Loading...

Tu đạo kinh

Thảo luận trong 'Trao đổi thảo luận các vấn đề, nội dung khác' bắt đầu bởi anhdung61, 23/4/19.

  1. anhdung61

    anhdung61 Member

    Tham gia ngày:
    10/5/18
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    TU ĐẠO KINH
    (Bốn mươi chín chương Tu Đạo Kinh nguyên thủy)

    Chương 1: Làm nên việc (lập công)
    Phàm muốn tu đạo, lấy việc lập công làm đầu, giúp người
    cứu đời, công đức sao cho thực sâu dày, như các vị tiên
    thiên chân chính hàm dưỡng công đức vượt cả các bậc
    thánh. Tích lũy công đức đủ ngàn, hình hài và thần khí
    đều thành tiên. Công đức không đủ ngàn, hình hài bị hủy
    diệt, chỉ có thần khí được thành tiên (2). Ơn mưa móc
    nhuần thấm cả triệu dân, ngọc thanh quý báu xác phàm
    hóa thành tiên (3), tâm hồn siêu thoát hòa hợp cùng tự
    nhiên. Tan ắt thành khí, ngưng ắt thành người (4), thần
    thông tự tại, biến hóa không thấy hình, bay dạo ba cõi, ra
    tối vào sáng. Nguyện cứu vớt hết thảy chúng sinh, không
    nản lòng thối chí, tự đắc chân đạo (5).

    Chương 2: Chay tịnh giữ gìn (trai giới)
    Sự trai giới là căn bản là bến là cầu của đạo, luôn luôn một
    lòng trì trai giữ giới, lòng tà tự nhiên dứt. Chúng sinh phải
    bỏ ăn mặn, vui sướng, ham thích, tanh hôi để mà chăm lo
    hành pháp cho có kết quả, chớ như quỷ đói chuyên ăn
    thây chết, bụng đói cứ bị lửa thiêu đốt mãi chẳng hề được
    no nê. Lại như ruồi nhặng luôn luôn tranh giành nhau
    những thứ đồ thối tha (6), phải quên đi mùi tanh tưởi để
    mà hành pháp cho mau kết quả. Ba cung dơ dáy, sáu phủ
    Thánh Hiền Đường
    257
    đục ngầu, sung sướng thấy xác chết, ưa thích chốn tử địa.
    Phải cắt đứt gốc rễ thị dục, vào cảnh thanh tĩnh, không
    gây ra những nỗi khổ phiền, ác độc, không sinh tâm thiên
    kiến, không dấy tâm gian tà, coi lời răn dạy giới cấm của
    tiên thánh như luật pháp ở trần gian (7), dẫu có muốn
    phạm vào song cũng sợ rằng thân sẽ mất tự do. Kẻ tu
    phải hết sức giữ gìn, chuyên chú công phu, giới luật luôn
    luôn bày trước mặt để mà kinh sợ cùng nghiêm chỉnh tuân
    theo, diệt mọi ý niệm trong đầu, phải dốc tâm mới có thể
    đạt được sự chân chính. (9)

    Chương 3: Hiểu rõ bản chất nguồn cội (thức bản lai diện
    mục)
    Hư vô là cõi tự nhiên, cho nên đạo đã từ đó mà ra, đúng
    với lẽ một không hai (10), thể tính sâu dày tự nhiên, tròn
    đầy sáng sủa tự đủ, không vướng mắc tư kiến, tránh xa bụi
    bặm (11), học mà không học, tu mà không tu (12), ung
    dung ở ngay chính giữa, không thiên lệch về một bên nào,
    không đi không ở, không giữ không bỏ, không vui không
    buồn, không sống không chết, không xưa không nay, đó
    mới thật là giác ngộ và giải thoát (13). Coi muôn hình
    tướng đều là hư không diệt trừ mọi ảo ảnh trần gian, thể
    nhập tự nhiên. (14)

    Chương 4: Thiện ứng (đức thiện ứng nghiệm)
    Thiên Đường Du Kí
    258
    Người có được một đức thiện, trăm thần đều hoan hỉ(15);
    người có được mười đức thiện, thần số mệnh đều tính đủ
    (16). Người có trăm đức thiện đều được Đông Hoa ghi vào
    sổ cái; người có ngàn đức thiện, ân phước tới bảy tổ, chết
    được thành tiên; có đủ vạn đức thiện, được Ngọc Phủ
    xuống nghênh đón, được thiên thần tới chầu, bay lên trời
    giữa ban ngày. (17)

    Chương 5: Luôn luôn giữ gìn pháp lực (pháp lực năng hãn)
    Thấy cảnh chết chóc sinh lòng từ bi, không biết tự buồn
    thân mình, thân do tứ đại nước lửa gió đất giả hợp thành,
    giống như đồ vật làm bằng đất, nung trong lò cho chắc lại.
    Thân người là đồ, pháp là lửa lớn, nên có thể nung đúc
    thân người thành thân không thể hủy hoại (18). Lửa là ánh
    sáng công đức, tâm đức ngày một tích lũy, tới khi ánh sáng
    chói lòa tức là thân mềm đắc pháp thành thân cứng tựa
    kim cương không phá hủy nổi. (19)

    Chương 6: Tích thiện làm quý (tích thiện vi bảo)
    Kẻ lên núi báu, đi khắp đó đây, vật báu ngổn ngang, thứ gì
    cũng quý giá, khi xuống núi chẳng lẽ không đem theo
    được một món gì sao? Về tay không thì bị coi là khinh
    thường vật. Người ta sinh ra đời như được trèo lên núi quý
    giá vì mọi thứ thiện duyên đều quý báu. Người không tạo
    đức thiện thì khi chết đi chẳng khác nào kẻ trèo lên núi có
    nhiều báu vật, song khi xuống lại tay không, chẳng mang
    Thánh Hiền Đường
    259
    theo được chút gì, thật là có mắt mà như mù, sau này có
    hối hận cũng chẳng kịp nào! (20)

    Chương 7: Làm sạch ghét (trừ cấu)
    Thể xác không sạch sẽ, bụi bặm dơ dáy bám đầy nên phải
    lo tắm rửa. Tâm bụi bặm không thanh tịnh, lục căn bị
    nhiễm, nếu không lo tẩy rửa ắt bị mê muội. Do đó thân dơ
    dáy có thể dùng nước trần gian rửa sạch, còn tâm ô uế phải
    có nước “pháp” mới rửa sạch nổi, lục căn mà trong sạch,
    các lỗ chân lông sẽ sáng sủa, không một sợi lông, sợi tóc bị
    ô nhiễm mới mong sống đạo. (21)

    Chương 8: Mùi vị của đạo (vị đạo)
    Kẻ ăn mật, miệng ngọt lưỡi còn dư vị, lời nói của ta cũng
    như vậy. Còn lời nói phàm tục nhạt nhẽo vô vị, vì tâm bị
    nhuốm lời dơ dáy, vị bẩn thỉu, lời nói nhờ hương vị của
    đạo khiến tinh thần trong sạch. Lời nói ở miệng giống như
    ăn mà trúng độc, ói ra cũng chết, chỉ nghe mà có thể phân
    biệt được chính với tà, dơ dáy và trong sạch, tiên thánh
    cùng ma quỷ. (22)

    Chương 9: Cắt đứt nhân duyên (đoạn nhân duyên)
    Tất cả chúng sinh đều do nhân mà sinh ra, nhân lại do
    duyên sinh ra, nhân và duyên kết thành phiền não, thành
    vô lượng nghiệp, đọa lạc vào chốn sống chết, luân hồi
    không cùng, như bọt nước trên sóng, vừa có đã mất nên
    Thiên Đường Du Kí
    260
    con người phải giác ngộ lẽ đó, muôn vật vốn là không, tự
    chuốc ý niệm tự lãnh ràng buộc, mọi mối thân quen đều là
    gốc của phiền não cùng lao tù (23). Tâm này chẳng ngộ
    tức là tâm của đại tội nhân, từ muôn ngàn kiếp trước tới
    nay thân bị trói buộc chẳng thể giải thoát. Ta nay vì người,
    giảm “nhân” trước sau, cắt đứt mọi “duyên”. Thức được
    “nhân” thì không còn “nhân”, ngộ được “duyên” thì không
    còn “duyên” (24), không “nhân” không “duyên” luôn luôn
    an định cùng thanh nhẹ và sáng suốt, không tới không lui,
    không buông không nắm (25), hoàn toàn giải thoát, vượt
    ra ngoài “tam giới” tức là ba cõi đất trời người.

    Chương 10: Tự làm mới (tự tân)
    Không kể gái trai, đều cúi đầu vái lạy Tiên Thánh, tẩy rửa
    ô uế khiến cho tâm thanh tịnh, ăn năn lầm lỗi để tự đổi
    mới mình, nguyện không tái phạm (26). Nếu như có người
    từ lúc vào đời cho tới giờ cứ gặp Tiên Thánh là nội thức
    tỉnh liền, tâm thanh tịnh ngay, dĩ nhiên họ chẳng cần phải
    sám hối để tự cải hóa, vì kiếp trước họ chính là Tiên kiếp
    này chẳng cần phong chức Thánh mới. (27)

    Chương 11: Ban phát tiền của (bố thí)
    Dư thừa mà bố thí thì tránh khỏi hoạn nạn, còn không bố
    thí thì chắc chắn gặp hoạn nạn. Cho đi cái mà mình không
    ham muốn yêu thích thì rất dễ dàng, cho đi cái mà mình
    vốn ưa chuộng thì rất khó khăn. Tất cả các ân phước đều
    Thánh Hiền Đường
    261
    đến từ cái tâm vui vẻ, kẻ cho không mất mát, người nhận
    được ơn ích, tất cả sự cho đi đều khiến tâm vui vẻ, thần trí
    được sung sướng. Tất cả của cải châu báu thậm chí đến cả
    tính mệnh đều là tạm vay mượn để sử dụng, khi đại hạn tới
    thì tất cả đều tiêu tan, chẳng lưu giữ được gì (28). Bậc trí sĩ
    sống ở đời nhưng lòng lúc nào cũng ôm ấp sự rời bỏ cuộc
    sống cùng dâng hiến của cải để cúng dường tam bảo, giúp
    đỡ kẻ nghèo, phát huy đạo pháp, hoàn toàn giác ngộ. Gieo
    nhân đức hái trái thiện, ân đức báo đền vô lượng vô biên,
    kể sao cho xiết. Chỉ những người vui vẻ cho đi mới sung
    sướng nhận lại mà thôi (29), vì kẻ nào gieo giống kẻ đó gặt
    hái thành quả. Cho đi là dứt được nghiệp trần, gian tham
    là chuốc nghiệp vào thân. (30)

    Chương 12: Chăm chỉ thực hành (cần hành)
    Kẻ biết đạo của ta mà không chăm lo thực hành, kẻ hành
    đạo ta mà không giữ được bền đều khó đắc đạo. Còn biết
    mà chăm chỉ thực hành, không lười biếng, bền chí gắng
    công như vượt trùng khơi ngày ngày mong tới bờ, trước
    sau như một, lên được bờ bên kia, vô lẹ thành trì của đạo.

    Chương 13: Luyện ô uế thành chân chất (luyện uế thành
    chân)
    Lúc người ta chưa sinh hỗn hỗn độn độn, vốn không có
    một vật, nhìn nghe chẳng được, với chân thường hội hợp,
    chẳng có tên tuổi hình tướng nên gọi là chân nhân (31).
    Thiên Đường Du Kí
    262
    Sau khi sinh muôn vạn hình tướng trang điểm hư danh đều
    là hình tướng giả tạm (32), nhìn lại ảo thân, tội thêm muôn
    ngàn, gọi là tội nhân (33). Muốn tu đạo lớn, giống như đúc
    kiếm, nung nấu cặn bã ô uế mới gạn lọc nổi tinh khiết rắn
    chắc, mạnh mẽ cứng cỏi thành thanh được khí giới tuyệt
    diệu. Khinh phàm trọng thánh, thẳng tiến cõi Đại La. (34)

    Chương 14: Liên tục chuyển hóa (diễn hóa)
    Người theo đạo gọi là thiện nghiệp. Kẻ bỏ đạo gọi là ác
    nghiệp (35). Lập đức Thái Thượng, có khi lập công, có khi
    lập ngôn, những ai lập được đức đó đều về được đạo (36).
    Tất cả chúng sinh điên đảo vọng tưởng tự tạo địa ngục mà
    chẳng hay, kéo nhau lao đầu đắm chìm dưới sông yêu. Nay
    vì chúng sinh thuyết pháp cứu đời, mở cửa phương tiện để
    được phúc báo cùng chứng quả vô vi. (37)

    Chương 15: Chân chất thành thực (chân thành)
    Tĩnh tâm khổ hạnh, dứt bỏ mọi mối tham dục thế gian,
    chớ vọng tưởng, không được nhiễm trược, luyện hình hóa
    khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hợp đạo (38), thể nhập
    tự nhiên (39), thâu muôn pháp vào một thân (40), dùng
    một thân hóa muôn cảnh, cả “hữu” lẫn “vô” (41) đều không
    lệ thuộc, dứt tuyệt sống chết thì đó gọi là bậc chân nhân.
    (42)

    Chương 16: Sự khác biệt giữa ba “thừa” (tam thừa đẳng sai)
    Thánh Hiền Đường
    263
    Hành giả ở bậc “tiểu thừa” mắt chẳng nhìn bậy, tai chẳng
    nghe bậy, tâm chẳng nghĩ bậy, cấm chỉ tất cả, dứt bỏ hết
    mọi trạng thái để tới đạo. (43)
    Hành giả ở bậc “trung thừa” nhìn chỗ không nhìn, nghe
    điều chẳng nghe, biết cái chẳng biết, động nơi chẳng động
    để quán thông mọi lẽ huyền diệu. (44)
    Hành giả ở bậc “đại thừa” không nhìn mà chẳng phải
    không nhìn, không nghe mà chẳng phải không nghe,
    không biết mà chẳng phải không biết (45), trong ngoài
    rỗng rang, đó đây không ngăn cách nên có thể hòa làm
    một cùng vũ trụ, đi vào cõi vô cực. (46)

    Chương 17: Dùng lời khuyên thiện (dĩ ngôn khuyến thiện)
    Tặng người tiền của không bằng tặng lời nói khuyên răn
    điều thiện. Bạc vàng tuy quý báu song tiêu xài sẽ hết, lời
    nói khuyên răn điều thiện lọt được vào tâm sẽ là của báu
    trọn đời. Tất cả các bậc thần tiên chân nhân đều dùng lời
    nói quan trọng vô thượng đạt thành đạo quả, người ta có
    thể đem những lời nói đó giảng dạy cho chúng sinh tuân
    hành để tránh tai họa mà hưởng ân phước. (47)

    Chương 18: Trước sau sướng khổ (khổ lạc tiêu hậu)
    Kẻ học đạo phải dứt lìa ái dục, dẹp bỏ phì nộn, ăn chay
    trường, ý nghĩ trong sạch, nghiền ngẫm cho thấu lẽ đạo,
    đó là cầu vui trong khổ, chẳng còn thấy khổ (48). Tất cả
    chúng sinh, mê say vinh hoa, đắm đuối thanh sắc, phung
    Thiên Đường Du Kí
    264
    phí tình dục, kẻ chạy theo khoái lạc bao nhiêu tức là chuốc
    lấy khổ sở bấy nhiêu (49). Kẻ tu đạo trước khổ sở nhưng
    rồi sau sung sướng, chúng sinh vui sướng bây giờ nhưng rồi
    sau này đau khổ, bởi vậy làm người phải nhận chân lẽ đạo
    này. (50)

    Chương 19: Không hai cửa (bất nhị môn)
    Đạo lớn không có “thân” và “sơ”, mắt thánh không quý
    trọng tiền của, tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Thấy kẻ
    có tính lành thì giúp tính lành của họ phát triển; kẻ có tính
    đạo, giúp họ tiến bộ về đạo, nếu như còn tâm phân biệt
    chọn lựa thì gọi là “nhị môn” tức hai cửa. Phân biệt cửa này
    cửa nọ là tự giam mình trong nhà ngục; phải chí công vô
    tư thăng tiến thiên đường. (51)

    Chương 20: Không được giết chóc (bất sát)
    Kẻ học đạo điều cần nhất là phải hết sức thận trọng không
    được nuôi ý tưởng chém giết trong đầu, tất cả chúng sinh
    đều ham sống sợ chết, mạng sống của ta tức là mạng sống
    của người, không được coi thường mạng sống của muôn
    loài, để rồi sinh tâm thèm khát giết hại cùng ăn thịt chúng.
    Phải có lòng trắc ẩn, luôn luôn nghĩ tới sự sợ hãi của chúng
    lúc bị cắt cổ, thọc tiết mà không nỡ ăn thịt chúng để
    chứng tỏ hạnh từ bi.(52)

    Chương 21: Vắng vẻ trong sáng (thanh tĩnh)
    Thánh Hiền Đường
    265
    Kẻ học đạo lấy sự thanh tĩnh là đầu, tĩnh tâm bớt lo nghĩ,
    ca ngợi hư vô. Coi tà đạo là kẻ thù, tránh xa ái dục như
    tránh mùi xú uế, trừ sạch mọi gốc rễ phiền não, dứt duyên
    thân ái, biển dục tối tăm, tự đắc sự thanh tĩnh (53). Như
    hoa sen trong trắng mọc trong bùn, hiên ngang vượt lên
    trên nước chẳng chịu ô nhiễm, ngũ tạng sạch trong,
    thượng trung hạ đơn điền đẹp đẽ, làm bạn láng giềng với
    Thánh Phật Tiên. (54)

    Chương 22: Lòng tin (tín tâm)
    Pháp đại thừa có thể vượt “tam giới” tức ba cõi, dùng lòng
    tin để mở đường giác ngộ, tin đạo thì được cứu độ, trời với
    người giữ chữ tín không để mất, như xe tới giờ khởi hành,
    cuối cùng sẽ tới trạm. Tất cả Tiên Thánh đều đạt lòng tin
    sâu xa vào Đạo Lớn, chăm chỉ công phu không trễ nải cho
    nên được chứng quả thành đạo, vì kẻ nào có đức tin quý
    báu, kẻ đó đắc đạo. (55)

    Chương 23: Lòng thương xót (từ bi)
    Muôn loài chúng sinh lấy lòng từ bi làm gốc, coi mọi vật
    ngang hàng không nỡ làm hại, coi sự hoạn nạn của muôn
    loài như của chính ta mà phát nguyện cứu giúp nâng đỡ để
    được sống đời sống an lạc. Tất cả chúng sinh vì ngu muội
    cho nên mắc phải muôn ngàn tội lỗi khổ đau, bởi vậy phải
    dùng chân lí cứu độ để giữ mãi tâm từ bi, tự đạt thành lẽ
    đạo vô thượng.
    Thiên Đường Du Kí
    266

    Chương 24: Muôn pháp quay về một mối (vạn pháp quy
    nhất)
    Muôn ngàn sông lạch đều đổ về biển, ức triệu pháp môn
    đều quy về đạo. Chúng sinh chấp trược nên tự sinh tâm
    phân biệt bởi vậy mới bị đọa xuống cõi sắc dục. Cho nên
    phải thông suốt lẽ đạo, một hiểu thấu đạt muôn ý nghĩa;
    không người không ta, không sinh không diệt. (56)

    Chương 25: Dứt nhơ bẩn (đoạn uế trược)
    Tất cả chúng sinh đều từ chốn dơ dáy mà ra, lúc sinh ra lặn
    lội trong biển máu; khi sống tới lui chốn ô trược, khi chết
    thể xác thối nát. Nên muốn trong sạch hãy tin ta mà bớt
    nói năng để khỏi nhiễm chấp (57), dứt hẳn được sự nghĩ
    ngợi bậy bạ tức là vượt khỏi sóng nhơ, vào được cửa pháp
    của ta, không đến không đi vĩnh viễn tránh thoát luân hồi.
    (58)

    Chương 26: Rửa lòng (tẩy tâm)
    Vì lục căn không sạch nên phải tẩy rửa lòng mình, lòng
    không còn bụi bặm tự nhiên không còn dính nhơ bẩn. Cho
    nên tâm là chúa tể của lục căn, thống ngự tất cả, khiến
    được tâm chịu hàng phục như chế ngự được mãnh hổ. Tâm
    cũng có thể giống như mãnh hổ xổng chuồng quay lại cắn
    xé thân ta nên phải nhớ kĩ! nhớ kĩ! chẳng thể lơ là. (59)

    Thánh Hiền Đường
    267
    Chương 27: Chứng nghiệm chân tâm (chứng nhận)
    Kẻ học đạo phải trống vắng rỗng rang mới dung chứa nổi
    sự sái quấy của người, cứu nguy giúp khốn, từ bi hỉ xả với
    muôn loài, diệt trừ mọi ý nghĩ độc ác. Coi tất cả chúng
    sinh là thân thuộc, thấy kẻ đói rét phải cho cơm áo; thấy
    kẻ bệnh tật phải tặng thuốc thang; gặp kẻ thù phải tha thứ.
    Tâm từ bi như vậy quả là vô lượng, kiếp này lẫn kiếp sau
    đều được chứng hạnh quả chân nhân. (60)

    Chương 28: Tiền của là gốc của hoạn nạn (tài vi hoạn bản)
    Tiền của là gốc của hoạn nạn, thâu góp của cải tức là thâu
    góp nghiệp, tiền của là gốc của ái dục (61), là đầu mối của
    muôn tội lỗi. Nhưng nếu biết dùng tiền của để bồi dưỡng
    thiện căn, mới có thể vào được cảnh giới đạo màu. Coi tiền
    của như sinh mạng thì mạng sống chẳng thể bảo vệ, vui vẻ
    làm việc phước đức bố thí, thần của cải lên được tới cõi
    trời, đạo lớn thành tựu.

    Chương 29: Lời nói chí tình nhuần thấm (chí ngôn phổ
    nhuận)
    Tất cả chúng sinh đều bị tình ái trói buộc, như đạp phải lửa
    bỏng khó bề tránh khỏi, từ tuổi già tới chết, chẳng thể tự
    thức giác, lời ta nói như sương ngọt nhuần thấm tất cả,
    khiến tâm hồn mọi người cảm thấy mát mẻ.

    Chương 30: Chịu đựng (nhẫn nhục) (62)
    Thiên Đường Du Kí
    268
    Cái quý báu của sự nhịn nhục là không tranh giành với
    người. Ma quỷ dầu có tới quấy phá nhưng nếu ta biết nhịn
    nhục, ngồi yên sẽ thắng, không nên tranh giành với đám
    ma quỷ, kẻ tới xâm phạm ắt phải buông bỏ khí giới, vì hại
    người tức hại mình, kẻ nhịn nhục được yên ổn, chỉ có ma
    quỷ thiệt hại chứ ta chẳng hề chi, do đó các bậc Tiên
    Thánh đều lấy sự nhịn nhục làm đầu.

    Chương 31: Tạo quả phúc (tạo phúc điền)
    Một kiếp người ở thế gian qua mau, như tia chớp lóe, trẻ
    thơ hóa cụ già, giống như giấc mộng xuân vụt biến, dũng
    mãnh ra đi, tự thương thân chẳng kịp, lúc sống ở đời
    không kính Phật, không đền ơn, không thương kẻ khó thử
    hỏi sau khi chết nương nhờ vào đâu? (63)

    Chương 32: Ý niệm chân chính (chính niệm)
    Tâm không vương tà niệm, một nghĩ thấu hư vô, trong cõi
    hư không có các bậc thánh hiền, cảm thông với muôn loài,
    phải chăm lo tu hạnh “vô thường” tức đức hạnh cao vời sẽ
    tự nhìn thấy được thượng đế, mãi mãi đi vào đạo lớn. (64)

    Chương 33: Vượt cả “có” lẫn “không” (xuất hữu vô)
    Chúng sinh mê muội, nhận lầm cái “có”, đạo ta vốn
    “không”, cũng có loại chúng sinh nhận lầm cái “không”,
    đạo ta lại vốn “không” cả cái “không”. Chẳng “có” chẳng
    Thánh Hiền Đường
    269
    “không”, là “có” là “không”, thấu được lẽ đó, vượt trên tất
    cả. (65)

    Chương 34: Bố thí lời nói không tội lỗi (thí ngôn vô tội)
    Có kẻ hỏi rằng: “Bố thí vật gì thì được công đức lớn nhất?”.
    Ta nói: “Bố thí lời nói, công đức lớn nhất”, vì lời nói không
    bao giờ hết, cho nên ấn tống kinh sách quý báu như trời
    tưới mưa pháp ngọt ngào, muôn loài cùng hưởng, nẩy nở
    tốt tươi. Sách Thiên Đường Du Kí ghi lại tất cả thắng cảnh
    của các cõi trời, in một bản tặng cho người đời để họ nhìn
    thấy cảnh thiên đường, hiểu rõ thiên văn, khai mở muôn
    lượng đạo tâm, dẫn dắt cứu độ chúng sinh, công đức thắng
    tất cả mới có thể chứng đạo thành Tiên Thánh, vượt cả lục
    huyền thất tổ, chẳng còn chi ràng buộc ngăn trở.
    Có kẻ hỏi: “Sống ở đời vật gì là quý?” Ta trả lời:
    “Không có tội với thân đó là quý nhất”. Châu báu ngọc
    ngà, vàng bạc đeo đầy mình là tù nhân mang gông cùm
    xiềng xích. Mắt phàm nhìn cho là đồ quý giá, mắt huệ
    nhìn chỉ thấy rườm rà, phải vất bỏ những vật thế tục đó đi,
    nhẹ nhàng không còn gì trói buộc ngăn trở mới có thể tới
    được cõi trời tự tại.

    Chương 35: Quả báo do nhân duyên (tùy duyên thụ báo)
    Có kẻ hỏi: “Làm cách nào để biết rõ được nhân duyên số
    mệnh?” Ta trả lời: “Nhìn nhân duyên hiện tại ắt biết rõ
    được nhân duyên số mệnh; nếu như tu nhân duyên đời nay
    Thiên Đường Du Kí
    270
    ắt biết rõ được nhân duyên đời sau, mảy may không sai
    chệch, gieo nhân nào mọc quả ấy. Nếu hỏi nhân kiếp
    trước, kiếp này đang nhận đấy; nếu hỏi quả kiếp sau, kiếp
    này đang trồng đấy”. (66)

    Chương 36: Sức lớn (đại lực)
    Có kẻ hỏi: “Thế gian sức gì là lớn?” Ta trả lời: “Từ bi là sức
    lớn rộng nhất”. Tâm từ bi biến đổi tất cả, hạnh từ bi có thể
    chế phục tất cả. Không tranh giành với kẻ ác, không phản
    kháng cùng kẻ bạo ngược, vì mục đích nhắm tới là vô địch,
    do đó mà sức mạnh của nó lớn rộng vô cùng. Người đời
    nếu như gặp sự bất bình mà đều nảy sinh tâm từ bi, hầu hết
    tu hạnh từ bi hẳn là hạnh phúc tới liền, sung sướng ngập
    tràn. (67)

    Chương 37: Hợp lẽ đạo (khế đạo)
    Kẻ muốn tu đạo lớn, không còn tâm phải và quấy, không
    còn tướng người với tướng ta, thân chẳng nhiễm trược mới
    có thể hòa hợp cùng đạo vô vi. Chúng sinh mê muội nên
    bị đày đọa trong cõi sắc tướng nhân duyên, ai hiểu được
    sướng tức là khổ, hiểu được đạo vô vi liền. (68)

    Chương 38: Lo buồn vui sướng do tâm (tâm khởi ưu lạc)
    Người chớ chất chứa tâm tai họa vì tất cả sẽ tổn hại, chúng
    sinh chưa rõ, thần minh đã thấy rồi, nguy nan do mình tự
    Thánh Hiền Đường
    271
    gây, oan uổng do mình tự chuốc, thiên đường và địa ngục
    tất cả đều do tâm tạo thành.

    Chương 39: Đạo pháp
    Đạo ta là đuốc lửa lớn xài hoài không hết, mặc sức mà
    dùng, có thể nấu chín mọi thứ. Pháp ta như nguồn suối
    tưới tắm mọi chốn khô cằn, nhuần thấm tất cả, những sự
    phiền não, trở ngại của người đời, đạo đều tẩy trừ sạch.
    (69)

    Chương 40: Nhập diệu
    Kẻ nhập môn pháp ta, học tới mức học chẳng cầu, hành
    tới mức hành chẳng mong, hoàn toàn đạt cái không muốn,
    đó gọi là vào cửa huyền diệu vậy, hoàn toàn trống rỗng
    không hề vướng mắc. Chúng sinh chấp trước, không thấu
    suốt trước sau, tạo nhiều cảnh giới là bởi nhận lầm muôn
    sắc tướng.

    Chương 41: Từ bỏ vinh hoa (khử hoa)
    Sự thanh tịnh là gốc của đạo; sự vinh hoa là tai họa của
    đạo. Người chớ ghét đạm bạc, vị đạm bạc là mùi vị của
    muôn mùi vị. Mê muội lưu luyến thế dục chẳng khác nào
    con thiêu thân lao mình vào lửa, không biết cái hại của nó
    khiến đi tới diệt vong.

    Chương 42: Tốt xấu như nhau (đồng hảo ố)
    Thiên Đường Du Kí
    272
    Kẻ kĩ lưỡng không bậy bạ lừa dối mê hoặc chúng sinh; chớ
    nuôi dưỡng tâm ác độc, âm mưu đủ thứ; coi thân mình như
    thân người, xấu tốt vốn không khác nhau; kẻ thấu đạt được
    lẽ này hẳn là chứng ngộ được đạo vô thường.

    Chương 43: Trước thành thực sau bố thí (tiên thực hậu thi)
    Tiên thánh coi việc mưu cầu lợi ích là trên hết, cứu giúp
    chúng sinh không mỏi mệt, luôn luôn gieo nhân nên đạt
    quả. Nếu như có kẻ làm theo gương này ắt được quả phước
    không sai. Trước hết phải tu đức hạnh để cho đạo đức
    ngập đầy, nước pháp tràn nguồn cội, tự nhiên đem cho mãi
    mãi không bao giờ cạn, trước thành thực sau ban phát, suối
    tuôn chảy hoài không hết. (70)

    Chương 44: Chạy theo sắc tướng (xu sắc tướng)
    Có người đời hỏi rằng: “Đức Thiên Tôn diệu tướng có bảy
    mươi hai phép biến hóa tướng, thêm chín sắc hoa quang,
    các tiên cõi trời mắt nhìn thấy đức Thiên Tôn đều ca ngợi,
    cung kính vái lạy, quả là hiếm có vô cùng”. Ta trả lời: “Ta
    vốn vô sắc, người nhận lầm cho là sắc, ta vốn vô tướng,
    người nhận sai cho là tướng”. Tất cả đã dùng mắt thịt nhìn
    nên chẳng nhìn thấu sự trống không. Nếu như lấy chín sắc
    và bảy mươi hai tướng nhìn ta tức là lìa “vô” chấp “hữu”,
    chẳng thể lắng nghe được ý nghĩa “vô thượng” tức siêu
    diệu. Ta một khí hỗn nguyên hóa tướng muôn ngàn ức,
    chấp một tướng là để mất vạn tướng, cho nên sắc tướng
    Thánh Hiền Đường
    273
    không thực, sự biến hóa vốn giả, chúng sinh chớ mê sắc
    tướng hầu nhìn rõ bản tính. (71)

    Chương 45: Tất cả đều nhờ đạo (nhất thiết thị đạo)
    Có kẻ hỏi rằng: “Tất cả đều nhờ ở mắt nên mới có thể nhìn
    thấy mọi sắc, đến như pháp vi diệu, chẳng thể nhìn thấy
    chăng?” Ta trả lời: “Đạo ta như ánh mặt trời, chiếu sáng
    muôn loài sắc tướng”. Người giác ngộ lẽ này thắp sáng
    được “tâm quang” tức ánh sáng siêu diệu của tâm, không
    nhìn bằng mắt phàm, để mắt tâm thanh tịnh nhìn, tự nhiên
    thấu suốt, pháp lí vi diệu là dùng tâm liễu ngộ, rời tâm hẳn
    là mất đạo. (72)

    Chương 46: Dũng chí quyết tâm học đạo (dũng quyết học
    đạo)
    Kẻ học đạo chớ có nhị tâm, đoạn tuyệt trần trược, cắt đứt
    ái duyên, tâm như tro lạnh, ngăn ngừa lửa dục bốc cháy,
    nếu như thân mắc phải họa hoạn thì sẽ chẳng thể lường
    được mức tổn hại, như mũi tên bắn đi vĩnh viễn không trở
    lại, ta bảo vệ thân người hẳn là đắc đạo. (73)

    Chương 47: Ngăn ngừa ma quỷ (ma giới)
    Học đạo khó lắm thay, quỷ thần ma vương chuyên đánh
    bại người để thành công, đẩy được người ta tới chỗ chết
    chúng lấy làm sung sướng. Kẻ sắp thành đạo bao giờ cũng
    có Thần Tiên cõi trời xuống thử xem có còn dục hay
    Thiên Đường Du Kí
    274
    không, có ngại khó khăn nguy nan hoặc sợ sệt do tâm chưa
    giác ngộ, chưa thông suốt gây nên. Tửu sắc của cải, danh
    lợi ái ân đều do tám ma vương lớn luôn luôn ở sát cạnh kẻ
    tu đạo quyến rũ để cho sa ngã, bởi vậy chúng sinh chớ cúi
    đầu trước ma vương, kẻ bị thử thách mà vượt qua khỏi sẽ
    được chư thiên bảo bọc, ma vương nghênh đón, đó mới
    gọi là đắc đạo. (74)

    Chương 48: Chuyển tâm hướng về nẻo đạo (dịch tâm
    hướng đạo)
    Thượng sĩ nghĩ tới sự nghèo đức thiện, hạ sĩ nghĩ tới sự
    nghèo của cải. Tất cả chúng sinh ngày mất nghỉ đêm mất
    ngủ vì lo lắng tiền của thiếu hụt, tình ái đau lòng nên cần
    phải chuyển tâm học đạo, tâm đã hướng đạo, cuối cùng sẽ
    đạt đạo, tâm hướng tình, yêu cũng thành không. (75)

    Chương 49: Gắng gỏi thực hành (miễn hành)
    Học đạo quá khổ chẳng khác nào gánh nặng trèo non, cho
    nên ta cần phải dốc lực thực hành (76), khi đã lên được tới
    chóp đỉnh rồi, những sự khổ cực đó sẽ tan biến, nhìn
    xuống thấy tất cả đều man mác một màu. Kiếp nhân sinh
    sự nghiệp chất chồng, không lo trả nợ lại còn tham lam bụi
    đỏ, không chịu ngừng nghỉ, một sớm giác ngộ, buông bỏ
    tất cả, tự cởi trói cho thân được tự do tức là đắc đạo, vậy
    người đời nên gắng gỏi thực hành. (77)​

    -----------------------------------------------------------------

    Tu Đạo không dễ nhất là phải đủ phúc đức để vượt qua tai kiếp thiên địa diệt. Thật ra tai kiếp này không phải do trời đất diệt mình mà do loài ma thật sự đã diệt mình. Loại ma này mình đã bị và đã thoát chết lần thứ 3 còn bao nhiêu lần nữa thì mình không biết dù là mình chưa đắc thành nhân tiên chỉ sắp đến mức này thôi đã thê thảm đến vậy rồi nên mình vào nhắn lại với các bạn muốn tu tiên phải cố gắng tích đức nếu không thì tu tiên đồng nghĩa với cái chết kề bên. Loại ma này diệt người bằng tưởng của nó. Nó đánh bằng tưởng mà mình thì ra máu thật cho nên để đối phó với loại ma này nhất định không được xem nó là thật và cố gắng trì "Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh" để có các vị thiện thần phò trợ nếu không sẽ rất khó vượt. Lại thêm khi trì bộ này lại tích không ít công đức nữa.
     
    Đinh Quang Minh thích bài này.

Chia sẻ trang này