổi đúng giá trị gốc của sản phẩm đó, lấy giá trị cốt lõi của nó mà không tính lợi nhuận.
    Trước kia, khi còn các Công xã thời nguyên thủy, chưa hình thành thị trường thì chưa có hàng hóa trao đổi. Đến khi hình thành thị trường chưa có tiền thì họ trao đổi bằng ngang giá với nhau, rồi xuất hiện tiền. Bây giờ chúng ta xoa bỏ tiền thì trao đổi ngang giá với nhau. Có mấy cách như sau:
    1- Thống nhất mức giá chung, lấy gạo làm cơ sở để tính. Gọi là GIÁ TRỊ ĐỊNH MỨC bằng 1kg gạo. 1 Giá trị định mức bằng 1 ngày công lao động. Tại sao chọn gạo, vì gạo nuôi sống con người, là lương thực chính yếu. Một kg thịt bằng 3kg gạo (bằng 3 giá trị định mức). 1 Tấn xi măng bằng 5000 giá trị định mức. Vậy sẽ hỏi nhau 1 tấn thép năm nay bằng bao nhiều giá trị định mức? Trả lời là 3000 chẳng hạn. Công xã tôi xuất 1 tấn thịt, bằng 3000 giá trị định mức, cơ quan anh có đổi được 200 m vải cũng bằng 3000 giá trị định mức là được. Như vậy, có vẻ phức tạp về cách tính một chút nhưng lại nhàn, thuận lợi là như thế này: Hàng năm (tốt nhất hàng năm) căn cứ vào tình hình của sự sản xuất xã hội mà Khu Tự trị đưa ra giá trị định mức cùng các Công xã họp bàn thống nhất giá trị định mức năm nay là bao nhiêu để đảm bảo sức sản xuất và đời sống chủ yếu của nhân dân. Vì hoạch định như thế nên các Công xã và xã hội rất nhàn, chỉ có trao đổi cho nhau nhanh chóng mà cũng chẳng phải tính toán bán buôn lỗ lãi, tìm nơi tiêu thụ thị trường trôi nổi như xã hội kinh tế thị trường.
    2- Thống nhất riêng với nhau về cách trao đổi mà không phụ thuộc xu thế chung. Ví dụ tôi có 1 tấn gạo, anh có 1000m vải tốt, tôi đổi ngang giá cho nhau, hoặc thấp hơn do tôi thừa gạo rồi, miễn là đổi được đúng ý định.
    3- Lập một Hội đồng Quản lý giá trị Thông thương, Hội đồng này quản lý các hình thức trao đổi, giúp điều tiết các giá trị với nhau trong thời gian nào đó. Họ sẽ tự động điều tiết các giá trị, giới thiệu các hàng hóa khác nhau và các cung ứng khác nhau cho các nơi, các địa phương. Hình thức của Hội đồng này gần giống Công ty môi giới, có điều tiết và cân chỉnh các giá trị, nhưng hoạt động không lấy lãi mà làm theo hoạt động của nhà nước.
    Điều 41. Các khu tự trị tự chủ, trao đổi vật phẩm cho nhau theo nhu cầu của đời sống dân cư. Nhà nước Thánh Đức và Quốc vương, Quốc trưởng không tham gia điều tiết kinh tế vĩ mô- xét một cách hẹp, mà chỉ chỉ đạo công cuộc phát triển kinh tế chung và điều tiết quá trình sản xuất đó cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của xã hội. Chống cách quan liêu bao cấp và nền kinh tế kế hoạch mệnh lệnh, mà tự các khu tự trị phải năng động và tự điều tiết quá trình sản xuất với nhau.
    Sẽ có các khu tự trị nghèo, giàu khác nhau nhưng đến một lúc nào đó, họ sẽ phát triển tới hạn đồng đều, nhờ việc tương trợ cùng phát triển và trao đổi khoa học kỹ thuật, văn hóa, tri thức trong sự phát triển lành mạnh, không cạnh tranh ích kỷ như chế độ TBCN.
    Hàng năm tổ chức các Hội chợ kinh tế do Hội đồng Tương trợ kinh tế tổ chức, của các khu tự trị để họ trao đổi với nhau về kinh tế ngang giá, ký kết các hợp đồng kinh tế cho phù hợp với nhu cầu dân cư tại đó. Và có thể tương trợ cho nhau.
    Như vậy là có tồn tại nền kinh tế hàng hóa, nhưng là nền kinh tế hàng hóa của Chủ nghĩa Cộng sản Thiên Đạo.
    Điều 42. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách: Lao động cao cả và kiên trì quyết tâm sáng tạo, phát minh để tạo ra đời sống chân chính, đảm bảo lợi ích, bình đẳng và hạnh phúc tự nhiên cho mọi công dân. Mọi công dân phải xác định: Lao động sản xuất để tạo ra của cải cho bản thân và cho tập thể. Xóa bỏ bất công, bất bình đẳng, sự tham lam, muốn vậy phải thực hiện chế độ phân chia hợp lý. Làm theo lao động và hưởng theo nhu cầu của chính họ, không phải là nhu cầu vô đáy. Hưởng theo nhu cầu tự giác tới hạn.
    Giảng: Lao động tập thể là lao động tiến hóa cao nhất của con người, đó là tính chất cộng đồng xã hội phát triển đến trình độ tổ chức tập thể tất yếu. Không thể có xã hội văn minh nếu không có lao động tập thể, nên không những đó là nghĩa vụ mà còn là niềm tự hào khi chuyên môn hóa cao và hình thành các phương thức lao động cao. Thời Thánh Đức phải giáo dục sâu sắc tinh thần Lao động cao cả: Tinh thần tập thể, tinh thần cống hiến và tinh thần phục vụ. Xóa bỏ tư tưởng cha chung không ai khóc, nếu lao động tập thể không có giao khoán, không có định mức tập thể sẽ khó khăn trong duy trì tính tự giác.
    Hưởng theo nhu cầu tự giác tới hạn: Có nghĩa ảnh hưởng đến mức cần thiết của nhu cầu, không tham quá; giống như vào ăn tiệc chung, chỉ ăn đến no chứ không tìm cách gói phần đem về nhiều thêm.
    Điều 43. Không lãng phí nhân tài, cấm đì nén, trù dập nhân tài, phải coi nhân tài là tài sản đặc biệt của xã hội, cần sử dụng và bảo vệ nhân tài, sử dụng đúng việc, đúng chỗ, tránh lãng phí. Sử dụng nhân tài không phân biệt tuổi tác, giới tính. Ai có tài hơn và có khả năng hơn thì phải được sử dụng ở công việc và vị trí cao hơn. Ngoài cuộc thi nhân tài do Vương quốc tổ chức thì hàng năm, các Công xã tổ chức thi bình chọn hiền tài, chọn lọc và tìm kiếm nhân tài ở các lĩnh vực, bình xét họ, bỏ phiếu đánh giá, sau đó được Hội đồng quản lý trực tiếp sử dụng. Đây là một cuộc thi công chức tổng hợp.
    Giảng: Thường thì với con người chưa tiến bộ thường có tư tưởng sợ người khác hơn mình, sợ người tài giỏi hơn mình, thấy khó chịu, đố kỵ khi có người hơn mình hoặc tìm cách ghen tỵ, đấu đá, chiếm cái mà mình lẽ ra không xứng đáng hưởng. Nên kẻ tham ác gian nó thường chiếm, cướp, hãm hại kẻ tài giỏi, cao quý hơn mình. Thấy người thông minh, tài giỏi, cao quý, nó ghen ghét ghê gớm, có khi mất ăn mất ngủ… Trong khi với người trưởng thành tiến bộ, lành thiện thì họ yêu quí kẻ tốt, kẻ tài giỏi, chấp nhận số phận của mình dưới quyền người tài giỏi…
    Nên ở đâu mà có đì nén, trù dập nhân tài thì ở đó thường lãnh đạo một là dấu dốt, hai là tham ác, ba là đểu rả, thị quyền, che dấu uy tín giả hoặc cả phường gian ác bu vào đánh phá hiền nhân… đó là thời đọa của nơi đó. Khi cái ác lên ngôi, vênh vang tự đắc, diễn trò đểu cáng thì nơi đó lành thiện câm mồm, dấu lời nói thật, tài năng che dấu, dĩ hòa vĩ quý, ngậm bồ hòn để tồn tại. Kinh nghiệm cho thấy, văn hóa tiểu nông thường sinh lắm đứa láo khoét, gian dối đã đành mà tính đố kỵ, tiểu xảo vặt vãnh, ranh khôn thông manh, đẻ ra lắm trò đểu cáng, bỉ ổi, tranh dành hãm hại nhau hôi tanh bẩn thỉu. Ta nói đích thị người Việt, người Tàu hôi. Thói làm ăn tiểu nông làm phát sinh các tâm hồn nhỏ mọn, tính cách lởm khởm nhố nhăng càn bậy, cực kỳ đố kỵ, thích cào bằng, thấy ai hơn mình thì gan ruột sôi lên. Lũ mục ít học thì thấy ai xua chó vào bụi rậm đều nháo theo, ăn theo, chửi bậy. Dân Bắc Kỳ VN thường thâm hiểm, ăn nói bí hiểm, cạnh khéo độc hiểm khó lường, tính cách thì láo nháo, thích hội chứng đám đông, tư duy nông cạn, thiển cận, ham nhìn chứ không ham nghĩ. Thượng đế gieo Thiên Đạo xuất phát từ Việt Nam, nhưng con đường Thánh Đức thành công thì Việt Nam sẽ đi sau rốt. Chủ nghĩa Xã hội có thành công thì Thượng đế còn phải hít cả tỷ tấn cặn bã nữa mới thành. Tại sao, các con phải hiểu, cũng như Chủ nghĩa cơ hội thực dụng đầy mánh khóe của lũ quan gia cán bộ, toàn là linh căn xuống trần mà tham lam đểu rả còn hơn Tư bản.
    Sau, tất cả công tác cán bộ phải thi công chức hết, thi trổ tài cho nhân dân tham gia, cho hiền tài nở mặt, lúc đó lũ nặc nô ngu dốt phải cúi mình để người hiền dạy dỗ. Thời sau này, cứ phát hiện kẻ đểu cáng trong xã hội, Ta sẽ bóp chết không sống được. Đó là TRỜI TỪ BI giải thoát xã hội cho lũ ác chúng nó.
    Điều 44. Đảm bảo quyền được lao động và cống hiến, bảo vệ nhân tài: làm việc và cống hiến theo khả năng cao nhất. Ai có tài mà dấu hoặc cống hiến cầm chừng sẽ được tập thể nhân dân phán xét, được Hội đồng giám sát phê bình và giáo dục. Kẻ đố kỵ, tỵ nạnh với nhân tài sẽ bị trị tội. Ai có khả năng riêng, nghề riêng, tài riêng thì cần phổ biến. Nếu sự phân công lao động chưa cụ thể thì người đó được hưởng quyền lợi ưu đãi, nhưng không đến mức tích lũy dư thừa. Chống thái độ giấu tài, giấu nghề, trung bình chủ nghĩa, cha chung không ai khóc, làm việc cầm chừng. Những kẻ xấu, có thói ghanh ghen, đố kỵ, hãm hại nhân tài phải được đưa đến một khu vực riêng dành cho những kẻ ngu đần và phá hoại, để chúng tự giáo dục lẫn nhau.
    Điều 45. Mọi người phải làm việc, đảm bảo ai cũng phải lao động theo khả năng và sức lực của mình, trong mọi hoạt động của công xã với tinh thần tự giác tuyệt đối và sự nhiệt tình cao cả, nhưng không làm quá, làm cố để dư thừa vật chất. Lấy đạo đức lao động và tự giác phấn đấu làm công quả và thước đo tiến hóa trong hiện kiếp.
    Mọi kẻ thiếu tự giác, ỷ lại, phá hoại và lười lao động, phải tẩy chay khỏi cộng đồng một cách thuyết phục, không đàn áp mà đưa tách sống một khu vực riêng, tại đó họ được giáo dục và học cách lao động nghiêm chỉnh, tự giác, sống theo đúng giá trị mà họ tạo ra. Những kẻ này sẽ được bề trên và các quan giám sát đánh giá, thẩm định nhân cách. Xã hội Thánh Đức càng phát triển cao thì nhân cách con người càng hoàn thiện, phát triển. Khi con người không tự giác tu tập, tất yếu sẽ bị xã hội loại thải. Kiếp sau sẽ không cho đầu thai hoặc tiếp tục cho vào nơi đầu thai khác để trả quả. Đó là hình phạt đối với một linh hồn.
    Điều 46. Giá trị nhân cách con người, qua giáo dục nghiêm túc được đánh giá thông qua lối sống và kết quả đóng góp cho xã hội, thông qua tu tập và khai mở năng linh, thông linh tiến hóa linh hồn; đó là công quả cụ thể, chính xác của kiếp tiến hóa. Tất cả mọi kẻ không nhận được giá trị này, cố tình không nhận thức được vấn đề này thì không xứng đáng làm dân Thánh Đức.
    Giảng: Lối sống và kết quả đóng góp cho xã hội. Lối sống thế nào thì nhân dân cũng biết, giản dị, thật thà, nhân hậu, thương người hay là tham ác, đấu đá, tham ô, tranh dành, hiểm ác.
    Thông qua tu tập và khai mở năng linh, thông linh tiến hóa linh hồn: Tu luyện là tu tâm dưỡng tính là chính. Tu luyện thân thì lấy Thiền định thường xuyên là chính. Nếu đã khai mở tâm linh thì càng phải hiền hiếu với Cha Mẹ Trời và hiền lành, sống chậm, an nhiên tự tại để bảo vệ cõi vô hình. Vì chúng ta biết khi khai mở tâm linh mà xuất hồn sẽ gây chấn động rất lớn trong cõi vô hình, nên khi đã khai nhãn thấu thị mà thích bói toán kiếm lộc thì càng làm rối loạn các cảnh giới; nếu gian ác thì hóa thân tư tưởng phóng chiếu lên không gian càng làm thế giới tâm linh xáo trộn. Nên trong thời Thánh Đức, sẽ phải chi phối cách sống tâm linh lành mạnh. Theo Luật Vũ trụ và truyền thống của Thiên đình, nếu có kẻ xuất hồn gây náo loạn, đều bị đoạt mạng mang về trị tội.
    Điều 47. Người già và trẻ em, người tàn tật được nuôi dưỡng miễn phí, không cần lao động. Bỏ chế độ hưu trí. Mọi người lao động theo nghĩa vụ đến khi hết sức lao động thì được Công xã nuôi miễn phí.
    Điều 48. Trong mọi hình thức tổ chức, giáo dục và quản lý xã hội, công dân, tránh cực đoan, chủ quan duy ý chí, cứng nhắc, nhiệt tình phá hoại, nóng vội. Trách cứng nhắc, hình thức, máy móc, chạy theo mô hình khô cứng, vượt năng lực phát triển hiện có. Tùy theo trình độ tiến hóa văn minh và sự phát triển của sản xuất, khoa học kỹ thuật, thì các Công xã, các khu tự trị tổ chức các hình thức quản lý hành chính, hình thức phát triển sản xuất và tổ chức quản lý xã hội nơi đó một cách thích ứng trên nền tảng vĩ đại của luật Thánh Đức.
    Giảng: Đây là chống tư duy duy ý chí, nóng vội, chủ quan, chạy theo thời thượng, học mót, học vẹt, học theo nhau mà không chú ý đến tính chất đặc điểm riêng của bản sự địa phương, quốc gia mình, nên đôi khi nóng vội, áp dụng áp đặt chủ quan, gây hậu quả. Kinh nghiệm thì nhiều rồi, học mót, học theo nước ngoài, tư duy hời hợt, bệnh phiến diện, bệnh hình thức, bệnh quan liêu, bệnh lý thuyết xuông, bệnh giáo điều sách vở…
    Trong vườn có các loại cây quả màu sắc khác nhau, huống gì quốc gia hay thế giới, bắt rập khuôn cùng một loại quần áo, tư duy thì không ai chịu nổi. Đây là cái khô cứng, cứng nhắc, dẫn đến tan vỡ của khối XHCN, nguyên nhân chính là không chuyển hóa nhận thức liên tục, bám vào kết cấu cũ trong khi xã hội và nhân dân đã bước sang yêu cầu mới. Tất cả các mô hình kinh tế phải năng động, không cần Tư bản thị trường gây tai hại cho xã hội Cộng sản. Lúa thì phải đổi giống thường xuyên, đến các hình thức sở hữu lao động giản đơn đến tập thể phải được thường xuyên đổi mới.
    Điều 49. Cấm tuyệt đối các hình thức lừa dân, mị dân, dấu dốt, đạo đức giả và nguy cơ phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai cấp. Xã hội Thánh Đức là xã hội không có giai cấp, không có đấu tranh giai cấp và phân tầng xã hội. Bằng cách không duy trì các cấp quyền lực quá lâu, trừ Quốc Vương để tập trung quyền lực thống nhất, ổn định và duy trì Chính pháp tuyệt đối của Thiên Đạo. Không tạo ra của cải dư thừa, lãng phí, mất công bằng và mất cân bằng trong nhân dân; cấm các khả năng tạo ra cách chiếm dụng tài sản công; giám sát chặt chẽ chức sắc; hạn chế tối đa việc phân hóa quyền lực bằng cách bầu cán bộ, giám sát chặt chẽ các hội đồng, không cho công chức các cơ hội tranh lợi danh và tìm cách lũng đoạn quyền lực cục bộ, leo lên các bậc thang quyền lực nguy hiểm đến an ninh Thánh Đức.
    Giảng: Không duy trì các cấp quyền lực quá lâu, trừ Quốc Vương. Thực ra ngôi vị Quốc Vương Thánh Đức, Tổng Thống Hoàn cầu cũng chỉ làm có 9 năm và do 18 Khu vực Thánh Đức bầu lên trong các cuộc thi Nhân tài đến hạn; và lần lượt 18 Khu vực thay nhau làm Tổng thống. Như thế là đủ 9 năm một Khu vực; sau 162 năm lại đến lượt, nhưng đến khu tiếp theo là khu B, rồi lại sang A, cứ như thế; vậy phải đến 324 năm sau mới lại đến lượt khu cũ đó. Trong Khu vực lại có 4 Đại Quốc, có cả 2 miền Âm, 2 miền Dương. Vậy thì đến khu vực 1 chẳng hạn, đến khu A làm đại diện lên Tổng thống mà đến Đại Quốc miền âm thì ngôi âm phải lên làm tổng thống thế giới. Tức là cơ hội cho nam và nữ làm Tổng thống thế giới ngang nhau.
    Tất cả các cán bộ chỉ làm một lần rồi nghỉ. Nếu có nơi cần chuyên gia thì chuyển đến làm chuyên gia chứ không có chế độ cố vấn cao cấp.
    Điều 50. Hàng quí, nhân dân tự giác gửi các bản đóng góp ý kiến cho cán bộ lên Hội đồng Giám sát Công xã; tham gia ý kiến đóng góp tới mọi cấp quyền lực cấp trên khác bằng cách gửi đóng góp kiến nghị lên hệ thống Hội đồng Nguyên Lão Tối cao của Giáo hội- Quốc Vương. Ai vi phạm các qui định về quản lý, đạo đức thì được nhân dân xem xét bằng hình thức tổ chức phê bình qua văn bản. Ai không tiếp thu, sửa chữa, chế áp nhân dân, trù dập người phê bình thì nhân dân gửi văn bản lên Hội đồng Nguyên Lão các cấp. Trong thời gian một tháng, mọi kiến nghị của nhân dân phải được giải quyết.
    Điều 51. Mọi thắc mắc, khiếu nại của nhân dân phải được giải quyết nghiêm túc, nghiêm minh. Nơi nào để bức xúc chân chính của nhân dân gây nên tình trạng bất bình, mất đoàn kết cao, gây ảnh hưởng đến xã hội thì cán bộ cấp đó và cấp trên một cấp phải bị kỷ luật ngay lập tức. Cán bộ vi phạm kỷ luật bị bãi chức vĩnh viễn.
    Điều 52. Chống tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, mệnh lệnh. Quan liêu sẽ làm tan rã Thánh Đức. Quốc vương mà quan liêu, để cấp dưới thoán lệnh, gây hậu quả nghiêm trọng thì phải từ chức! Các chức sắc quan liêu, công việc đình đốn, dân sự thối nát, tất phải phế truất lập tức.
    Giảng: Quan liêu thì xa rời hoạt động thực tế, thường không nắm bắt được thực chất hiện trạng, trong khi đó thì xã hội, con người biến động liên tục. Có lãnh đạo thì phải có kiểm tra, báo cáo, giám sát, nếu không lãnh đạo thì sẽ mất chỗ dựa thực sự. Cấp Khu Tự trị khá xa dân nhưng do tính chất tự trị, nên cũng không cần kiểm tra cứng mà thỉnh thoảng vi hành bí mật xuống đi du lịch, điều nghiên, không cần tiếp đón để xét tình hình. Cấp Công xã thì phải bám sát nhân dân và công việc hàng ngày.
    Cửa quyền, hách dịch kiểu cán bộ xin cho thời bao cấp thì tuyệt nhiên mất chất cán bộ Thánh Đức. Phải xác định anh làm cán bộ là nhân dân lựa chọn anh và giao nhiệm vụ cho anh giúp nhân dân, được nhân dân trả lương cho anh trong khi họ phải lao động trực tiếp. Anh không làm quan, muốn cho ai thì cho, muốn phán xét ai thì phán, mà thời Thánh Đức vai trò tập thể, tiếng nói Nhóm Gia đình rất quan trọng. Tư chất thái độ phải nền nã, nhu thuận, hòa đồng, vui vẻ khi được phục vụ nhân dân. Nếu được nhân dân khen ngợi đó mới là món quá quý giá nhất. Các vì sao trên cao, sau Ta sẽ cho xuống học tập và phụng sự nhân dân để thử thách, nâng cao hiểu biết và giác ngộ xây đời… Đó cũng là cách để họ cống hiến cho loài người. Cách này Thượng đế cũng làm nhiều rồi, nhiều thần sao cho xuống trần cống hiến rồi, nên cán bộ và nhân tài Thánh Đức hết sức lưu ý điều Ta dạy ở đây.
    Điều 53. Công xã tự trị, bầu và phế truất trực tiếp Hội đồng quản lý. Tất cả các vấn đề quan trọng của Công xã, Hội đồng quản lý phải tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tập thể nhân dân và Hội đồng Giám sát Công xã, khi có quá 50% ý kiến nhất trí mới được tiến hành làm. Thực tế cụ thể là nền tảng của mọi kế hoạch cụ thể.
    Điều 54. Các kế hoạch chiến lược lớn của quốc gia phải lấy ý kiến của nhân dân một cách nghiêm chỉnh. Khi cần thiết, Hội đồng Nguyên Lão giám sát các cấp phải lấy biểu quyết theo phiếu bầu chọn của nhân dân.
    Giảng: Hội đồng quản lý Công xã như Ban chủ nhiệm HTX thời Việt Nam, Hội đồng Nguyên Lão Tối cao thực chất là Nghị Viện hay Quốc Hội. Tuy nhiên Hội đồng Nguyên Lão từ 60 tuổi trở lên. Ở cấp Hội đồng Giám sát Công xã cũng thế, thay cho Hội đồng Nhân dân làm nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, chỉ khác là toàn lão già trên 60 tuổi.
    Các người già thường có kinh nghiệm, không còn ham công danh, chức tước bổng lộc tầm thường, đến tuổi tri thiên mệnh, trải nghiệm kinh nghiệm cuộc đời rồi, lại có uy tín với con cháu, thôn xóm, gần giống với Hội đồng Già Làng ở các phum sóc Tây Nguyên- Việt Nam hay bộ tộc KoGi, nên cách thức làm việc của họ trong giám sát thường chặt chẽ, khôn ngoan và trong sạch hơn mọi cấp tuổi khác. Khi họ đại diện cho tiếng nói và quyền làm chủ của nhân dân thì tất cả sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Đây cũng là điểm mới của xã hội Thánh Đức so với các loại chính quyền khác.
    Điều 55.a. Khi mệnh lệnh cấp trên vi phạm, không đúng đắn, nhân dân kiến nghị, đóng góp không tự do vô lối, không tự do kết bè biểu tình, kích động tự do vô chính phủ, làm loạn trật tự xã hội, mà đóng góp mang tính tự giác, xây dựng, trách nhiệm nghiêm túc và chính xác thì sẽ được xem xét nghiêm túc các ý kiến đó.
    Chống mọi kẻ lợi dụng phá hoại đoàn kết xã hội và nghiêm minh của Quốc vương.
    Điều 55.b. Con người Thánh Đức phải yêu thương, tôn trọng nhau và tôn trọng các giá trị chân chính của nhau; không tranh đoạt các giá trị cá nhân của nhau; tìm hạnh phúc riêng trong hạnh phúc chung. Khi tập thể chưa hạnh phúc mà cá nhân ích kỷ tư lợi thì đó là điều đáng xấu hổ lớn. Hòa đồng trong một cộng đồng thân ái, bình đẳng. Mọi khúc mắc phải được thông qua thương lượng, hòa giải. Công xã lập câu lạc bộ hòa giải, hòa giải mọi mâu thuẫn phát sinh của công dân, của gia đình. Nếu không tự giải quyết được mới nhờ đến Hội đồng quản lý và luật pháp. Người nào còn hiềm khích, thù hận sau hòa giải thì hòa giải chưa thành công. Xã hội và không gian môi trường nơi đó không để thể vía, sóng tư tưởng của những kẻ thù hận ảnh hưởng môi trường tập thể. Do đó, kẻ nào thấy không thể hòa nhập, hòa giải được thì sẽ đưa đến ở một khu dành riêng cho những người ích kỷ.
    Điều 56. Trong Công xã có nơi lao động, có các xí nghiệp, ruộng đồng, khu phân phối sản phẩm, kho dự trữ sản phẩm, khu vui chơi giải trí, công viên, nhà văn hóa, các câu lạc bộ, cơ sở y tế, trường học, bệnh xá, đền thờ Vua Cha Thượng đế.
    Các gia đình có không gian riêng: Nhà ở, sân vườn nếu có thì tốt.
    Giảng: Cách tổ chức xã hội kiểu HTX ở Việt Nam khá bài bản, tuy còn hình thức phát triển thấp, sau này cần nhân rộng ra thế giới. Khi thế giới tiến bộ hơn về văn hóa và công nghệ thì họ tiến hành xây dựng các công xã công nghiệp nhanh hơn Việt Nam- lúc đó người Việt Nam học hỏi trở lại. Nhưng tất cả các Công xã, cần chú ý môi trường và quỹ đất- môi trường nông thôn là cơ bản.
    Đền thờ Vua Cha Thượng đế làm tại nơi yên tĩnh nhất, không là nơi hội họp, học hành, giảng bài, gọi là ĐỀN THÁNH. 3 phía xung quanh, trừ trước mặt Đền cần có sự yên tĩnh, có vườn rộng rãi cây cảnh hoa lá trái xum xuê bốn mùa tươi tốt, có non bộ, có suối nhân tạo, có bể cảnh to lớn. Làm đền thờ thì trong Luật Thiên Đạo đã hướng dẫn, nay nói thêm, các con phải nhớ là đền thờ kiểu Kim Tự Tháp Hình tròn- kiểu Ai Cập, có nhiều tầng, với 8 cấp cầu thang lên, nóc đền thường nhọn tròn dần lên cao, chú ý phòng tránh sét đánh. Sau đền Thánh có Hậu Đường, nơi để đồ thờ tự, quản đền ở phía sau. Bên trong Đền Thánh có Linh Đường rộng rãi bố trí Điện thờ. Trên cao nhất treo Thiên Phù hình chữ Thập nổi bằng gỗ, đá, vàng hay thạch anh màu trắng, dài 1m 72, chiều ngang 72 cm. Vòng tròn lớn đường kính 42 cm, vòng tròn nhỏ 36 cm. Lõi tròn đồng tâm ở giữa vòng tròn lớn là 18 cm, vòng tròn nhỏ là 12 cm. Chiều dày của Thiên phù là 7 cm. Các sao đúc nổi, cân chỉnh cho đúng. Chiều dày của sao nhỏ hơn vòng tròn giữa.
    Bên Trái bên dưới của Thiên Phù treo cờ Thiên Đạo. Bên phải của Thiên Phù treo Quốc kỳ của Quốc gia đó.
    Thiên Phù treo cao hơn bàn thờ là 81 cm.
    Ở dưới bày hương án có ghế Ngai (như bên Việt Nam, Trung Quốc hay thờ) cho 1 ngôi giữa là Cha, ghế Ngai bên Phải là Mẫu Vương (hay Mẫu Phật theo Cao Đài và Mật Tông), ghế Ngai bên trái là Long Hoa Giáo Chủ Phật Vương.
    Ở dưới bày 9 ngón nến và Nghi trượng thờ các Thần Thánh.
    Dưới nữa là 9 ngón nến và Nghi trượng của các Thần:
    Thần 1- TRÍ TUỆ, Thế giới Trí Tuệ, Thành tựu. Nữ thần. Nghi trượng màu đỏ.
    Thần 2 - SÁNG TẠO, Nguyên khí nuôi dưỡng sinh ra vạn vật và nuôi dưỡng, sáng tạo. Cả âm và dương thần, có khi là âm có khi là dương khí. Thế giới Cực Lạc. Thần Chủ Mệnh của Nhân loại. Thần cao nhất, phía dưới Thượng đế.
    Thần 3- HẠNH PHÚC (Cực lạc, hạnh phúc tròn đầy), Thế giới Viên mãn, Thành tựu. Nữ Thần. Nghi trượng màu hồng lam.
    Thần 4- TĨNH LẶNG, Thế giới Tịnh Tâm, Thành tựu. Nữ Thần. Nghi trượng màu vàng.
    Thần 5- GIẢI THOÁT, Không tham, thèm, cảm giác cực lạc, an ổn và giải thoát hoàn toàn, không còn tranh đấu, đố kỵ và đau khổ. Thế giới Vô Ưu Thành tựu. Nữ Thần. Nghi trượng màu Xanh da trời.
    Thần 6- TÀI LỘC, Thế giới Thiên Tiên Thành tựu. Nữ Thần. Nghi trượng màu Tím.
    Thần 7- SINH SÔI, Thần tinh thần quần tụ, đoàn kết, sinh ra mới. Nữ Thần. Thế giới Hợp Tiên Thành tựu. Nghi trượng màu trắng.
    Thần 8- PHÚC ĐỨC, Thế giới Mẫu Tiên Thành tựu. Nữ Thần. Nghi trượng màu đen.
    Thần 9- CÔNG DANH và cũng là Thần thi hành phận sự, Thần Khâm sai của 8 Thần trên. Thế giới Thiên Vương Thành tựu không có 8 đức trên, công danh và phận sự không thành quả phúc, công trạng vô nghĩa, đời sống vô giá trị. Công danh tài lộc đi với thực hiện bổn phận.
    9 Thần này là các Hóa thân của Thượng phối trí xuống thế giới để độ tính mạng và sự sống, sự tồn tại cho loài người thời Thánh Đức (9 trạng thái Thế giới cõi Đại Đồng Thánh Đức trên cao và dưới trần gian).
    Dưới nữa là bày 9 Bộ Nghi trượng nhỏ hơn để tôn thờ 72 Thánh Khai Đạo của Thiên Đạo. Mỗi Nghi trượng thờ một Thánh.
    Nghi trượng là gì? Đó là các Kim tự Tháp 8 tầng, cao 40cm, đường kính 40 cm, làm bằng gỗ, đồng, đá Thạch Anh hoặc vàng, bạc, gần giống như tháp Văn Xương, có nóc tháp tròn to, có bệ đỡ, càng cầu kỳ đẹp và dày dặn càng tốt.
    Dưới các Mâm này để một quả cầu bằng gỗ hoặc Thạch Anh đúc.
    Dưới quả cầu đó để bộ trụ bình hương, không làm bát hương mà để trụ bình cắm hương. Chỉ đốt hương trầm, không dùng hương đen.
    Lễ đường là nơi đứng phát biểu, hát ca. Ở giữa có cột cờ Thiên Đạo để kéo cờ khi làm lễ, cột cờ chỉ cao khoảng 5m, cờ cao khoảng 2m. Tất nhiên tính toán cân đối theo kích thước chiều cao của Đền Thánh. Nếu Đền cao thì nóc đền phải cao, tính toán làm trụ cờ phù hợp.
    Bái đường là nơi các con đến hành lễ, ngồi hai bên như Cao Đài giáo.
    Bên ngoài đền, phía trước làm cổng riêng, vì đền làm theo kiểu hình tròn tháp tròn rồi thì phía ngoài tùy cơ để làm cổng, không bắt phải theo yêu cầu để tạo sự đa dạng trong kiến trúc.
    Hai bên cạnh lối đi chính có vườn hoa nhỏ, ghế đá, bể cảnh, trồng hoa. Sân trước cần thật rộng, rộng đến độ có thể chứa được vài ngàn người.
    Có được thờ tượng và ảnh không? Không được thờ và tượng ảnh của bất cứ ai, kể cả giáo chủ. Ảnh Giáo chủ Thiên Đạo và các Thánh thì có thể làm nhỏ đặt Nhà Bảo tàng của Đại Đạo (để trong vườn cây). Tại nơi trang trọng của sân chơi phía ngoài, có thể để tượng DI LẶC VƯƠNG PHẬT, nhưng tùy nơi, không bắt phải làm giống nhau. Không thờ bát hương, chỉ trồng hoa xung quanh. Không để thêm các tượng khác. Tìm cách dụ chim trời đến làm tổ trong các vườn cây để tạo sức sống cho Đền.
    Điều 57. Các Công xã qui hoạch khép kín theo hình tròn hoặc vuông hay theo khu vực địa lý tự nhiên nhưng không biệt lập cực đoan với bên ngoài. Chống cát cứ, tạo ra luật tục cực đoan riêng của khu vực. Chống sự cố tình tạo ra văn hóa cực đoan hay sự phiến diện của văn hóa nơi đó. Văn hóa phải hòa nhập, phát triển, nếu có bản sắc riêng cũng tốt nhưng không phản qui luật phát triển.
    Điều 58. Giáo dục, y tế, thiết chế văn hóa- xã hội công cộng miễn phí hoàn toàn, trừ gia đình riêng; còn lại công dân tham gia các hoạt động lợi ích bên ngoài, đều là của chung.
    Điều 59. Không trả lương mà chấm công lao động, trả bằng vật phẩm cần dùng theo nhu cầu- sẽ có các cửa hàng tự động. Người dân vào cửa hàng tự chọn các thứ mình cần, trả lại phiếu công nên không mất công phục vụ. Giấy chứng công tương ứng với giá trị một ngày công lao động, phù hợp với mức vật phẩm hiện có trong khả năng sản xuất của nơi đó. Có thể cho nhau giấy chứng công để lấy vật phẩm bổ sung.
    Cách chia cơ bản như sau, ví dụ Công xã tuần này sản xuất được 200 kg gạo, 100 kg thịt, 500 kg rau, trong Công xã có 100 người lao động thì chia số vật phẩm ấy thành các phần đều nhau cho số 100 lao động, cộng với số người Công xã nuôi, để lại một phần dự trữ nhỏ, còn lại chia cho mọi người. Đối với nông dân thì khoán sản phẩm, họ sẽ đưa sản phẩm đến nộp trong 1 tuần hay 1 tháng; vì Công xã còn có nhiều thành phần ngành và cơ cấu lao động khác, nên mỗi thành phần sẽ giao nộp sản phẩm theo qui định như thế.
    Với sản phẩm đơn lẻ như chăn nuôi gia đình thì sản phẩm tự làm họ được hưởng thêm. Sản phẩm tự nhiên như sông hồ có cá thì Công xã có cách quản lý riêng, nếu không quản lý đánh bắt chung thì người dân có thể tự đánh bắt để ăn thêm, tùy khả năng của mình. Về lâu dài, các cơ sở hạ tầng Thánh Đức như sông, biển, ao hồ cần được quản lý chung và tổ chức sản xuất đánh bắt tập thể để mọi người cùng được hưởng.
    Điều 60. Công xã phải lo cho quyền lợi đời sống trong công xã, không để đói rét, bệnh tật mà không được chạy chữa, trẻ em không được thất học; đảm bảo cung cấp nhà ở cho công dân, ai cũng được cấp nhà khi lập gia đình.
    Đất đai nơi ở, tạm giao cho hộ gia đình, khi có sự thay đổi nhân khẩu thì điều chỉnh cho phù hợp. Ai ai cũng có nhà, không gian sống, có việc làm, được đảm bảo mọi quyền dân sinh xã hội, không cạnh tranh, không mất việc, không đói khổ cùng đinh, không phải cầm cố, làm thuê, không bị khốn nạn của bất công xã hội vùi dập. Công xã là một thiên đường nhỏ trong thiên đường lớn Thánh Đức.
    Điều 61. Dân số Công xã có thể không quá 10.000 dân để đảm bảo qui hoạch ngành nghề và tính tự lập, tự chủ. Dân số phát triển thì di dân thừa đến một nơi mới cho phù hợp.
    Dân Công xã sinh ở đâu thì sống, lao động, học tập tại công xã đó. Đào tạo cán bộ, giáo dục ở đâu thì phục vụ tại khu vực đó, trường hợp đặc biệt mới đưa đến khu tự trị khác. Không thực hiện cách chuyển tự do, chọn Công xã, chọn nơi sống. Quê hương thế nào, phấn đấu xây dựng ra sao thì sẽ được thừa hưởng sự tốt đẹp hoặc ngược lại.
    Điều 62. Khi dân số tăng ngoài số lượng qui định của Công xã thì phải lập Công xã mới hoặc tổ chức chuyển dân đến Công xã chưa đủ số dân như qui định.
    Không chuyển dân từ quốc gia này đến quốc gia khác, trừ trường hợp đặc biệt được sự điều động của Quốc Vương.
    Điều 63. Các khu tự trị như nhau về cơ cấu: Các trường Đại học Nhân dân phổ biến tạo ra các nghề nghiệp, việc làm, sản phẩm lao động, cơ sở vật chất, hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa. Có nghĩa các khu tự trị đồng đều về cơ cấu văn hóa và cơ sở hạ tầng xã hội, đồng đều về giá trị văn hóa, vật chất; không mất công chuyển dịch văn hóa, kỹ thuật, tri thức, vật chất, nhân công, nhân lực từ nơi này đến nơi khác, nên không tạo ra sự bất bình đẳng của các khu tự trị; các vùng miền, các quốc gia, không chêch lệch nhiều về sự phát triển. Trong các quốc gia với nhau cũng thế.
    Điều 64. Khi có công trình, nhiệm vụ của quốc gia, vương quốc thì các địa phương liên quan bàn bạc và hỗ trợ nhau để cùng thực hiện. Quốc trưởng chỉ đạo trong phạm vi quốc gia, nếu là việc quan trọng thì Quốc Vương trực tiếp chỉ đạo.
    Điều 65. Hạn chế và dần xóa bỏ quản lý theo chế độ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp. Tính chất tự trị cao sẽ xóa bỏ chế độ kế hoạch, bao cấp. Nhà nước hầu như không giữ vài trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô, bao cấp địa phương mà nhà nước chỉ có thể tham gia hướng dẫn và chỉ đạo cho các địa phương cùng hợp tác làm. Như vậy, nhà nước chỉ giữ vai trò cố vấn, giám sát là chính. Đến lúc thực hiện xong cuộc cách mạng xóa bỏ giai cấp hoàn toàn, khi các công xã ổn định và phát triển cao thì vai trò của Nhà nước chỉ còn một nửa, tiến tới chỉ còn là cơ chế đại diện và chỉ đạo về hành chính, cán bộ là chủ yếu. Đây là phạm trù “Nửa Nhà nước” hay còn gọi là “Nhà nước tiêu vong”.
    Khi các Công xã phát triển cao, các khu tự trị chỉ còn hình thức đơn phương; nếu giao công tác giáo dục, khoa học cho Công xã thì khu tự trị không còn cơ chế chỉ đạo kinh tế- giáo dục- khoa học. Nhưng phải giữ vững chế độ quản lý của khu tự trị, nếu không các Công xã sẽ tự do, rối loạn; đặc biệt trong việc giao lưu với các địa phương khác. Như vậy, các Công xã tự trị phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của khu tự trị về xã hội, về giao lưu kinh tế.
    Điều 66. Khi các Công xã tự quản cao độ, với trình độ khoa học kỹ thuật và sản xuất cao siêu, con người siêu đẳng, tự giác và văn minh cao đẹp thì nhu cầu trao đổi sản xuất và khoa học, văn hóa hầu như không còn giữa các quốc gia. Lúc đó, các khu vực quốc gia có thể bỏ chế độ quốc trưởng và cương vực địa lý quốc gia. Lúc đó xóa bỏ Nhà nước quốc gia, Vương quốc chỉ còn các khu vực tự trị hay là các công xã Đại đồng Hoàn Mỹ. Lúc đó gọi là Công xã Hoàn Mỹ và Nhà nước Hoàn cầu.
    Điều 67. Khi Thánh Đức phát triển cao độ thì có thể trong Vương Quốc chỉ còn hình thức các khu tự trị, xóa bỏ chế độ nhà nước cấp quốc gia để thống nhất Nhà nước Hoàn Cầu, Công xã Hoàn Mỹ. Tính xã hội hóa và thống nhất sẽ ở mức rất cao. Nhưng để bảo đảm không có sự lộn xộn và cát cứ, tranh dành ảnh hưởng hoặc thâu tóm quyền lực thì phải làm tốt công tác cán bộ tại khu đó. Cán bộ phải do Quốc Vương đào tạo, giáo dục và bổ nhiệm, không được bầu cán bộ khu tự trị. Khu Tự trị chính là những chiếc đinh móc trong khuôn khổ Vương Quốc.
    Giảng: Đây là điều có thể xảy ra khi mà xã hội Đại Đồng phát triển cao, không cần đến 72 Quốc gia nữa mà chỉ cần MỘT QUỐC GIA TOÀN CẦU THỐNG NHẤT HOÀN TOÀN. Giống như các hành tinh phát triển trên cao, họ cũng chỉ có 1 Vua Sao là Thiên Vương tinh và một Hội đồng hành tinh mà thôi. Trong khoảng 20 ngàn năm nữa, Ta sẽ cho hợp nhất như thế này để thống nhất Nhà nước Thánh Đức hoàn toàn về mặt hành chính sự nghiệp.

    GIÁO DỤC
    Điều 68. Mọi kiến thức văn hóa, khoa học phải được phổ biến rộng rãi để tạo ra các giá trị cộng đồng bình đẳng, đồng đẳng, đồng đều.
    Việc lập các trường đồng đều về giáo dục sẽ khó khăn, vậy phải cố gắng chia đều tri thức cho mọi người, chia đều cho các khu tự trị. Sau một thời gian nào đó sẽ tạo ra nhân sự và cơ cấu giáo dục phổ biến, từ đó tạo ra sự tích lũy như nhau về nhân tài và tri thức, đồng đều văn hóa và đời sống .
    Điều 69. Về giáo dục cơ bản:
    Cấp học 4 năm, 4 lớp.
    Trẻ em từ 2-6 tuổi học ở nhà trẻ, mẫu giáo.
    Từ 7 tuổi đến 11 tuổi học tiểu học (cấp 1).
    Từ 12-16 tuổi học Trung học (cấp 2).
    Từ 17-21 tuổi học Cao đẳng (cấp 3).
    Từ 22-26 tuổi học Đại học (cấp 4). Mọi người được đào tạo nghề ở cấp 4, ai cũng được học đại học ở trình độ phổ biến và chuyên nghành.
    Từ 27-31 tuổi: Học cao cấp, chuyên sâu nâng cao ngành (cấp 5). Nếu có nhu cầu của nơi ở, công tác chứ không phải nhu cầu cá nhân.
    Đến cấp 4, có thể thi Nhân tài. Chấm dứt việc học ở cấp 5 phải hoàn bị mọi tri thức, sau đó chỉ có thể bổ sung thêm tri thức trong đời sống mới khi cần.
    Không có học vị Tiến sỹ, Thạc sỹ, Giáo sư…, vì Thánh đức ai cũng phải giỏi.
    Người dạy chung từ cấp 3 trở lên gọi là Giáo sư- người thầy dạy học. Ai có tài, có trình độ cao hơn thì dạy ở cấp cao hơn, tránh lối học kinh viện, giáo điều khô cứng kém sáng tạo, vì học vị, bằng cấp, nhưng hàm lượng tri thức và trình độ sáng tạo thấp kém. Chống mọi điều kiện làm phát sinh tiêu cực, gian trá trong giáo dục. Đào tạo con người, lấy hiệu quả lao động sau khi ra trường làm thước đo đánh giá kết quả giáo dục.
    Giảng: Đây là tuổi học 4 cấp, mỗi cấp 5 năm. Sau này thì dân Thánh Đức có tuổi thọ cao, học đến trình độ bác học, có nghĩa học rất rộng, học biết đủ thứ, nhiều tri thức. Trên các cõi cao có sao học đến 22 tuổi, cũng có sao mật độ 4- 5 học đến 28 tuổi. Thánh Đức có thể duy trì học đến 26 tuổi rồi mới xây dựng gia đình. Học một lần cho xong hẳn, đào tạo nghề đến trình độ cao nhất, học bổ sung, học nâng cao, vòng 2, vòng 3…
    Riêng Quân đội nếu có sẽ có cơ chế đào tạo riêng.
    Học đến cấp 4 có thể thi Nhân tài Thánh Đức được rồi, tức là có thể làm cán bộ từ cấp Tổng Thống, Quốc Vương Thánh Đức cho đến các cấp khác. Đó là cái lý để đào tạo, học hành nghiêm túc một mạch và dài hạn như thế.
    Điều 70. Chỉ tham gia thi Nhân tài mới được bổ nhiệm vào hệ thống chính quyền, còn lại các công việc ngành nghề xã hội bình thường thì chọn nhân sự theo kết quả học tập. Kết quả học tập cao được giữ cương vị, nhiệm vụ, công việc quan trọng cao hơn. Chống việc để kẻ kém tài ở trên người tài hơn họ. Nơi nào để xảy ra tình trạng như trên, người lãnh đạo nơi đó và cấp trên một cấp phải bị thôi lập tức chức vụ hiện có.
    Giảng: Giới thiệu Điều 13 và Điều 14 Luật Thiên Đạo làm rõ Điều này:
    Điều 13. Luật Thiên Đạo: Thể thức chọn lọc và sử dụng nhân tài, nhân sự trong Giáo Hội Thiên Đạo và xã hội Thánh Đức.
    Nguyên lý sử dụng:
    Cứ 9 năm một lần thì thay toàn bộ hệ thống cán bộ Thánh Đức, kể cả Giáo Hoàng, gọi là một Khóa lãnh đạo.
    Phải thay đổi nhân sự để tránh tham quyền cố vị, thể hiện nền dân chủ Thánh Đức.
    I- Chọn Nhân tài vào Hệ thống Hội đồng Thánh Đức Tối cao:
    Hội đồng Nhân sự giao cho Viện Tổ chức Nhân tài trực tiếp tổ chức thi chọn Nhân tài 3 cấp.
    Cứ 9 năm một lần, tổ chức thi Nhân tài Thánh Đức. Chỉ lấy người tài đức vào làm cán bộ ở các cấp khác nhau của hệ thống Hội đồng Thánh Đức Tối cao.
    Thể thức: Nhân sự, sau khi được học hành, đào tạo xong ở địa phương theo tiêu chí hoàn thiện được Cấp Khu vực tuyển chọn.
    Các bước tiến hành: 18 quốc gia Thánh Đức. Mỗi thí sinh được thi 3 lần ở cấp Quốc gia, Đại Quốc gia và Toàn Quốc Thánh Đức.
    Điều kiện:
    - Không là con ông cháu cha với các vị lãnh đạo trước để tránh hiện tượng ô dù, con ông cháu cha, mất dân chủ trong nhân dân.
    - Đã học đủ trình độ đào tạo theo hệ thống các bậc học cơ sở Thánh Đức.
    - Có tài năng, đức độ, được nhân dân tín nhiệm bầu chọn.
    - Không phân biệt giới tính. Tuổi từ 25 đến 49.
    - Mỗi công xã bầu chọn lấy 252 người.
    - Tại 1 quốc gia, gọi là thi Sơ khảo Nhân tài Thánh Đức Khu vực: số thí sinh thi tuyển chọn về thi từ một Khu vực; khu vực đó tuyển chọn lấy 25920 người cao nhất để thi Chung khảo Khu vực. Thi Chung khảo chọn lấy 648 người để đi thi Cấp Tối cao Thánh Đức.
    - Thi cấp Tối cao Thánh Đức: Cả 18 khu vực chọn được 648 nhân với 18 thành 11.664 thí sinh để bước vào thi Toàn thế giới. Thi Tối cao Thánh Đức Toàn thế giới, có 11.664 thí sinh, chọn lấy 1564 người. Đây là toàn bộ số cán bộ của Hội đồng Thánh Đức Tối cao (Hội đồng Thánh Đức Tối cao có 1564 ngườii). Số còn lại của 11.664 trừ đi 1564 người thành 101.000 người sẽ được sử dụng làm nhân viên các cơ quan trong 2 Hội đồng Tối cao, cán bộ an ninh, quân đội, tòa án...
    Toàn bộ số người này phải tấu báo lên Thiên đình và được Thiên đình duyệt chọn. Riêng giáo hoàng tương lai và một số cán bộ quan trọng sẽ do Thiên đình bổ nhiệm qua Sắc Lệnh rõ ràng. Số còn lại sẽ được Hội đồng Tâm linh Tối cao lựa chọn thông qua số mệnh và được Thiên đình có thể chỉ định, hướng dẫn thêm, để an ổn xã hội Thánh Đức.
    Tất cả tội phạm xã hội, con cháu nhiều đời đều không được tham gia thi vào các cơ cấu chính quyền này, phải quản xét thật chặt chẽ thông qua Lý lịch gia đình.
    II- Chọn nhân tài ở các cấp quản trị Khu vực:
    Sau khi chọn và bổ nhiệm xong 2 hệ thống Tối cao và bổ quản chức vụ Tổng quản Hội đồng Khu vực thì bắt đầu tiến hành Thi Nhân tài Cơ sở.
    Thay hoàn toàn Cán bộ cũ và chỉ làm duy nhất 1 nhiệm kỳ 9 năm rồi nghỉ vĩnh viễn.
    1- Thi Nhân tài Cơ sở cấp Khu tự trị và Khu vực:
    Khu tự trị hợp thi nhân tài từ các Công xã, không hạn chế số thí sinh, tính cả thí sinh đã thi còn lại từ cấp cao trước không đậu; chọn toàn khu vực lấy 129.600 người. Số cán bộ này bổ nhiệm vào tất cả các ban ngành chính quyền của Khu vực đó, làm các công việc hành chính sự nghiệp...
    Lập Hội đồng Khu vực Mới gồm 72 người, trong đó Hội đồng Lãnh đạo là 14 người. Do Đại Tổng quản Khu vực trực tiếp bổ nhiệm, sau khi báo cáo nhân sự lên Giáo Hoàng, Quốc vương phê chuẩn.
    2- Thi Nhân tài Cơ sở cấp Công xã:
    Tất cả những thí sinh còn lại mà thi Khu tự trị và Khu vực không đậu, trong số 252 thí sinh ban đầu thì tuyển vào thi tiếp ở cấp này.
    Điều kiện: Không là con ông cháu cha với các vị lãnh đạo trước và người mới lên lãnh đạo Khu vực đó để tránh hiện tượng ô dù, con ông cháu cha, mất dân chủ trong nhân dân.
    - Tuyển chọn 72 người làm cán bộ Ban quản lý công xã và Ban Giám sát công xã. Mỗi Ban có 36 cán bộ.
    - Sau khi tuyển chọn thì báo cáo Hội đồng lãnh đạo Khu tự trị Thánh đức phê chuẩn (Hội đồng lãnh đạo mới). Có 25920 Khu tự trị Thánh Đức trong toàn Thánh Đức.
    III- Chọn nhân tài vào Hội đồng Nguyên Lão Tối cao.
    - Mỗi vị nguyên lão chỉ được thi một lần, từ 60 tuổi trở lên.
    (Nếu 60 tuổi không đậu, thi lần sau là 69 tuổi, nếu làm Nguyên Lão nhiệm kỳ 9 năm là 78 tuổi).
    - Mỗi Công xã chọn 9 nguyên lão tuổi 60 trở lên, đi thi tại cấp Khu vực.
    - 18 Khu vực, Quốc gia, mỗi khu vực chọn 18 người cao điểm nhất đi thi Vương quốc. Tổng số toàn Vương quốc là 324 người.
    - Thi Vương quốc, Tổng số là 324 người. Giáo Hoàng, Quốc vương tổ chức thi lấy 72 vị vào Hội đồng Nguyên Lão Tối cao, chia thành 7 Hội đồng Giám sát, mỗi Hội đồng là 10 vị, trong đó có 7 cán bộ lãnh đạo làm 7 Đại Tổng quản; còn lại 2 vị làm quan biệt phái Khâm sai Giám sát Nguyên Lão bên cạnh Quốc Vương, có chức năng giám sát và sứ giả của Quốc Vương, Giáo hoàng.
    - Số còn lại là 324 trừ 72 còn 252 vị, chia đều cán bộ cho 7 Hội đồng, mỗi Hội đồng được 36 người nhân viên.
    Điều 14. Luật Thiên Đạo. Cách sử dụng chức sắc cán bộ của 2 Hội đồng Tối cao:
    Mọi công chức làm nhân viên không phải là các Đại Tổng quản, sau khi đã hết nhiệm kỳ năm của Hội đồng thì có thể được giữ lại làm các chuyên viên nền hoặc công việc chuyên viên tiếp trong thời hạn nào đó, để đảm bảo công việc chung. Riêng công chức hành chính nền do Quốc Vương bổ nhiệm, chỉ làm công chức trong 9 năm tại nhiệm kỳ đó, sau đó nghỉ ra làm thường dân, công chức bình thường.
    Điều 71. Ở cấp học cao, có hình thức học không tập trung, sau này xã hội phát triển, học sinh ngồi tại nhà để học qua thiết bị dạy học phổ thông, thày giáo chỉ kiểm tra và dạy hỗ trợ.
    Không học nhồi nhét kiến thức, học lấy được, không học hai buổi, một tuần chỉ học tập trung 4 buổi, còn lại dành thời gian thực hành, bổ trợ; học chắt lọc kiến thức, phù hợp với tâm lý, sức khỏe, tâm thể của lứa tuổi. Không dạy lặp lại các kiến thức đã học ở cấp dưới.
    Điều 72. Không đào tạo đại trà, phổ biến một ngành nghề nào đó cho đa số mọi người mà phải chọn hạt nhân và phải chọn ra nhân tài cho những ngành nghề cụ thể, cân bằng các ngành trong xã hội, tránh tình trạng tự do chọn nghề, mà việc phân luồng học nghề phải chuẩn bị ngay từ cấp 3, phát hiện năng lực và năng khiếu, phân ban văn hóa, tạo ra nhân tài có tính riêng biệt, đến cấp 4 học và đào tạo, cấp 5 nâng cao. Chúng ta không sợ phân hóa nhân tài tạo ra phân hóa xã hội, vì tính chất đồng đều về quyền và lợi ích trong phân công lao động và phân chia lợi ích, trong triệt tiêu sự tập trung tầng lớp, trong sự triệt tiêu sự tham quyền cố vị của cá nhân.
    Điều 73. Tạo ra sự phát triển đồng đều của các tri thức văn hóa- xã hội, sự phát triển kinh tế và đời sống vật chất, nhưng không cố tình tạo ra sự đồng đều giống nhau một cách khô cứng, máy móc, lặp lại, làm mất bản sắc riêng của vùng, địa phương. Nơi nào có đặc trưng và thế mạnh riêng thì phát triển cái riêng ấy thành công hoàn hảo hơn lên.
    Không lặp lại giống nhau về các hình thức văn hóa một cách gượng ép, vì sẽ tạo ra sự nhàm chán, giết chết sự sáng tạo riêng. Cần đảm bảo sự phát triển đa dạng và sinh động các hình thức văn hóa, tri thức.
    Điều 74. Học Huyền môn Thiên Đạo Đại Pháp tâm công (Thiên pháp):
    Chia nội dung học ở các cấp cho phù hợp với trình độ và năng lực tâm thể của học sinh; đào tạo từ cấp 2 trở lên, đến cấp 4,5 đạt trình độ siêu đẳng. Học sinh được chuẩn bị kỹ năng lực tâm linh, tâm thể để bước vào đời sống và cống hiến cho xã hội, có đạo đức, năng lực tâm linh, bảo vệ và tự chăm sóc sức khỏe; do đó xã hội phát triển lành mạnh, đạo pháp mở rộng, lý tưởng và niềm tin Thánh Đức, tín ngưỡng sâu sắc. Đây là hành trang vô giá cho con người. Từ cấp 4,5, học sinh học Thiên pháp đến 26 tuổi có thể dự thi Nhân tài, sau khi học xong bậc Đại học.
    Giảng: Thiên Pháp dành cho dân Thánh Đức có thần thông như người ngoài hành tinh trên cao, thường gọi là các Thần Thánh, Á Thánh… Đến trình độ thần thông siêu phàm, phụng sự tồn tại của Vũ trụ. Chứ hiện nay, ở giai đoạn đầu thế kỳ 21 thì hầu như không dạy trực tiếp, Giáo chủ không dạy trực tiếp cho học trò, phổ giáo chung chung, tất cả treo để đấy, đồng thời tránh ma quỷ nhũng nhiễu nên Thầy không lộ diện, lộ trần, các bí pháp thực không truyền dạy trong sách vở.
    Điều 75. Các Công xã tổ chức các thiết chế văn hóa- chương trình văn hóa nghệ thuật quần chúng, đa dạng các hình thức thể hiện và sinh hoạt văn hóa, đáp ứng nhu cầu sinh họat và thưởng thức văn hóa của quần chúng. Các gia đình tham gia sáng tạo văn hóa, sáng tạo tác phẩm văn hóa và tham gia thi văn nghệ- nghệ thuật trong Công xã: Thơ, văn, nhạc, họa, tiểu phẩm, kịch, thi văn nghệ Công xã, khu tự trị, quốc gia, tạo ra đời sống vui tươi, lành mạnh, an lạc cho nhân dân.
    Điều 76. Làm việc.
    Khi xã hội còn nghèo đói, phải cần kiệm lao động; khi xã hội phát triển, một tuần phấn đấu làm việc 4 ngày, thời gian còn lại vui chơi. Cấm các cách lao động lao lực quá độ, cấm bắt trẻ em lao động xã hội.
    Điều 77. Các khu tự trị các trường Đại học và các trung tâm nghiên cứu khoa học gắn với công tác giáo dục, đào tạo tại đó. Các trung tâm này nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Kích thích sáng tạo bằng các giá trị văn hóa và đạo đức, phần thưởng cao quí và thông báo cho toàn thể đồng bào, nhân loại tôn vinh họ.

    LUẬT PHÁP
    Điều 78. Hiến pháp:
    Luật Thánh Đức và Luật Thiên Đạo là hai bộ luật gốc của xã hội Thánh Đức, tức là Hiến pháp Thánh Đức.
    Điều 79. Khi Luật Thánh Đức không có hiệu lực vì chưa lập Thánh Đức hoặc khi Thánh Đức tan rã, phân hóa… Thì Luật Thiên Đạo là Luật của Giáo hội Thiên Đạo vẫn có giá trị và đúng đắn áp dụng cho Thiên Đạo đến muôn năm không sai lạc Đạo Pháp và Huyền Pháp. Chính Pháp có thể thay đổi, điều chỉnh nhưng Đạo Pháp, Huyền pháp không bao giờ thay đổi, vì đó là Định Luật Vũ Trụ bất biến. Các thần dân Thiên Đạo muôn năm vẫn phải thờ Thượng đế và học hành tu luyện để đạt Giác Ngộ, giải thoát ngay tại thế.
    Điều 80. Quyết định của Quốc Vương là quyết định có quyền lực cao nhất, gọi là Vương Lệnh.
    Mọi quyết định có hiệu lực của Quốc Vương và các cấp chính quyền, các tổ chức hành chính phải thông qua văn bản, sắc lệnh hành chính chứ không thông qua khẩu ngôn. Riêng lệnh của Quốc Vương, mọi cấp phải quì xuống nhận Vương Lệnh, sau đó lạy Vua Cha Thượng đế 9 lạy thể hiện sự tuân phục mệnh Trời mà hành sự của chức sắc, trở thành một nghi lễ nghiêm túc trong thực hiện mệnh lệnh của Quốc Vương Thiên Tử.
    Điều 81. Khi xã hội phát triển còn thấp thì các quốc gia có thể có luật pháp riêng, trên cơ sở cụ thể hóa và mở rộng Hiến pháp.
    Khi Thánh Đức phát triển cao thì các quốc gia không có luật pháp riêng, phải chấp hành nghiêm luật Thánh Đức và Luật Thiên Đạo và 7 bộ luật Chấp Chính của Vương quốc.
    Điều 82. Các Khu tự trị không có luật pháp riêng, chỉ có các qui định có tính chất linh động, phổ quát để thực hiện chính luật, gọi là Hương ước Khu tự trị. Các Công xã không có Hương ước, tranh tình trạng loạn ước luật, cát cứ địa phương.
    Tất cả các Hương ước Khu tự trị địa phương của quốc gia được sự cho phép và điều chỉnh của Hội đồng Luật Pháp, sau đó phải thông qua Quốc Vương phê chuẩn, rồi mới có hiệu lực.
    Giảng: Một lần nữa lại thấy tính chất tự do tự trị của xã hội Thánh Đức. Khu Tự trị toàn cầu có 25.920 Khu, không nhiều, cao hơn cấp tỉnh các nước, có thể gọi là các Bang như ở Mỹ. Mỗi Khu Tự trị có luật pháp riêng nhưng không ghi là Luật mà ghi là hương ước để tránh loạn luật Thánh Đức.
    Điều 83. Cấm điều chỉnh các qui phạm của 7 Luật Chấp Chính làm sai phạm các qui phạm của Hiến pháp.
    Hạn chế nhiều điều luật của 7 Luật Chấp Chính, phải cô gọn luật, xây dựng luật gọn nhẹ, có khả năng giám sát và giáo dục cao, tính phổ quát rộng, áp dụng chính xác, cụ thể đúng việc đúng người đúng tội, hợp lý, tránh chồng chéo.
    Điều 84. Hệ thống cơ quan luật pháp.
    Căn cứ vào Luật Thiên Đạo về tổ chức cơ quan thi hành luật của Đạo nếu lập Thánh Đức trở thành cơ quan thi hành luật pháp Thánh Đức.
    Điều 85. Khi công dân phạm tội, cơ quan luật pháp công lực nghiên cứu điều tra, truy xét tội phạm cẩn thận, đúng người đúng tội, cấm sai ngoa, gian dối, oan sai, báo cáo tùy tiện, hồ đồ không có chứng cứ, hoặc lập hồ sơ giả, án giả để làm hại người tốt, người thiện. Nhân viên, cơ quan luật pháp để oan sai phải chịu hình phạt thật nặng, biếm chức lập tức và đưa đi khu biệt lập dành cho những kẻ gây oan.
    Trong lịch sử tham nhũng, lũng đoạn xã hội thì ở đâu chính pháp lung lay, luật pháp hỗn loạn, người thiện lương, nhân tài bị suy lụi, bị kẻ ác gian làm hại là do chính từ việc các cơ quan luật pháp làm sai, báo cáo láo, nhũng nhiễu dân; làm luật mà sai phạm thì không bảo vệ được luật pháp và công dân.
    Điều 86. Trình tự thi hành phán xử:
    Trước khi đưa tội phạm ra tòa án xét xử, cơ quan pháp luật tham khảo ý kiến đóng góp của Hội đồng công xã hoặc cơ quan nơi người đó công tác.
    Khi xét xử: Có đại diện của Viện Kiểm sát thực hiện quyền công tố luận tội, cán bộ tòa án kết tội, luật sư biện hộ cho đương sự và luật sư phản biện bảo vệ luật pháp, có đại diện của Hội đồng quản lý Công xã hoặc cơ quan nơi người đó công tác theo dõi; có sự giám sát chặt chẽ khách quan của Hội đồng Giám sát Công xã hoặc cấp tương đương với nơi đối tượng sinh sống, công tác nhưng vị giám sát này không có ý kiến trước tòa, chỉ có ý kiến giám sát với Hội đồng Nguyên Lão các cấp.
    Luật sư biện hộ phải tuân theo luật pháp để bảo vệ quyền lợi công dân một cách minh bạch, cấm biện hộ sai láo, cãi sằng cãi cố cho tội phạm hoặc để cho tòa án làm sai luật, cố ý gây nặng tội cho công dân.
    Luật sư phản biện, nắm vững qui phạm pháp luật, các tình tiết tội trạng để qui tội nghiêm minh nhưng ý kiến độc lập với bản công tố của Viện Kiểm sát. Luật sư phản biện phải có chức năng giám sát ý kiến và bày tỏ ý kiến trước việc công tố, trước luật sư biện hộ để bảo đảm công tố không sai phạm. Luật sư phản biện giữ vai trò trung gian, giám sát, bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật tại tòa.
    Sau khi hai luật sư biện hộ và phản biện nhất trí, cùng công tố nhất trí nghị án, ký vào vào văn bản thống nhất tội thì tòa mới tuyên án.
    Điều 87. Khi xét xử phúc thẩm (nếu có) thì xử tại nơi đó nhưng thay luôn cả tổ xét xử gồm công tố, luật sư, luật sư phản biện. Cán bộ Hội đồng quản lý Công xã, cán bộ giám sát của Hội đồng Giám sát Công xã hoặc cấp tương đương vẫn giữ nguyên.
    Điều 88. Khi xét xử sai phạm, Hội đồng Giám sát các cấp thuộc Công xã đến các cấp Giám sát thuộc Hội đồng Nguyên Lão phải xử lý, báo cáo với cấp trên họ một cấp; Hội đồng Nguyên Lão tổng hợp các ý kiến sai, đúng, báo cáo lên cấp trên, đến tới Quốc Vương, không báo cáo các cấp hành chính thuộc Hội đồng Thánh Đức tối cao, trong đó có Quốc trưởng. Trường hợp đặc biệt, phức tạp thì tấu lên Quốc Vương xử lý. Quốc Vương có thể trực tiếp tổ chức xét xử bất cứ vụ án ở mọi cấp.
    Điều 89. Xã hội Thánh Đức kiên quyết loại bỏ oan sai, tham nhũng, gian ác trong ngành luật pháp.
    Điều 90. Người phạm tội ở đâu thì lập tòa án xử tội ở đó để giáo dục công dân.
    Điều 91. Bỏ án tử hình. Tội chung thân chỉ áp dụng với tội giết người. Không tước quyền công dân của người phạm tội. Vì đối với tội đồ không sửa chữa, còn án phạt linh hồn của Giáo hội, bề trên khi kẻ đó từ trần. Đây mới là án phạt nặng nề nhất. Giáo hội công khai xét xử tội linh hồn, do Hội đồng Thẩm định và Phong sắc của Hội đồng Nguyên Lão Tối cao tiến hành. Là cách kết hợp Đời với Đạo trong giáo dục công dân, linh hồn cả tại thế và khi về cõi vô hình.
    Điều 92. Xóa bỏ nhà tù, lập các khu phục hồi nhân phẩm tự trị. Các khu này tổ chức cuộc sống tách biệt hoàn toàn với khu dân cư, đưa đi nơi xa để các công dân phạm tội tự quản lý, lao động duy trì cuộc sống; phải kiên quyết giáo dục họ thành người tốt.
    Điều 93. Chống xúc phạm nhân phẩm con người, không đánh đập, tra tấn con người. Đảm bảo tuyệt đối đầy đủ các quyền và lợi ích dân chủ của nhân dân trong rường mối Thánh Đức. Thánh Đức chỉ sử dụng bạo lực của nhân dân khi chế độ Thánh Đức Đại Đồng bị ảnh hưởng và bị đe dọa.
    Điều 94. Mọi thứ kích thích thần kinh, hủy hoại nhân thể con người như các chất gây nghiện, ma túy, phải hủy bỏ vĩnh viễn. Rượu, bia không quá 30 độ. Trẻ em dưới 17 tuổi cấm uống rượu; cấm uống rượu quá 250ml. Người say rượu làm ảnh hưởng đến người khác phải tổ chức phê bình, giáo dục.
    Điều 95. Loại trừ mọi nguyên nhân gây bạo loạn hoặc chống lại Quốc vương, quốc gia. Quốc vương là người duy nhất nắm quyền quản lý quân đội thống nhất. Mọi hành vi chống Luật Thánh Đức đều bị Quốc vương và hai Hội đồng Tối cao, các Hội đồng Chấp chính quốc gia xem xét. Nếu cá nhân Quốc Trưởng hay khu Tự trị làm loạn, chống lệnh Thiên triều thì tập thể các quốc gia và quân đội của Vương quốc sẽ được điều động để dẹp loạn.
    Điều 96. Các tội nặng gồm:
    - Chống lệnh Quốc vương.
    - Chống lại sự đoàn kết thống nhất của Vương quốc; kỳ thị, gây mất đoàn kết, phá hoại đoàn kết giữa các quốc gia, dân tốc, các công xã, khu tự trị; gây bạo loạn, lôi kéo chống Quốc vương và Quốc Trưởng, Vương quốc; tạo ra vũ khí nóng, vũ khí giết người hàng loạt; phá hoại tài sản chủ ý và bất chính; phá hoại sự thanh sạch của môi trường, làm cháy rừng; giết người, gây tàn hại thân thể con người vì lý do bất chính; tổ chức buôn bán bằng tiền tệ, tổ chức sản xuất kiểu Tư bản chủ nghĩa…

    GIAO THÔNG- MÔI TRƯỜNG- XÂY DỰNG
    Điều 97. Xây dựng trái đất thành một thiên đường tuyệt đẹp, là kho của cải hài hòa, là một vườn thú đa dạng, là một vườn hoa vĩnh cửu, đất đai nhà cửa ruộng vườn sạch sẽ, con người hoàn mỹ, đẹp tươi, thanh tao.
    Không tổ chức xât dựng chắp vá, vụn vặt, chồng lấn, nhỏ lẻ. Tất cả mọi khu vực dân cư khu tự trị, Công xã phải được qui hoạch ngay từ đầu theo một khuôn khổ kiến trúc và thẩm mỹ nhất định.
    Thánh Đức rất lâu dài nên các công trình cần lâu dài, càng vĩ đại, càng bền vững càng tốt. Nhưng phải tùy trình độ và khả năng để làm, không cố gắng làm, đốt cháy giai đoạn, làm kiệt quệ sức dân; làm tới đâu thì được tới đó, khi gặp khó khăn tạm thời thì tạm nghỉ rồi sau đó làm tiếp, không ép dân làm. Lấy ổn định đời sống trước, xây dựng cơ bản sau.
    Điều 98. Khu Tự trị bảo đảm qui hoạch khép kín, tạo ra sự giảm thiểu đi lại tự do và người tham gia giao thông. Qui hoạch và xây dựng các tuyến đường sạch, đẹp, vững chắc vĩnh viễn, chỉ làm một lần trong Công xã để nhân dân đi lại thuận tiện
    Điều 99. Qui hoạch xây dựng các công trình xã hội:
    Các quốc gia Thánh Đức sau khi gia nhập Thánh Đức phải lập kế hoạch xây dựng cơ bản của quốc gia đó lên Quốc Vương, có tầm qui hoạch dài hạn đến hàng vạn năm, các Công xã đến hàng ngàn năm.
    Mọi công trình công cộng phải xây to lớn, đẹp đẽ, tạo ra thiên đường hoàn mỹ, chống qui hoạch tùy tiện, chắp vá.
    Qui hoạch xây dựng các Công xã, các cơ sở giao thông, hồ ao, hạ tầng xã hội như bênh viện, đền thờ… cần to lớn, khang trang, thống nhất ổn định ngay từ đầu, dùng lâu dài hàng nghìn, vạn năm, tránh phải đập đi làm lại nhiều lần, tốn công của của nhân dân.
    Các thành phố có tầm qui hoạch tới hàng vạn năm, tổ chức xây dựng phải có trình độ xem xét, tính toán chặt chẽ để các công trình tồn tại lâu dài. Làm chậm, lâu, nhưng chắc chắn; những công trình lớn lao có thể thậm chí làm tới hàng chục năm, trăm năm nhưng phải đạt yêu cấu chất lượng đề ra. Công trình nào có tầm vóc vĩ đại, thế hệ này làm chưa xong, thế hệ sau làm tiếp đến thành công.
    Điều 100. Các công trình lớn, được Quốc Vương trực tiếp được chỉ đạo, phê chuẩn.
    Cấm đập bỏ những công trình được Quốc Vương phê chuẩn trong mọi thời gian sau đó, trừ trường hợp có ý kiến của Thượng đế.
    Điều 101. Nhà ở không làm quá cao, vì dân số ít và tránh sụp đổ qua nhiều thế kỷ; chung cư không quá 1000 người; thành phố không quá 3 triệu dân. Thành phố là một khu tự trị.
    Nhà cửa nên dùng nhiều vật liệu tự nhiên như đá sỏi, xây kiên cố lâu dài, trang trí đẹp; gia đình thành một nơi ấm cúng, đẹp đẽ, thiên đường nhỏ xinh xắn.
    Điều 102. Dùng nhiều cách thức sử dụng năng lượng tự nhiên cho đời sống. Đồ đốt nên dùng năng lượng mặt trời, sức gió, ga nhân tạo, ga tự nhiên, dùng điện năng không dây, nước, khí hơi, nhiệt là chủ yếu hạn chế dùng điện dây, than đá, củi gỗ, rơm rạ, xăng dầu.
    Hạn chế dùng phương tiện dùng nhiên liệu nặng như xăng dầu, hạn chế không dùng nhiều phương tiện giao thông xe máy, xã hội càng phát triển thì dùng phương tiện đơn giản và thô sơ nhiều, trong khi máy móc sản xuất hiện đại hơn để bảo vệ môi trường và an toàn xã hội, an toàn giao thông.
    Nghiên cứu sử dụng các động cơ vĩnh cửu dùng Hidrô, ô-xy, nước… phục vụ cho đời sống.
    Khoa học tâm năng phổ biến; khoa học tự nhiên sáng tạo ra các máy móc hiện đại, tiên tiến, siêu đẳng phục vụ con người. Chống khoa học phục vụ chiến tranh.
    Điều 103. Khai thác tài nguyên, khoáng sản, đất đá phải bảo đảm qui hoạch, không ô nhiễm hoặc ảnh hưởng đến kết cấu phong thủy, sinh hóa vật lý và địa lý, tầng sinh khí. Nơi nào vi phạm sẽ bị tội nặng. Xử lý mọi nguy cơ, nguyên nhân hiện tượng gây ô nhiễm và các thảm họa môi trường.
    Điều 104. Tài nguyên của Vương quốc thuộc tài sản toàn dân, không thuộc cá nhân hay một quốc gia nào, được thống nhất quản lý bởi Quốc Vương. Quốc trưởng không có quyền được tổ chức khai thác tài nguyên trong lòng đất, lòng biển, trên không và rừng.
    Điều 105. Mỗi Công xã phải có các khu xử lý và tái chế chất thải thành nhiên liệu, phân bón; các gia đình phải biết tự xử lý rác thải, cho rác vào bao, có công nhân đến đưa tới nơi quy định, cấm vất rác ra xã hội. Nước thải phải dồn lại và xử lý trước khi hủy hoặc dẫn ra ngoài môi trường làm ảnh hưởng đến các tầng đất và nguồn nước.
    Có các biện pháp chống dịch, sâu bệnh nhưng dùng các thuốc không độc hại cho môi trường.
    Điều 106. Tất cả các con sông tại nơi ở của Công xã phải xây kè hai bờ đẹp đẽ.
    Xây các công viên, đường xá, khu nhà ở phải có nhiều cây xanh, cây cổ thụ; cấm chặt phá cây xanh nơi sinh sống.
    Tất cả các khu rừng phải có qui hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý; chỉ có lệnh và được phép của Quốc Trưởng, Quốc Vương mới được phép khai thác lâm sản số lượng từ 1 Hécta trở lên. Còn lại do Chưởng quản Khu tự trị quyết định. Phải coi bảo vệ sinh thái rừng là quan trọng như bảo vệ mạng sống nhân loại. Kẻ phá rừng, làm cháy rừng phải bị khung hình phạt cao nhất.
    Có biện pháp khai thác đến đâu, trồng mới rừng đến đó. Dân hạn chế dùng đồ gỗ rừng mà dùng gỗ thường, gỗ nuôi trồng tại các khu công xã; dùng nhựa, chế tác đá để làm đồ trang trí nhà cửa. Bảo vệ tất cả các loài thú, sinh vật; chỉ được giết động vật rừng khi chúng sinh sôi quá nhiều, làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống con người và tự nhiên xung quanh.
    Điều 107. Tạo ra các cây trồng vật nuôi cao cấp, làm ít, trồng ít nhưng năng xuất cao, máy móc hiện đại tạo ra siêu năng suất. Giết động vật để lấy thịt phải có cách giết chúng không đau, không cắt tiết con vật khi chúng sống làm đau đớn con vật; sau khi giết có huyền pháp siêu sinh cho chúng. Bảo tồn các giống động thực vật.
    Điều 108. Không sản xuất chất nổ, vật liệu gây nổ, nếu khai thác đá thì dùng biện pháp khác. Cấm sản xuất vũ khí nóng, bom nguyên tử, bom kinh khí, bom sinh học; phá hủy tất cả các loại vũ khí của thời đại mạt thế trước đó.
    Điều 109. Khai thác tài nguyên thiên nhiên và biển, phải lập kế hoạch và thống nhất khai thác. Cấm cư dân tự do khai thác tài nguyên phục vụ đời sống cá nhân như: gỗ, quặng, khí đốt và dầu tự nhiên, vàng bạc kim loại quí, than đá…
    Các loại vật chất tổng hợp được do con người tạo ra phải tổ chức dùng chung.

    VĂN HÓA- TÍN NGƯỠNG
    Điều 110. Toàn thể nhân loại phải thờ Thượng đế theo một qui định thống nhất như nhau và các phép nghi lễ giống nhau. Trong một năm tổ chức các Đại lễ Tế Vua Cha, các Thần Thánh, Vương Mẫu theo qui định.
    Điều 111. Thống nhất lịch pháp trên toàn thế giới.
    Giảng: Thống nhất dùng dương lịch, vì dương lịch đúng với sự chuyển dịch của trái đất trên quỹ đạo mặt trời, tất cả 24 tiết khí là lấy Dương lịch làm chuẩn nên tính chính xác rất cao.
    Điều 112. Tại một Công xã phải có và chỉ có đền thờ Vua Cha, đền do giáo sỹ hay nhân viên nghi lễ quản lý. Giáo sỹ được phép thông linh với Cha khi cần, giáo sỹ được lập gia đình bình thường. Về sau bỏ chức danh giáo sỹ, giao cho người coi giữ đền quản lý đền. Các nhân viên văn hóa phụ trách cả công tác nghi lễ của Công xã khi có lễ lạt.
    Không làm giáo đường sinh hoạt đọc kinh cầu hoặc múa hát học tập mà làm đền thờ.
    Đền thờ là nơi thờ Vua Cha và các Thánh Thần, là nơi hành lễ tập trung, nơi sinh hoạt tâm linh, sám hối, dâng vật phẩm một cách tự do của thần dân Thiên Đạo đối với Vua Cha.
    Điều 113. Cấm đến đền thờ để cầu xin may mắn, hạnh phúc, vật chất, công danh, sẽ làm loạn lậu Đạo Pháp. Tất cả là do mình, Thượng đế trong bản thân, phấn đấu thiện lương là cải tạo số mệnh; chỉ được cầu xin ngay tại nhà; đến đền thờ là để lễ bái, sám hối tội lỗi, chiêm ngưỡng và tôn vinh Chân Lý, kính lễ Vua Cha, tu học theo các thần thánh.
    Điều 114. Mọi gia đình đều thờ Vua Cha tại bàn thờ nhà mình, ngoài ra không được thờ Tà thần, lập các đền thờ khác, lập các bàn thờ khác trong nhà. Tổ tiên ông bà cha mẹ khi mãn kiếp thì cúng dưới bàn thờ Cha, sau một thời gian ai chưa siêu thoát thì cho siêu thoát rồi qui lên thờ Tam Tòa cùng Cha.
    Điều 115. Loại bỏ các phép trấn yểm thư phù, yểm đảo, bùa chú cũ, bỏ chọn đất đặt mộ, chọn hướng xây nhà, chọn tuổi vợ chồng, chọn ngày tháng như cũ, vì luật mới của Thiên Đình cấm, ngũ hành thay đổi, vũ trụ và các sao đã thay đổi không còn như cũ.
    Không cúng sao giải hạn, cúng vong hồn chúng sinh, bỏ các tà thuật phù thủy cũ, phá các thứ liên quan đến mê tín dị đoan nhảm nhí, phá các đền thờ tà thần… Dùng phép nghi lễ để độ cho mọi vong siêu thoát, tự độ mình tu luyện để nâng cấp năng lượng chống hạn ách; thờ Cha để có mức năng lượng chân chính.
    Chỉ dùng khoa học tâm linh mới để xử lý các vấn đề liên quan đến tâm linh, phong thủy.
    Điều 116. Thần dân Thiên Đạo Thánh Đức phải học tập tu luyện để ai ai cũng đạt trình độ thần thông, tự mình học để biết số phận, nghiệp quả của mình; tự mình biết nghi lễ tâm linh, biết khoa học tâm linh chân chính, tự độ, tự cứu mình trước khi trời cứu; tự chữa bệnh trước khi xã hội chữa bệnh cho.
    Điều 117. Kẻ nào tổ chức bói toán cá nhân lấy tiền, múa may đồng cốt nhố nhăng, phán láo chỉ bậy, cúng bái kiếm ăn ngoài nghi lễ tại đền thờ, tà ngụy xảo ngôn, làm sai nghi lễ, tự cho mình là Thần Thánh để bắt mọi người phục dịch, phá hại Chính pháp, chửi bới thánh thần, láo khoét gian ác, cố tình giảng pháp sai lạc, chế diễu xét lại chính kinh, ngụy ngôn lừa đảo, nói xấu Thánh Đức, Giáo hội và Đại Giáo chủ, kích động bạo lực, gây thù chuốc oán với Giáo hội, lôi kéo phá hoại công xã, thích giết chúng sinh động vật, rượu chè bê tha, cờ bạc lưu manh, giả danh Thần Thánh, tự cho mình giỏi hơn Thượng đế, Đại Giáo chủ, mua bán kinh sách, cúng thịt tại đền thờ, đốt vàng đốt mã, dùng huyền thuật trị bệnh lấy tiền, sửa sai Huyền pháp, lấy nhiều vợ, bóc lột nhân dân… tất cả đều qui là tà đạo, tà nhân, tham lợi danh ô lại, không thể là người vì nhân loại cần lao, vì Đạo, cần xử trị thật nặng để giữ nghiêm phép thánh, pháp luật.
    Những kẻ này nếu không sám hối, Ta nói chắc chắn khi mãn kiếp sẽ bị Ta đọa linh hồn, thậm chí diệt linh hồn, không thể chạy đâu cho thoát. Riêng những kẻ phá hoại, làm tan rã Thánh Đức, làm lụi bại Giáo Hội Thiên Đạo, gây chiến tranh cát cứ chống Thánh Đức sẽ bị Ta cho vào hỏa ngục, đốt chết linh hồn.
    Mọi thần dân Thánh Đức- Thiên Đạo muôn đời phải học thuộc điều này.
    Điều 118. Tổ chức các lễ hội văn hóa riêng, tùy theo địa phương, vui chơi giải trí, không mang màu sắc tâm linh lẫn lộn với nghi lễ Thiên Đạo.
    Điều 119. Khi vào tuổi già, có thể lập am tu luyện siêu thoát tại nhà chứ không thoát tục tu Tiên hưởng nhàn, xa rời Chính Pháp.
    Điều 120. Người trừ trần chủ yếu dùng phép hỏa táng cho sạch, tiết kiệm gỗ và đất đai; tro cốt rải xuống sông suối đất đai, chỉ giữ lại một ít để kỷ niệm nếu cần, vì linh hồn khi đã siêu sẽ qui vào Tam Tòa, nên không cần thờ tro cốt mà để ở nơi tĩnh trong nhà làm kỷ niệm; có thể đúc tượng để kỷ niệm nhưng không thờ bất cứ tượng nào trong nhà, kể cả đúc tượng Thượng đế hay Đại Giáo chủ, chỉ thờ duy nhất Thiên Phù. Trong đền thờ cũng thế, linh đường chỉ thờ Thiên phù, bên dưới và ngoài sân có thể có tượng Thánh Thần, chỉ được đặt hoa, không khấn cầu lạy lục hay thi lễ.
    Điều 121. Không thờ bái vật hay hiện tượng tự nhiên.
    Điều 122. Kẻ tội hồn sẽ được công khai giáo dục và công khai cho siêu thoát hoặc công khai trừng trị, cho tập thể thần dân biết để giáo dục tâm linh, nhân thế.
    Điều 123. Mọi người trưởng thành phải được thông linh và ít nhiều có năng lực thông linh, thần thông phương thuật. Khi thông linh với Cha và Ta, các Thần Thánh khác, cấm khoe khoang, tự cho mình huyễn ngã phép Thánh hay tài giỏi mà hãy coi đó là sự tu luyện đúng đường và sự cổ vũ động viên của bề trên đối với mình.
    Điều 124. Khi Hội đồng Tâm linh tối cao thông linh với Cha, mọi quyết định của Cha phải được 9 người chứng ngộ tâm linh xác nhận, công khai thấy Cha giáng đúng bóng hoặc giáng cơ, giáng điển đồng để chống tà quỉ mạo nhận, mạo báng, mạo xưng, lợi dụng. Trường hợp nghi ngờ thì phải tấu lên Cha và Thiên đình lần nữa để xác minh. Trường hợp đặc biệt, tấu Đại Giáo chủ giáng bóng xin hộ tống hầu Cha xuống thế để chỉ dạy ân cần.
    Điều 125. Qui định phạm vi và quyền năng sử dụng huyền thuật. Không dùng huyền thuật tà ác, mưu lợi ích kỷ cá nhân; cấm mọi hình thức hoạt động phù thủy, cầu đồng bóng, bói toán nhảm nhí, cúng tà thần, lập đền phủ thờ tà thần, ma quỉ… Các hình thức bùa bả, thư phù yểm đảo cũ phải bỏ hẳn. Chỉ thờ Vua Cha Thượng đế và Tam Tòa Thiên Đạo.
    Điều 126. Lấy chủ nghĩa Đại đồng, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa nhân đạo và tình nhân loại làm nền tảng cho nền văn hóa, văn minh Thánh Đức. Chống lại chủ nghĩa cá nhân, biệt lập, dân tộc hẹp hòi; chống mọi tư tưởng cục bộ, bản vị, dân tộc chủ nghĩa, chủ nghĩa bá quyền sô vanh nước lớn, phân biệt văn hóa, dân tộc, quốc gia, giàu nghèo…
    Điều 127. Xây dựng nền văn hóa tâm linh lành mạnh:
    Trong lịch sử nhân loại, dòng chảy văn hóa của mọi nền văn hóa đều dựa trên nền tảng của văn hóa tâm linh là cơ bản, trong đó thể hiện quan niệm về thế giới, con người, cái chết, linh hồn, lăng tẩm, đền đài thành quách, lễ hội, ăn, ở, mặc, các quan hệ lễ nghi xã hội, tính dục… đa phần dựa trên các yếu tố nhận thức tâm linh. Văn hóa tâm linh tổng hòa được cả quan hệ tự nhiên- con người- xã hội. Triết học mọi thời đại đều có xu hướng luận bàn và giải quyết vấn đề duy vật, duy tâm, thế giới khách quan, nhận thức chủ quan, cải tạo và xây dựng xã hội theo các mô hình của tự nhiên và Thiên giới.
    Do đó, văn hóa tâm linh là sợi chỉ đỏ của linh hồn văn hóa và là xương sống tạo ra bản sắc văn hóa- xã hội của con người.
    Chúng ta thử hình dung: Nếu hiện nay, các nền văn hóa của các dân tộc, bỏ văn hóa tín ngưỡng, tâm linh thì còn lại cái gì? Quan niệm không tâm linh đã đẩy con người vào đời sống thô mộc, cực đoan. Về lâu dài biến con người thành cỗ máy cơ học, với tham vọng của một đời sống mãn một kiếp, không quan tâm đến số kiếp nghiệp quả, luân hồi của kiếp sau, của cái sự trả giá của linh hồn ngay khi nó mãn kiếp trần gian; có một cuộc sống khác sau khi mãn kiếp trần, trong khi sự thực có một thế giới vô hình linh hồn, có sự xử trị, thậm chí diệt hồn của những tên bất hảo… Chính họ không tôn trọng qui luật tự nhiên. Đôi khi những người này nhận thức đúng trong một vài vấn đề phù hợp với đặc điểm hiện thực khách quan, nhưng về lâu dài thì sao?
    Nay chúng ta quyết tâm xây dựng một nền văn hóa tâm linh mới: Đó là nhận thức khoa học về tâm linh, thống nhất nhận thức, khẳng định thế giới nhất thể vật chất, gắn với xây dựng một xã hội thiện đức, lấy văn hóa tâm linh làm nền tảng, với tư cách là tạo ra các giá trị cao đẹp của Chân Thiện Mỹ để xây dựng xã hội, con người lương thiện. Đây là vấn đề cực kỳ to lớn, vì trong lịch sử nhân loại, chưa bao giờ con người xây dựng được một tổng hòa xã hội cao đẹp như thế.
    Không dùng bí hiểm tâm linh, mọi việc phải sáng tỏ, đạt được nhận thức đúng đắn hài hòa. Loại bỏ các hình thức mê tín dị đoan, nhảm nhí, các hình thức bùa ngải yểm đảo bí hiểm nay đã lạc hậu, các huyền thuật tà ác, các hiện tượng sinh hoạt tín ngưỡng phức tạp như cầu đồng, múa may nhảy nhót, tà đạo, bói toán dù đúng; vì nhân loại mới sẽ đạt thần thông, học tập để đạt được nhận thức của mình.
    Loại bỏ và dần quét sạch tà quỉ trên mọi bàn thờ của nhân loại, làm thanh sạch thế giới vô hình. Sử dụng các biện pháp giáo dục và siêu thoát cao cấp cho linh hồn để làm sạch thiên giới, cõi âm, tạo cho thế giới hạ thế bình an, thanh sạch trong ánh sáng cao đẹp của Vua Cha.
    Điều 128. Gắn các sinh hoạt, sáng tạo văn hóa của nhân dân với đạo đức và phương pháp tu tập cao cấp với văn hóa tâm linh mới để xây dựng lòng tin, tư tưởng, tâm thế phấn đấu vì một xã hội Đại đồng- Đại Thiện- Đại Mỹ- Đại Linh.
    Đại đồng: Đoàn kết hòa đồng yêu thương, giúp đỡ, nhân ái và hợp nhất nhân loại; con người là anh em của nhau, do Cha sinh ra.
    Thống nhất tôn giáo, nghi lễ, thờ Vua Cha vĩ đại theo lý tưởng xã hội vĩ đại: Giải phóng con người khỏi tội ác, tham lam, chiến tranh, tham tàn, bóc lột, vô minh, tà quỉ, đói nghèo, bệnh tật, bất công, chia rẽ tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, phân biệt văn hóa dân tộc tôn giáo…
    Trong ánh sáng của Thiên Đạo soi rọi, dưới sự quản trị trực tiếp trực thông của Thượng đế.
    Chỉ khi nào làm được cách mạng tâm linh mới hoàn thành và đưa cách mạng xã hội, cách mạng văn hóa, cách mạng sản xuất- khoa học kỹ thuật của Thánh Đức tiến lên.
    Đại thiện: Đại đồng là nền tảng để tạo ra đại thiện, vì lý tưởng đại đồng theo qui luật Đạo Trời và theo mục tiêu Chân Thiện Mỹ, là động lực tiến hóa. Không có chiến tranh, cái ác, ác bá tà nhân, họa hại. Con người đạt giác ngộ mới có đạo đức thiện tính, còn vô minh thì còn tham ác, tranh dành và mọi thứ gắn theo nó.
    Tạo ra một xã hội thiện tính với mục tiêu cao đẹp là ấm no, an lạc, vui hòa; không có nơm nớp ăn chặn, ăn gian, xâm lấn quyền lợi, thù nghịch với nhau. Mọi thứ dị mọ, hồ đồ, lạc hậu, phản động, vô minh vô Thần vô Thánh, phản tiến hóa, nhận thức ngu muội dẫn đến mê muội, gây tội ác… cần phải loại bỏ, bị loại bỏ. Con người tôn trọng nhau, tôn trọng thực sự quyền sống bình đẳng của nhau, sống thiện lương, hiền hậu, giản dị, giản dị cả về tư tưởng, lời nói, tính cách, lối sống, hồn nhiên trong bầu vũ trụ, hợp sự vận hành tiến hóa của Trời đất.
    Đại mỹ: Mỹ là đẹp. Đẹp thể xác, tinh thần, thiện là mỹ bên trong, mỹ là đẹp bên ngoài hài hòa với tính thiện, cả hình thức và nội dung. Mỹ là sự bóc toát, không thiện thì khống có mỹ. Đó là cái đẹp giản dị mà lấp lánh, không màu mè hoa mỹ từ lời nói đến việc làm, biểu hiện, nhưng lấp lánh đẹp thật sự và hoàn thiện mỹ mãn. Giản dị không có nghĩa là không lấp lánh mà nó không là hoa hòe hoa sói, lấp che bao biện giả dối hình thức, nó như nó có, vốn có như thế. Có nghĩa đẹp là sự chân thực nhất, cái đẹp trong sáng, chân chính.
    Người xưa nói: “Xảo ngôn thì bất thiện”, “Chủ nghĩa hình thức là con đẻ của giả dối”. Nội dung phải phản ánh đúng thực chất của mọi sự vật hiện tượng.
    Đại linh: Giác ngộ Chân lý, đạt thông linh và đạt huệ linh; nhận thức và thờ tự Vua Cha theo pháp thờ chính đáng và đúng đắn nhất, phù hợp với giá trị cao quí của mục tiêu lý tưởng Đại đồng. Con người phải đạt thần thông siêu đẳng bằng sự tu tập và nghiên cứu khoa học tâm linh cao cấp nhất, không thoát tục, sống đạo đời hợp nhất.
    Không thể tách rời văn hóa chung với văn hóa tâm linh. Cả hai phạm trù liên hệ, đan xen, bổ trợ và tạo nên nhau trong mục tiêu Đại đồng- Đại Thiện- Đại Mỹ- Đại Linh.

    AN NINH VƯƠNG QUỐC
    Điều 129. Lập quân đội duy nhất do Quốc Vương lãnh đạo trực tiếp, quân đội đặt tại Thánh Địa. Chỉ có Quốc Vương mới có quyền lập và giải tán quân đội. Các quốc gia không lập quân đội.
    Điều 130. Các quốc gia góp vật chất chung nuôi quân đội và bảo đảm an sinh cho miền Thánh Địa. Các quốc gia góp quân số, riêng Thiên quốc gửi 60% số quân, còn lại các quốc gia gửi 40% số quân.
    Điều 131. Chỉ Quốc Vương mới có quyền điều động quân đội và có thể sử dụng bạo lực khi cần.
    Quân đội được hành động khi có yêu cầu sau của Quốc Vương:
    - Sự thống nhất của Vương quốc bị ảnh hưởng.
    - Có bạo lực tại quốc gia thành viên.
    - Có chiến tranh giữa các quốc gia hoặc quốc gia chống quốc gia, chống Quốc vương cần lập lại trật tự an ninh chung.
    - Mọi tổ chức cá nhân có tội chống loài người, gây tội ác, chống luật Thánh Đức.
    - Có chiến tranh của người ngoài hành tinh,xâm lược trái đất.
    - Cần huy động lực lượng để cứu trợ nhân dân.
    - Có các phương án chống xâm lược của người hành tinh khác.
    Điều 132. Quân thường trực phục vụ 9 năm, tuổi không quá 35, sỹ quan tuổi không quá 60, chỉ huy quân đội là người dân sự, dưới sự chỉ huy tuyệt đối của Quốc Vương. Quân lính được lập gia đình khi tại ngũ, được đảm bảo chỗ ở tại khu gia binh. Sau 9 năm giải ngũ toàn bộ quân thường trực, cho về quê hương, chỉ giữ lại khung huấn luyện để huấn luyện quân mới.
    Quân số phụ thuộc nhu cầu lịch sử cụ thể của Thánh Đức, vũ khí phụ thuộc lịch sử cụ thể nhưng không trang bị vũ khí giết người hàng loạt, không ứng dụng tra tấn, nhục hình.
    Điều 133. Tại các quốc gia không tổ chức các đơn vị an ninh tập trung mà chỉ ở các công xã có nhân viên an ninh trật tự, tại Khu tự trị có cơ quan quản lý chỉ huy an ninh. Hội đồng Chấp chính quốc gia có cơ quan phụ trách an ninh. Công tác an ninh bảo đảm đời sống an bình cho nhân dân.
    Điều 134. Đất đai, sông ngòi, biển đảo và không gian toàn bộ trái đất thuộc về nhân dân Thánh Đức, cấm ai sở hữu riêng; Quốc Vương đại diện nhân dân quản lý toàn bộ trái đất. Quốc vương chia đất đai cho các quốc gia quản lý và thu lại khi cần. Quốc vương có quyền sát nhập hay chia tách quốc gia, dân tộc do yêu cầu lịch sử; Quốc vương không được vì lợi ích cục bộ của bất kỳ quốc gia nào khác.
    Điều 135. Quốc vương chia đất đai cho các quốc gia quản lý nhưng không chia tài nguyên khoáng sản cho quốc gia nào, chỉ giao việc trông coi, khai thác để dùng chung cho nhân loại. Mọi khoán sản thiên nhiên trên bộ, trên biển do Quốc Vương quản lý trực tiếp và phân công nhiệm vụ khai thác cho các quốc gia, để chia đều tài nguyên cho công cuộc phát triển các quốc gia.
    Điều 136. Các quốc gia cấm chiếm đất đai, xâm lược nhau. Không phận và hải phận là chung, quốc gia không được quản lý riêng. Biển và tài nguyên là thủy hải sản trên biển thuộc quyền quản lý trực tiếp của Quốc Vương Thánh Đức nhưng phân vùng đánh bắt và khai thác cho các quốc gia.
    Các quốc gia tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau. Mọi việc liên quan thông qua Hội đồng Thánh Đức Tối cao để họp và do Quốc Vương chỉ đạo giải quyết
    Điều 137. Quốc vương lấy Việt Nam làm trung tâm Thánh Địa- trung tâm của thế giới nơi có Giáo hội Thiên Đạo. Nếu vì một lý do đặc biệt nào khác phải chuyển Giáo Hội đến nơi khác thì nơi đó là trung tâm của thế giới.
    Điều 138. Công dân chỉ mang quốc tịch một nước, muốn chuyển sang nước khác sống phải được quyền quyết định của Quốc Trưởng hai nước đó. Ngoài ra, còn chống di dân tự do sang các Công xã, khu tự trị khác. Công dân sang các quốc gia khác để du lịch, công tác hoặc vì việc riêng, không cần hộ chiếu chỉ cần khai báo hải quan và trình giấy Thực chứng, giấy chứng minh nhân dân, giấy xác nhận của Hội đồng công xã, cơ quan công tác.
    Điều 139. Giai đoạn đầu sau khi đại tận cần có các biện pháp cứng rắn để lập lại trật tự đến khi lập xong Thánh Đức ổn định.
    Điều 140. Dự trữ lương thực và an ninh lương thực: Do Quốc vương quản lý, có giao cho các quốc gia chuẩn bị, nhưng không tập trung mà dự trữ tại các Công xã, khu tự trị và kinh tế của Quốc Vương.
    Điều 141. Bạo lực Thánh Đức.
    Bạo lực mở đường cho Thánh Đức: Bạo lực tư tưởng, tâm linh và bạo lực xã hội trần gian, thông qua sàng lọc, đấu tranh, xóa bỏ các hình thức đi ngược lại Thánh Đức.
    Phải sử dụng bạo lực, vì Vũ trụ thuộc về vật chất, là vật chất, vật chất tạo ra năng lượng, ở đâu có vật chất là ở đó có năng lượng. Vậy mọi sự biến đổi trong vũ trụ đều có sự biến chuyển về mặt năng lượng của vật chất và chuyển dịch vật chất. Chuyển dịch vật chất, năng lượng tạo ra sức mạnh. Dùng sức mạnh đó cải tạo xã hội, con người, vũ trụ nói chung… đó là bạo lực.
    Có bạo lực ác, bạo lực thiện; dùng thiện cải ác, dùng cả ác để cải ác. Từ bi, nhân đạo, nhân ái là chủ đạo, theo chiều tiến hóa, nhưng không từ bi, nhân ái vô nguyên tắc, xóa bỏ và xa rời hoặc không công nhận, không coi trọng cuộc đấu tranh thiện ác. Cuộc đấu tranh đó phải tiến hành liên tục, bền bỉ, là hai mặt đối lập chính tà, hai mặt đối lập chính của xã hội, con người để tạo ra động lực phát triển.
    Không dùng từ bi hỉ xả, bỏ lậu hoặc cứu độ bằng cách thoát tục, coi sự giải thoát làm cứu cánh cải tạo con người, thoái cái tham ác, tách khỏi cộng đồng; hoặc không có lý thuyết cải tạo xã hội, tránh đời tu đạo, đạt đạo. Cấm Thiên Đạo tách mình ra khỏi xã hội, phải đấu tranh cải tạo xã hội, tâm linh theo triết thuyết Thiên Đạo Thánh Đức của Ta. Phải có con đường, biện pháp để xây dựng xã hội Thánh Đức một cách hợp lý, tránh chủ quan, làm vội, khô cứng máy móc, đốt cháy giai đoạn, duy ý chí sẽ gây hậu quả. Phải cứu thế, cứu đời muôn năm bằng triết học Thiên Đạo này.
    Điều 142. Sử dụng bạo lực nhưng phải lấy phương châm: Giáo dục thuyết phục, cải tạo tư tưởng trước, nhẹ trước, nặng sau, không ưa nhẹ mới dùng nặng. Sau giáo dục mới dùng bạo lực, bạo lực tư tưởng và bạo lực mạnh. Đó là Đạo Trời vậy. Ta tuân theo Đạo và thay Trời hành Đạo. Chúng ta là con Trời, các Thần Thánh đánh giặc, đánh ác trừ gian, hộ quốc an dân. Chớ bao giờ để cái ác làm mình run sợ, chỉ có cái ác run sợ trước cái thiện. Cái xấu xa run sợ trước cái cao đẹp. Nhân nhượng để cảm hóa, sau nhân nhượng là đất của đạo thiện, là tin vui của muôn dân trăm họ. Chống CNTB đến cùng, chống giai cấp Tư sản đến cùng.
    Dù bất luận sử dụng bạo lực gì cũng không được giết người sống trần, trừ trường hợp đặc biệt liên quan đến chiến tranh phi nghĩa chống Thánh Đức. Diệt tà, phải được phép của Cha và Ta.

    Y TẾ
    Điều 143. Mọi người trưởng thành phải học Đại pháp, phải biết các phép cải tạo tâm thể, tâm hồn và linh hồn khi tại thế; chữa được các bệnh thông thường không dùng thuốc. Về sau, con người lên siêu đẳng thì tự chữa được mọi bệnh tật.
    Điều 144. Tại khu tự trị có cơ sở y tế chữa bệnh cho nhân dân. Các bệnh viện của các khu tự trị được trang bị và trình độ như nhau, đủ khả năng chữa các bệnh cho nhân dân. Không tổ chức các bệnh viện tuyến trên mà chỉ có các bệnh viện dành cho nhân sự cấp cao. Tổ chức y tế tại Công xã, chữa mọi bệnh tật cho nhân dân công xã. Sau này khi công xã phát triển cao, thì hình thức y tế chỉ còn do Công xã quản lý, có nghĩa trình độ y tế công xã đủ sức đủ khả năng chữa mọi bệnh tật cho nhân dân công xã.
    Điều 145. Kết hợp y học thông thường với y học bổ sung ngành tâm thể khí công- sinh học, thuốc tươi và thuốc bào chế. Tại các Công xã phải trồng đủ nhu cầu thuốc cho nhân dân. Có thể sản xuất thuốc tại Công xã hoặc khu tự trị, khu tự trị phải bảo đảm được thuốc chữa bệnh.
    Điều 146. Bác sỹ, nhân viên y tế được đào tạo tại chỗ trong khu tự trị. Quốc gia không có nơi đào tạo y tế riêng. Công tác y tế trở thành phổ biến trong toàn dân.
    Điều 147. Bác sỹ, nhân viên y tế nêu cao tinh thần tự giác phục vụ, cứu độ chúng sinh; mọi hành động thái độ tiêu cực, lười nhác, nhũng nhiễu nhân dân bị phạt tội thật nặng để nêu gương; nếu cố tình nhũng nhiễu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng phải bị đi lưu trú chung thân.

    HÔN NHÂN- GIA ĐÌNH
    Điều 148. Hôn nhân bình đẳng không ép buộc. Tự do yêu đương khác giới, cấm đồng tính lấy nhau, cấm kết hôn trong phạm vi trực hệ, phó hệ 4 đời; cấm loạn luân; cấm chiếm dụng lấy vợ chồng người khác.
    Điều 149. Nam nữ chỉ được lấy một vợ một chồng, không được lấy nhiều vợ, nhiều chồng. Trường hợp đặc biệt khi 1 người chết hoặc một người ngoại tình, bị phạm tội đi lưu mới được lấy vợ, chồng khác; được phép ly hôn khi có sự nhất trí của người kia.
    Điều 150. Lập gia đình sau khi đã học nghề- cấp đại học- nghề từ 24 đến 25 tuổi; vì về sau tuổi thọ cao, học một lần là xong, không học rải và nhiều lần. Chưa có nghề, tức chưa đảm bảo điều kiện lao động thì chưa được lập gia đình, trừ người tàn tật. Các trường hợp đặc biệt, có con thì hai gia đình được phép nuôi con, học xong mới được cưới.
    Điều 151. Kẻ nào chiếm dụng vợ chồng người đang có gia đình, phá hoại hạnh phúc của người khác thì bị đưa đến một khu vực riêng và sống cách biệt giới tính chung thân, cho vợ chồng đi lấy người khác.
    Điều 152. Trong giai đoạn đặc biệt, đầu chuyển thế, nếu nhân loại bị sàng lọc quá nhiều, tùy tình hình cụ thể, có thể có chính sách hôn nhân hợp lý để nhân loại sinh sôi. Nếu Thượng đế cho phép thì được lấy nhiều vợ, chồng nhưng giai đoạn này không quá 100 năm.
    Điều 153. Phải luôn có biện pháp khống chế dân số, không cho qua ngưỡng 3 tỷ để đảm bảo nhân sinh, môi trường và sự ổn định của Thánh Đức hàng vạn năm. Nếu nhân loại phát triển nhân số đến 6-7 tỷ, tất không bao giờ lập được Thánh Đức, vì tính chất vô cùng phức tạp của điều kiện tồn tại, môi trường sinh sống.
    Điều 154. Tôn trọng đạo đức và bảo vệ sự trong trắng, trinh tiết, thanh sạch của phụ nữ, vì phụ nữ là nền tảng của hạnh phúc gia đình, là giá trị bản lề của đời sống xã hội. Phụ nữ đẹp thì xã hội đẹp, kẻ nào làm vấy bẩn điều đó phải bị trị tội thật nghiêm. Cấm xâm phạm tiết trinh phụ nữ khi chưa lấy chồng.
    Điều 155. Về con: Tùy theo điều kiện phát triển của nhân loại để định số con, nhưng phải phù hợp với cơ sở tiến hóa của dân tộc, địa phương. Chống hiện tượng nghèo mà đẻ nhiều, đẻ dày; cấm khu vực đông dân, nghèo lại đẻ dày.
    Điều 156. Công dân sinh ra được Công xã chăm lo, bảo đảm mọi quyền lợi đến khi học xong nghề. Nếu không bảo đảm được thì không được sinh nhiều vì sẽ gây hậu quả nghèo đói, lạc hậu, nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp.
    Điều 157. Khi lập gia đình thì công dân có quyền tách hộ và được Công xã cấp nhà ở.
    Điều 158. Các hủ tục cướp vợ, cướp chồng, ở rể, lấy dâu, gán vợ, ép cưỡng hôn… phải bỏ.
    Điều 159. Khi cưới nhau, công dân viết đơn trình Công xã chứng nhận và quyết định cho kết hôn. Sau đó làm lễ tấu hôn tại đền thờ Thượng đế để bề trên chứng cho, sau đó mới về tổ chức lễ thành hôn tại gia đình theo phong tục địa phương, không làm tại đền thờ.
    Điều 160. Trẻ em sinh ra lấy họ cha làm đầu, lấy họ mẹ làm tên đệm, lót thêm hoặc không lót thêm. Làm giấy chứng sinh, sau một tháng thì vào sổ hộ tịch tại công xã. Phụ nữ sinh đẻ được miễn lao động 1 năm, vẫn được hưởng chế độ lương thực bình thường. Trẻ em 2 tuổi được cho vào nhà trẻ vào ban ngày.
    Điều 161. Mọi thủ tục con nuôi, cha mẹ nuôi, thừa kế tài sản, trừ đất đai, nhà cửa theo luật cụ thể của quốc gia qui định nhưng trên cơ sở Luật Thánh Đức.
    Điều 162. Mâu thuẫn gia đình được hòa giải tại Câu lạc bộ Hòa giải công xã. Nếu không hòa giải được thì chia hộ. Nếu không thể tiếp tục sống bên nhau thì tách sống nhưng chỉ trường hợp đặc biệt qui định ở điều 149 mới cho ly dị, để đảm bảo hạnh phúc, lòng kiên trì, chịu đựng và chia sẻ, đồng thời là thước đo đạo đức, giữ gìn đạo đức, tôn trọng gia đình của công dân Thánh Đức. Xã hội chỉ hạnh phúc khi dân hạnh phúc, muốn có hạnh phúc thì phải trước nhất xây dựng gia đình hạnh phúc, tôn trọng người bạn đời và tôn trọng qui luật xây dựng gia đình, qui luật âm dương hợp nhất mới có thể có gia đình ổn định, xã hội ổn định, thanh bình. Do đó, gia đình phải bền vững, công dân phải trưởng thành, có tri thức, trải nghiệm, mới lập gia đình, tránh bất hạnh về sau.
    Điều 163. Chống ly dị tràn lan, tự do vô lối trong đời sống tính dục. Cấm mọi cuộc “cách mạng tình dục” làm băng hoại xã hội và gia đình, hạnh phúc chân chính của con người.
    Duy trì cuộc sống tình dục vợ chồng phù hợp qui luật tự nhiên, đúng luật âm dương, sinh tồn, khoa học.
    Trong xã hội, không cấm cũng không khuyến khích ai bỏ, không lập gia đình hoặc diệt dục để ham giải thoát, hay trói mình theo chủ nghĩa khổ hạnh để bỏ luật tự nhiên.
    Điều 164. Vợ chồng tôn trọng nhau, đề cao vai trò người đàn ông trong gia đình, nâng cao giá trị nền tảng của người phụ nữ. Chống gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền trong gia đình; phát huy dân chủ trong gia đình; phụ nữ phấn đấu thành hiền hậu, nhu mì và cứng cáp; đàn ông phải năng động, mạnh mẽ, quyết đoán, đủ sức là chỗ dựa tinh thần cho gia đình. Xây dựng không khí gia đình hài hòa và tiến bộ, vui tươi, cùng giáo dục con cái thành công dân Thánh Đức hoàn thiện.
    Điều 165. Cha mẹ tôn trọng con cái, chống áp đặt, mệnh lệnh gia trưởng hoặc chủ quan thiếu giáo dục; phải giáo dục con cái thành người có ích thiện. Biết cách tổ chức và chăm lo cho đời sống gia đình phù hợp với xã hội Công xã.
    Con cái phải tôn trọng cha mẹ trần gian, hiếu nghĩa, đúng mực. Phải biết thờ phụng Vua Cha mới đúng đạo làm người, sau mới là thờ phụng cha mẹ trần. Kẻ mạo báng, chưa biết tôn thờ Vua Cha thì chưa thể là người có đạo hiếu.
    Điều 166. Điều Kết luận:
    Các tôn giáo cũ, không cứu được nhân loại thoát khỏi chiến tranh sắc tộc, chiến tranh tôn giáo, nói chi đến xây đời cao đẹp. Họ không có triết thuyết xã hội, chỉ có pháp thờ, pháp tu; khoa học thô mộc thì bế tắc trong giải thích nhận thức tâm linh, các hiện tượng liên quan đến tâm linh, tâm thể. Các hệ thống triết thuyết khác bế tắc, suy lụi trong thời mạt thế.
    Chỉ có Thiên Đạo nhận thức được con đường hợp lý để dẫn dắt loài người phát triển đúng đắn như các qui luật vốn có của tự nhiên.
    Phải có một cuộc cải tạo để xây dựng một xã hội khoa học, hiện đại và tâm linh cao cấp, hợp với xu thế tiến hóa. Sứ mệnh đó thuộc về Thiên Đạo.
    Chúng ta có cả một hệ thống lý thuyết triết học vĩ đại, chung nhất cho cả vũ trụ, tự nhiên, xã hội; gắn với lý tưởng xây dựng xã hội cụ thể, gắn với nền khoa học hiện đại hiện thực đúng đắn, đó là khoa học duy vật Thiên Đạo chân chính, trong đó coi thế giới vô hình là thế giới vật chất, công nhận linh hồn; công nhận và bảo vệ, xây dựng xã hội Cộng sản chân chính; giải quyết khoa học về các hiện tượng tâm linh, tâm thể, mở đường cho khoa học thực nghiệm khác bằng cách giải thích chính xác về thế giới vật chất, trong đó có bình diện vật chất thế giới vô hình.
    Cuộc cải tạo đó phụ thuộc Thiên đình và dưới sự lãnh đạo của Cha chúng ta. Không thể khác. Chúng ta tùng lệnh Vua Cha mà lập Chính pháp mới, sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có bạo lực cách mạng tâm linh diệt ma trừ quỉ nhân tà để xây Thánh Đức. Trừ các biện pháp tàn độc, ác đạo, còn lại cộng trừ đi, lấy tiến hóa hợp lý làm đầu thì mọi điều có thể chấp nhận được.
    Điều 167. Điều thực thi:
    Đây là Luật Thánh Đức theo quyền phép của Cha ban, Luật này sẽ được quần Tiên Hội thảo luận, lấy biểu quyết để thực hiện.
    Hội nghị này bàn thảo các nội dung lập Thánh Đức.
    Thánh Đức là mơ ước của loài người, Thiên Đạo dẫn đường giúp nhân loại tiến hóa, Luật này sẽ được áp dụng khi đã lập Thánh Đức.
    Giáo Hội Thiên Đạo tổ chức theo Luật Thiên Đạo. Luật này có thể độc lập với Luật Thiên Đạo.
    Luật Thánh Đức là công trình nghiên cứu khoa học xã hội- triết học cao cấp.
    Không sửa Luật Thánh Đức vì tính chất lâu dài, rộng lớn của nó; chỉ có thể tham khảo, lấy làm nền tảng để xây các luật Chấp chính cho phù hợp; vì nhận thức và tiến hóa của loài người còn phức tạp nên coi Luật Thánh Đức là nền tảng, là công trình triết học đặc biệt của Thiên Đạo.
    Luật Thánh Đức có thể áp dụng trong từng quốc gia, khu vực cho phù hợp và cần điều chỉnh các luật Chấp chính cho phù hợp với điều kiện lịch sử.
    Luật này Cha duyệt, phê chuẩn trước, sau đó Thiên Đạo tùng lệnh thực hiện nghiêm minh trên toàn cõi trái đất, toàn thể nhân loại đến muôn năm sau.
    Luật này viết xong ngày 30 tháng 4 năm 2009

    NHẮC NHỞ THÊM VỀ CHIẾN LƯỢC KINH TẾ THÁNH ĐỨC
    Các Đảng chính trị kiểu Thánh Đức phải nghiên cứu nghiêm túc Học thuyết Đại Đồng Thánh Đức và phải loại bỏ tư tưởng xã hội Thánh Đức giống như xã hội XHCN sơ khai kiểu hợp tác xã và các hình thức kinh tế bao cấp cũ bóp cứng cơ cấu lao động và sẽ làm thui chột sức sống của nền kinh tế, không giải phóng được sức lao động. Phải áp dụng chế độ kinh tế Thương mại- Thông thương kiểu Thánh Đức và cách tổ chức các trạng thái kinh tế tự chủ kiểu tự trị tập thể cao độ, nhưng năng động giống như một công ty, hợp tác xã lớn để giao lưu, trao đổi hàng hóa thông thương; cho đến khi hầu như tất cả các Khu tự trị trên toàn thế giới có trình độ khoa học công nghệ như nhau thì chúng ta có một thế giới Thánh Đức vĩ đại, nhưng vẫn trao đổi hàng hóa bình thường. Đây là điểm khác biệt rất lớn của lý luận kinh tế Thánh Đức với kinh tế XHCN thời bao cấp, khác xa lý luận kinh tế thị trường XHCN ở các nước XHCN hiện nay, cũng khác xa quan hệ sản xuất kiểu Tư bản chủ nghĩa. Đây là mấu chốt của vấn đề nhận thức lý tính khoa học về tổ chức xã hội Cộng sản Thánh Đức. Tính chất tự trị cao độ của các Công xã và Khu tự trị sẽ giải quyết các vấn nạn môi trường, giao thông đô thị, đưa khoa học kỹ thuật và công nghệ về tất cả các nơi và sử dụng giáo dục tại chỗ, nhân công tại chỗ, việc làm tại chỗ, giao thông tại chỗ, y tế tại chỗ; không có thị trường lao động, không có người thất nghiệp hay nghèo đói; không tạo các dòng di cư hỗn loạn lên các thành phố và không tập trung các nguồn lực các xí nghiệp vào thủ đô hay các thành phố lớn. Giao lưu thông thương kinh tế ở các cấp giữa các Công xã, các Khu tự trị với nhau và giữa quốc gia với các quốc gia khác mà không sợ thiếu vật chất hàng hóa. Đồng thời chú ý về phát triển nguồn lực kinh tế ổn định, không có nơi thừa mứa, không có nơi thiếu thốn; động lực phát triển kinh tế là NO ĐỦ NƠI MỌI GIA ĐÌNH, TRONG MỌI CÔNG XÃ THAY VÌ CÓ QUÁ NHIỀU NGƯỜI ĐÓI KHỔ TRÊN TỔNG SỐ ÍT BỌN TƯ BẢN QUÁ GIÀU, CHÊNH LỆCH VÀ PHÂN HÓA GIAI CẤP QUÁ LỚN. Đây là một luận điểm quan trọng, đừng chú ý đến quan niệm kinh tế tư nhân là động lực phát triển kinh tế xã hội, đó là quan điểm nhầm, vì cuối cùng cả xã hội no ấm một cách “phú quý làm thụt lùi văn hóa, đạo đức, lý tưởng xã hội Cộng sản, phú nhưng không quí, thực tế quá rõ ở cả Trung Quốc, Việt Nam, Cam Pu Chia. Động lực chính là khối kinh tế tập thể đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia và các Khu tự trị, chính sách kinh tế tự trị đảm bảo thế giới không có suy thoái kinh tế rộng hoặc không chịu sự chi phối của qui luật cung cầu cũ, mà nó rất năng động tự giác, tự chủ. Các qui luật thăng trầm của kinh tế Tư bản phụ thuộc vào các chiến lược kinh tế vĩ mô cung và cầu, bơm tiền ra thị trường, tăng giảm giá, lãi suất và cuối cùng là các chính sách xã hội bảo trợ để tăng cầu cho thị trường, nhưng cuối cùng chỉ cần vài chục công ty to hoặc vài ngân hàng sai lầm là có thể làm suy thoái kinh tế toàn cầu; hoặc vì lý do mất mùa, nông dân không có sức mua, lập tức thị trường phá giá, Tư bản phá giá và có thể vào suy thoái khủng hoảng thừa, đổ hàng hóa đi, trong khi nông dân chết đói, cái ác của kinh tế và bọn tư bản là như thế.
    Chúng ta cũng chú ý đến chính sách thuế cũ, thuế làm tăng ngân sách nhà nước để nhà nước phải đầu tư hạ tầng, trả lương; nhưng nếu tại từng công xã dùng sức nhân dân thì cả một con đê to vẫn làm được, chưa nói đến đường xá cầu cống; đồng thời không trả lương mà sản phẩm sống nhờ chính sách cực kỳ khoa học về phân công lao động. Một luận điểm nữa là chính sách kinh tế tập thể không làm cho con người tích cực và thúc đẩy lao động, sáng tạo. Chúng ta cũng biết thời đại XHCN ở Liên Xô trước kia, nhân dân cực kỳ bình yên và hạnh phúc, đến nay nhiều người còn nuối tiếc, khoa học kỹ thuật của họ phát triển kể cả khoa học vũ khí không hề thua kém Mỹ hay bất cứ cường quốc nào. Cái sai của họ là đổi mới kinh tế chuyển sang thị trường và có sự phản loạn phá hoại của Tam Điểm Hội. Lẽ ra, lúc đó Liên Xô chuyển sang kinh tế trao đổi hàng hóa kiểu tập thể nông trang tự trị, nới lỏng chính quyền chuyên chính để các Khu vực thành tự trị và giải phóng sức sản xuất cho các công xã, có thể khoán sản phẩm rồi gom hàng hóa tập trung về Nông trang để trao đổi,thì đã có thời kỳ mới tốt đẹp. Đồng thời kiên quyết trấn áp các tên lưu manh chống cộng bằng mọi cách. Chúng ta phải rút kinh nghiệm sai lầm này.
    Chúng ta muốn có no ấm, bình an và công bình hòa bình trên toàn thế giới chính là nhờ nguyên lý trên và còn phải giác ngộ đạo đức Đại Đồng Nhân loại.
     

Chia sẻ trang này