Loading...

Vạn thắng công

Thảo luận trong 'Sách, tài liệu...' bắt đầu bởi anhdung61, 12/11/18.

  1. anhdung61

    anhdung61 Member

    Tham gia ngày:
    10/5/18
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam

    Vạn Thắng Công


    Vạn Thắng Công có từ thời Phù Đổng Thiên Vương (Với Thế Vươn Vai), rồi qua Đinh Bộ Lĩnh (Với thế: Phi Lâu Diệu Thủ), rồi qua Trần Quốc Toản (Với thế nắm tay bóp bể trái cam) từ đây thế võ này bị thất truyền... cho đến 1966 tại Đồi Cù Đà Lạt, một dị nhân gặp một thằng bé mồ côi và vị này đã chỉ lại cho thằng bé. Mãi đến năm 1990 thì thằng bé sáng tác ra thế “Vổ Tay Thoát khỏi Hồng Trần”.
    Vạn Thắng Công còn có tên là “Kim Báo Thần Công”.
    Là một môn “Thần Công” thuần túy Việt Nam. Gọi là “Thần Công” chớ không phải là “Nội Công” là vì lý do sau đây:
    Nhờ niệm mà chuyển là tà.
    Không niệm mà chuyển mới là chính tông.
    Người Việt Nam... không ưa những môn “Nội Công” của Tàu vì rất là khó tập. Bởi lý do dễ hiểu là: Không ai biết thực chất... cái Đan Điền nằm chính xác ở đâu trên vùng bụng. Và muốn thành công, khi tập Nội Công, thì phải dồn được khí xuống Đan Điền.
    Dồn đúng thì phát kình lực, dồn không đúng thì bị trĩ, bị bất tỉnh, bị đau bụng y như triệu chứng kẹt ruột... Do vậy mà những tay nội công tập trật (số này khá đông) hay bị bịnh là vậy... Tập Thần Công thì không cần biết đến cái đan điền, chẳng cần dồn khí, chẳng cần... niệm cái gì hết mà khí vẫn chuyển... có thể chữa bệnh... ung thư như thằng bé đã nói lại cho đệ nghe vào năm 1991.
    Quảng cáo như vậy đã đủ.
    Nay thử nhìn anh Vĩnh Song tập 24 giờ môn Vạn Thắng Công. Tất nhiên, đây lại là một guinness nữa của anh ấy. Tụi đệ dùng phấn để ghi lại những giọt mồ hôi của anh ấy trên sàn gỗ. Lúc đầu những giọt mồ hôi nhỏ tại chỗ, nhưng khi anh ấy “Vô Xê” thì những giọt mồ hôi văng rất là xa, rồi khi anh ấy đuối sức thì những giọt mồ hôi không còn văng ra xa nữa. Khi anh ấy té xỉu trong khi quay thân hình vào thế cuối cùng thì anh ấy có những linh ảnh rất là bất ngờ. Anh kể lại: Tui thấy được thế giới Vô Hình... Và tui hiểu được cấu trúc của Bàn Thờ Việt Nam.
    Có lẽ là Ngài rơi vào tình trạng này chăng?
    Mến.
    TB: Có một lần tập Vạn Thắng Công ở ngoài sân khi còn ở Đà Lạt, vào một ngày mây mù: đệ đã phá được một ô vuông rộng lớn những đám mây ở ngay trên đỉnh đầu của đệ.
    Cảnh tượng nhìn cũng đã lắm: cả bầu trời Đà Lạt thì xám xịt duy chỉ có một chỗ ngay nhà của đệ thì mây không có và một bầu trời màu xanh dương xuất hiện... theo hình chữ nhật sắc cạnh.

    Vạn Thắng Công

    Xuất thủ (Kim Báo Long Trảo)

    Các vị Lạt Ma Tây Tạng thường nói: "Lha-Dre-Mig-Cho-Nang-Chig” nghĩa là quỷ thần và nhân gian cũng bị chi phối như nhau bởi những định luật huyền bí của vũ trụ và những định luật thiên nhiên.

    Thay vì phủ nhận sự hiện hữu của những sức mạnh huyền bí đó: Bởi lý do người ta không thể cân lường hay quan sát phản ứng của chúng dưới ảnh hưởng các hóa chất trong phòng thí nghiệm, những bậc danh sư bên Đông Phương đã cố gắng tăng gia khả năng kiểm soát của họ đối với những mãnh lực thần bí vô hình.



    Bản chất thật sự của vũ trụ là “khí” từ đó ta có động và tỉnh, hợp và tan, co và dãn và nhiều tác động hổ tương khác.

    Vũ trụ tuyệt đối trong trạng thái của nó và được biểu lộ trong tính cách nhị nguyên là Vô Song Nguyên Lý hay Thuyết Âm Dương.

    Người xưa dựa vô quy luật của vũ trụ hay nói cách khác là tìm sự biến đổi của hai hoạt động âm dương và những thăng trầm của nó mà tìm ra phương pháp thể dục để trị bịnh hữu hiệu: Vừa phát triển đời sống tâm linh bên trong, và vừa là một môn võ đạo tự vệ vô địch và bồi bổ cơ thể đẹp đẻ và cường tráng.

    Ngưòi Tây Tạng đã khám phá ra những bí quyết của những hiện tượng thần nhãn, thần giao cách cảm và những hiện tượng siêu hình khác. Nhiều vị có thể ngồi trầm mình trong tuyết lạnh và làm tan rả băng tuyết chỉ qua quyền năng ý chí. Các vị ấy cũng có thể khinh thân nhẹ bổng lên không trung. Hai thầy trò có thể mang đôi guốc đánh võ trên mặt nước. Những quyền năng đó không có gì là nhiệm mầu cả, mà chỉ là kết quả của sự áp dụng một vài điều luật thiên nhiên.

    Các vị trung y cổ, các võ gia cũng đã dựa vào các định luật thiên nhiên mà khám phá ra những tư thế (động tác) dùng để trị bịnh hay những thế võ cao siêu bí ẩn.

    Ngày nay chúng ta không tìm học cái gốc, trái lại thường đeo đuổi cái ngọn tức là tập luyện những trước tác võ thuật của các vị ấy, học như thế, chúng ta không đủ tuổi thọ để học.

    Hãy phản bổn hoàn nguyên, quay về học cái gốc, tìm hiểu các vị đó dựa vô những định luật nào để sáng lập ra những quyền thức. Chúng ta hảy học cái định luật đó rồi những đòn thế sẽ phát vô tận.

    Cũng như chỉ bảy màu sắc mà Picasso đã để lại bao nhiêu là tuyệt tác. Với bảy nốt nhạc mà Mozart, Beethoven đã làm cho lòng người xao xuyến cảm hứng.

    Các bậc tiền bối đã dựa vô vài định luật của vũ trụ rồi áp dụng trên cơ thể (là tiểu vũ trụ) để phát huy các chiến vũ và được xây dựng trên hai ý thức: Dưỡng sinh và chiến đấu.



    Mỗi duỗi tay, chân của các chiến vũ, trọng tâm duy nhất đều tập trung vô thế “Xuất Thủ”, đó là chiến vũ khởi đầu.

    Thế này, nói về võ đạo là tất cả các tinh hoa của các võ phái cương nhu, nội ngoại công phu vì xuất thủ là một định luật quan trọng nhất của vũ trụ về dưỡng sinh và võ đạo.

    Trước khi trình tấu một bản nhạc, người nhạc công dạo đoạn mở đầu: Người sành nhạc đã hiểu nội dung bài nhạc. Tương tự như vậy chỉ cần học duy nhất một thế xuất thủ là đủ, vì đến mức tột cùng chính là niềm giản dị lớn của tạo hóa.

    Các tên gọi khác nhau:

    1. Xuất thủ liệu pháp dịch cân kinh
    2. Kim Báo Công Trảo
    3. Thôi Sơn Thủ
    4. Thế chèo đò và quay tay
    5. Thế đánh đường xa
    6. Quả lắc đồng hồ
    7. Nội Giản Thần Công
    8 Hổn Nguyên Nhất Khí Công.

    Ca quyết: Xuất thủ liệu pháp gồm 16 câu:

    1. Thượng nghi hư (Phần trên nhẹ trống rổng)
    2. Hạ nghi thực (Phần dưới nặng cứng, đầy đặc)
    3. Đầu nghi huyền (Đầu nên để như treo)
    4. Khẩu nghi độc (Mồm để mặc, tự nhiên)
    5. Hung nghi nhị (Ngực hít thở đều đặn)
    6. Bối nghi bạc (Lưng nên thẳng đứng)
    7. Yên nghi trục (Eo như trục)
    8. Tý nghi đao (Cánh tay nên đong đưa)
    9. Trửu nghi (Cánh tay nên để trầm xuống)
    10. Uyên nghi trọng (Cổ tay nên nặng)
    11. Thủ nghi hoạch (Bàn tay nên đưa)
    12. Phúc nghi hoạch (Bụng nên đưa)
    13. Khóa nghi tung (Nên để lỏng tự nhiên)
    14. Công nghi đề (Hậu nên chắc con lên)
    15. Cân nghi thạch (Góc chân chắc như đá)
    16. Chi nghi trảo (Ngón chân bám chặt mặt đất)

    Bất cứ bệnh gì đều không phải cố định và bất biến, điều quan trọng là: Tranh đấu và đấu tranh đến cùng để dành được thắng lợi.

    HL: Đây là lời nói của Anh Minh Đen, anh bị ung thư gan và chỉ dùng chiêu này và anh đã xuất thủ trong vòng 24 giờ là hết bệnh.

    Xuất Thủ Trị Liệu:

    Có thể trị được bệnh tật? Theo quan niệm y học Trung Hoa: Khí huyết khó chuyển sẽ phát sinh hàng trăm bệnh tật. Nếu khí huyết thông suốt thì trăm bệnh cũng hết, tự nó biến đi.

    Xuất thủ làm thông suốt khí huyết do đó có thể cải tạo thể chất xem như khoa trị liệu.

    Phản ứng:

    Khi tập Xuất Thủ, ta thấy có phản ứng rõ rệt. Phản ứng ở chỗ khí huyết thay đổi: Vùng ngực, vùng bụng nhẹ nhàng, chân thấy nóng lên. Những chỗ máu chưa chảy tới đủ nay đả thông dễ dàng. Tam Tiêu (Ba vùng chính yếu ở thân thể: Đầu, ngực, và bụng) cũng được thông suốt. Có người phản ứng thấy nấc cục, ợ hơi, đánh rắm, nhức mỏi, tê đau, nóng lạnh, ngứa ngáy, cảm giác như sâu bò, rung động.

    HL: Cảm nhận mát mát từng điểm tròn tròn trên thân thể đã được ghi nhận từ xa xưa nên Xuất Thủ còn có tên là “Kim Báo Long Trảo”

    Xuất Thủ làm thay đổi mạch.

    Từ sự biến hóa của mạch, có thể hiểu được sự biến hóa của lục phủ ngũ tạng, sự mạnh yếu của thể chất.

    Mạch bình thường: 60 đến 80 lần trong một phút, mạch đập kéo dài, có sức mà sâu.

    Bệnh tim, huyết áp cao: Mạch nổi, mạnh.

    Bệnh tim, già yếu: Mạch dưới 60 và đập cạn.

    Bệnh thận, thần kinh, điên: Mạch đập nhanh và trơn nổi.

    Các chứng về máu: Mạch chậm yếu, có khi không thấy đập, cũng có khi 2 bên đập khác nhau (do bị té …).

    Bán thân bất toại: Hai bên mạch khác nhau, chênh lệch ở chỗ xương một bên thông suốt, một bên tăng áp lực.

    Tại sao Xuất Thủ là cải tạo?

    Mạch đập nhanh vì máu không chế được khí, khí mất đi, thành phần máu sẽ không đầy đủ (thiếu dưỡng khí), Xuất Thủ làm cho máu có tác dụng chế được khí, hấp thụ được dinh dưỡng. Mạch đập chậm vì máu lưu thông trở ngại và thiếu về lượng (áp huyết hạ), Xuất Thủ làm khai thông máu huyết, máu tụ sẽ tản mát rồi mạch sẽ bình thường trở lại.

    Sự thay đổi mạch là sự thay đổi Kinh Lạc.

    Mạch bắt đầu từ ngón chân. Trọng tâm của Xuất Thủ là ở hai chân, chân mà dùng sức như cây mộc rể, như đóng được cọc. Người ta thường nói “Xem chân, xem cẳng” xét ra cũng không ngoài ý trên.

    Người già cả hai chân rung rẩy, tập võ cũng cần nhất “Mã Bộ” (Một thế tấn để chiến đấu với sự phân bố trọng lượng là 30% ở chân trước và 70% ở chân sau). Máu ở chân (tốt) lưu thông sẽ gây ảnh hưởng tốt đẹp cho toàn thân.

    Quyền thuật phải tập “Mã Bộ” cho thần khí xuống đan điền đó là cứu vãn lại mọi tệ hại. Ngoài ra dưới lòng bàn chân có huyệt “Dũng Tuyền” (Nguồn Suối của Sức Mạnh) rất quan trọng, là nơi thông khí huyết lên thận con người.

    Đối với Nhu Đạo: Động tác nhảy ếch là một động tác rất quan trọng để luyện tập phần dưới cho cứng chắc.

    Trong môn Không Thủ Đạo, các lực sĩ thường mang guốc sắt nặng 10 ký để tập.

    Xuất Thủ là một động tác bao gồm sự vận động của tay chân, thân hình, hô hấp, mắt, di động của tinh thần. Nếu động tác yếu đuối quá thì không đủ lực chuyển, nếu mạnh quá ta sẽ không đủ sức đeo đuổi. Xuất Thủ nơi đây là một động tác nhu nhuyển phô diển “luật tuần hoàn của vũ trụ”.

    Đặc điểm của Xuất Thủ:

    Thượng hư, hạ thực hay thượng tam, hạ thất (trên ba, dưới bảy). Động tác dịu dàng, tinh thần tập trung ở đan điền. Làm như vậy có thể thay đổi trạng thái “thượng thực hạ hư” của những thể chất yếu kém, dần dần trở thành “thượng hư hạ thực”: Bệnh tật tự biến mất.

    Thượng tam, hạ thất là nguyên tắc bất di bất dịch, là bí quyết của phương pháp Xuất Thủ đã quy định rõ rệt mức độ dùng sức của sự hư thực.

    Khi đứng trong thế Xuất Thủ phần trên của thân hình để tự nhiên, lưng thẳng đứng, eo chắc. Chân phải cứng chắc, gót chân bám chặt vào đất chắc như hòn đá. Nói về động tác tay, khi phóng ra đằng trước thì nhẹ nhàng tự nhiên đó là “thượng hư” hay “thượng tam”.

    Khi quật tay ra đằng sau thì phải dùng sức rồi theo trọng tâm của một vật, đó là “hạ thực” hay “hạ thất”. Khi quay tay, khớp ngón tay lúc hơi co, lúc thì hơi duỗi, nhất là sự co duỗi ở cổ tay lại càng lớn.

    * Không dùng sức không có nghĩa là hoàn toàn để lỏng, vì không gây được tác dụng.

    * Dùng sức không có nghĩa là toàn bộ đều dùng sức. Nếu tay dùng sức, chân không có sức thì sẽ mất động lực (thượng thực, hạ hư). Bán thân bất toại cũng là mất động lực. Sự công hiệu của Xuất Thủ là điều chỉnh được sự mất động lực, lấy lại được quân bình.

    Tầm quan trọng của sự dùng sức ở chân.

    Ở chân có nhiều huyệt vị của ngũ tạng và lục phủ. Huyệt “Dũng Tuyền” ở lòng bàn chân chạy tới thận tạng. Mỗi khi tim đập mạnh, mất ngủ: Xoa bóp huyệt này là ngủ được. Say rượu bôi vôi cũng nơi này là giải rượu. Dựa vào những huyệt đạo ở chân, người ta có thể chữa được những căn bệnh về lục phủ, ngũ tạng. Xuất Thủ có thể chữa được trăm bệnh không phải là điều phóng đại. Bản thân Xuất Thủ đã là một phép lạ rồi.

    Nguyên lý:

    Lý dưỡng sinh và võ đạo của Xuất Thủ đặt căn bản trên lý tiến hóa của Trời Đất, tức là Thái Cực. Hổn nguyên khí (Koilon, Ojas …) của vũ trụ có sức ép khoảng một trăm triệu tấn trên một phân vuông. Xuất Thủ là lợi dụng sức mạnh của Thiên Nhiên làm sức mạnh của mình.

    Tổ sư Yeshiba suốt đời không có đối thủ nào quật ngã được là nhờ luyện thành “Hổn Nguyên Khí Công” . Với cách nói tràng đầy tính Đạo ông phát biểu:

    “Vì tôi là tiểu vũ trụ hòa đồng với đại vũ trụ, nên ai đụng tới tôi tức đụng tới đại vũ trụ mà vũ trụ thì không ai lay chuyển nổi.”

    Trên hai vai, phía sau lưng có huyệt “Cao Hoan”, kích thích huyệt này sẽ tiêu trừ mọi chứng bệnh. (HL: Huyệt này khi hơ nóng thì có khả năng tăng hồng huyết cầu, mà nhiều hồng huyết cầu thì máu đem nhiều dưỡng khí nuôi cơ thể. Tập Xuất Thủ một thời gian thì môi son và móng tay thì hồng là do huyệt này làm ra)

    Hai tay đưa lên trời là hạ hỏa ở Tam Tiêu (bộ tiêu hoá).

    HL bàn: Khi tập Xuất Thủ thì con người lúc lắc và đong đưa nên Khí và Huyết bị lực ly tâm đưa lên não bộ rất là nhiều: Để ý là sau vài phút tập thì gân máu ở chân biến đi đâu mất. Và khi tập từ từ lại thì máu lại dồn trở xuống (do lực ly tâm bớt mạnh đi) và nhất là nhờ vào cách uốn éo mà có thể làm cho các bế tắc ở ba vùng quan trọng trong thân thể (Tam tiêu: Đầu, ngực, và bụng) được súc sạch sẻ và khai thông.

    Các pháp tấn rất cần yếu vì nó dẫn khí xuống tận đan điền, trừ được hỏa Tam Tiêu. (lời bàn dựa theo kinh nghiệm thực chứng của HL ở trên)

    Các Đạo Gia thường nói: "Con người cũng như là Trời Đất: “Trời thanh mà nhẹ, Đất nặng và trọc” .

    Nếu không hiểu thâm lý này mà để cho “trên nặng dưới nhẹ” là trăm bệnh dễ sinh ra, tánh mạng phải ngặt nghèo.

    Quyền thuật phải luyện tập mã bộ cho thần khí xuống đan điền đó là cứu vãn lại mọi tệ hại.

    Đan điền là gốc rể của thảo mộc, bồi dưỡng đan điền là bồi dưỡng cái gốc rể khiến cho nó được ấm nhuần.

    Đan điền mỏng từng lớp như cánh sen. Khi mới sanh ra rất dễ thấy nhờ nó thoi thóp và rất quan hệ đến tính mạng.

    Vận dụng đan điền làm cho tinh khí vận chuyển mạnh mẻ. Người tập Xuất Thủ: bụng thì to ở phần dưới chỗ đan điền. Bụng dưới tròn nhẳn láng, không có người thành tựu Xuất Thủ nào mà bụng teo như con ve đực. Nếu người ấy cởi trần ta sẽ phần bụng dưới thoi thóp nhẹ nhàng đó là họ thở bằng bụng, người thường thở bằng ngực. Trong Võ Đạo, đan điền là trọng tâm của tinh thần. Thể chất và tinh thần cùng quy chú về đan điền gọi là “thể xác và tinh thần hợp nhất” .

    Đó là sức mạnh đích thực của vũ trụ mà các bậc hành giả cố gắng tu luyện.

    Ngày nay môn Aikido cũng như những võ phái khác cùng tôn trọng chân lý:

    Tinh thần điều chỉnh thể xác.

    Tư tưởng là những âm ba rung động của tinh lực. Vật chất chỉ là tinh lực đông đặc lại.

    Một tư tưởng nếu biết đúng cách và kết tinh lại có thể di chuyển một đồ vật. Nếu biết điều khiển nó theo phương pháp thần giao cách cảm, người ta có thể làm cho một người khác ở cách xa cảm nhận được ý nghĩ của mình và có thể hành động một cách thích nghi theo ý mình muốn.

    Trong phép Xuất Thủ, chúng ta quay hai tay theo lực ly tâm hay là lúc phóng tay ra theo vòng tròn quỷ đạo từ dưới lên trên và khi thu tay về cũng theo vòng tròn quỷ đạo ngược lại. Tác dụng làm cho khí lưu thông từ đan điền ra các đầu ngón tay hay là đả thông kinh mạch (Phế Kinh, Tâm Kinh, Tam Tiêu Kinh, Tâm Bào Lạc và Đại Trường Kinh). Cử động quay tay dẫn khí và huyết lưu thông qua các vùng vai, toàn thân hai tay, ngực, lưng, bụng …

    Động tác này làm cho máu huyết lưu thông đến tận các mao quản nhỏ nhất.

    HL: Đây là một điều quan trọng trong các chiến vũ. Khi mạch máu bị dồn một cách tự nhiên ra cái mao quản nhỏ nhất thì trên não bộ cũng diễn ra hiện tượng y chang như vậy: Thế là khi suy nghĩ điều gì, thay vì ngồi một chỗ thì nên thử vừa Xuất Thủ và vừa suy nghĩ xem có gì khác lạ hơn không? Đối với HL thì khả năng “đau lưng do ngồi suy nghĩ nhiều quá” biến đi đâu mất, và kết quả hiện ra nhanh hơn.

    Máu huyết sẽ sinh ra nhiều tinh (30 giọt máu sinh ra một giọt tinh). Nếu tinh mất thì hai thứ còn lại cũng rời khỏi thân thể. Vì “Tinh” chế thành “Khí” mà “Khí” lại hóa thành “Thần”.

    Đến đây là hết phần kỷ thuật của Thế Xuất Thủ.

    Tuy nhiên, khi HL gặp anh Minh Đen thì cũng có trao đổi và có ghi nhận thêm vài khẩu quyết quan trọng khi tập Xuất Thủ tới chiêu thức thứ ba.

    Đại khái là:

    Chiêu đầu tiên là: Xuất Thủ (sáng tác vào thời Phù Đổng Thiên Vương)

    Chiêu thứ hai là: Phi Lau Diệu Thủ (sáng tác vào thời Đinh Bộ Lĩnh qua truyền thuyết là “Lấy Cờ Lau mà tập trận”)

    Chiêu thứ ba sáng tác tại Đà Lạt với tên là: Vỗ Tay Thoát Khỏi Hồng Trần.

    Tuy rằng là được anh Minh Đen dặn là đừng có phổ biến những khẩu quyết sau đây một cách đại trà, nhưng vì xét thấy… theo năm tháng, những khẩu quyết này, nếu áp dụng đúng cách, cũng chỉ có tác dụng là phát triển thể lực, linh tính và một vài khả năng thần bí thuộc loại thường thường.

    Nên sau khi suy nghĩ kỹ càng thì HL sẽ ghi ra đây thêm ba khẩu quyết nữa.

    Chỉ là ghi ra mà thôi, không có bình luận và giải thích:

    1. Khẩu quyết thứ nhất là: Khi ôm là ôm vào cả Vũ Trụ.
    2 Khẩu quyết thứ hai là: Khi kéo là kéo cả Vũ Trụ.
    3. Khẩu quyết thứ ba là: Nên Xuất Thủ lần lượt theo từng hướng một, trong tám hướng chính. Hay là cả tám hướng trong một lần tập thì cũng được.

    Hết.

    Vạn Thắng Công và Om Ah Hùm

    Trigia: Anh Hai hỏi B tập tành VTC ra sao rồi.

    Bt: Dạ, đang tính email cho chú nhưng chưa kịp.
    Ngày xưa, khi Chú Tibu chỉ, con tập hăng lắm. Con tập liên tục chừng 5 phút thì chịu không nổi, lúc đó chỉ cảm thấy khỏe thôi. Sau này, chú Tibu nói tập đừng nên nhanh quá, tập vừa vừa sức của mình như chạy Marathon vậy, có thể chạy lâu chạy dài được.
    Với một bí quyết nửa của chú Tibu, con tập vài ngày thì có những triệu chứng rất lạ. Đầu tiên, con cảm giác rất vui. Cái vui của sự thanh tịnh. Cái vui nằm bên trong và âm ỉ vui làm mình cảm giác mạnh mẻ và vui vui, chứ không phải cái vui vẻ bình thường. Vài ngày sau, khi đi cầu, dầu phun ra rất nhiều. Lúc đó, con nghi ngờ đó là kết quả của Vạn Thắng Công, nên hỏi chú Tibu, và được cho biết là Vạn Thắng Công đẩy chất độc hay những chất dư thừa trong cơ thể ra. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 ngày.

    Và đây là bí quyết mà Chú Tibu chỉ con. Bí quyết là áp dụng 3 chữ OM, AH, HÙM khi tập:
    1. OM: Khi đánh tay xuống lần thứ nhất, thì đọc trong tâm: OM.
    2. AH: Khi đánh tay xuống lần thứ hai, đọc trong tâm: AH
    3. HÙM: Khi đưa tay lên trời (thế 1) hay chặp 2 tay vào nhau (thế 2 và 3), thì đọc: HÙM.
    Chỉ có nhiêu đó thôi. Trạm 1 đã kiểm tra mẹ nó khi tập VTC với ba chữ này thì thấy hào quang phóng ra rất mạnh và xa, đồng thời nó nói, ba chữ này có nhiều công dụng khác nửa như trị bệnh, v.v... Có gì chưa rõ, nhớ cho con biết nha :)

    QT: Chú Tibu cũng có chỉ con tập chiêu thứ 3 với OM AH HUM, mục đích lúc đó để chữa bệnh cột sống cho Chị của con và con nhớ không lầm là chỉ có 2 hoặc 3 ngày là chị hết đau... vừa tập VTC vừa nghĩ đến người mình muốn chữa bệnh, và khi tập xong thì massage ngay vùng bị đau, người bệnh sẽ thấy rất dễ chịu. Trong ngày mình nên dành nhiều thời gian để nghĩ đến người đó nữa. thật là hay vậy đó …..

    HL: ….. Qua chuyện QT đã đưa ra kết quả cùng với chuyện ị ra dầu và vui lân lân, là mình có quyền đưa ra cho bà con tập là ngon lành rồi. Sở dĩ, mình dùng Om Ah Hùm khi niệm trong tâm mà không có để ý tới là phải dùng lực ra làm sao (Như là phóng ra đằng trước mặt như thường làm), nên tự nó chấn động đến cả ba hệ thống của Chư Phật và Bồ Tát trong ba thời: Quá khứ (Om), Hiện tại (Ah) và Vị lai (Hùm). Vì là động công nên nó là cái nền rất là vững chắc để những người mới tu tập (tâm lực chưa mạnh) có thể phát huy được phần nào sự cầu nguyện của mình cho một người nào đó. Đồng thời do VTC nó có tác dụng là... tự tạo ra những dây chằng trong não bộ nên người tập, sau một thời gian, sẽ thấy rằng mình tự nhiên rất là thằng bằng: Ít khi nào mà bị trợt chân mà... té lắm.

    Trigia: Như vậy thì ngoài tác dụng trên thân khác nhau ở từng người, công năng thuộc tâm linh của VTC phát triễn cũng khác. Thanh tịnh thì bớt sân hận.... Chú thì lại hay vở lẽ nhiều thứ linh tinh trong khi tập VTC. Sự phát triễn thuộc dạng Linh Tính, đôi lúc lại là Trí Tuệ. Chỉ biết kết luận VTC thật là lạ. Khó có thể hiểu cho hết được sự vận hành của nó. Chỉ duy vừa tập vừa kiểm tra lại với bài viết Xuất Thủ thì y chang như vậy. Đó là chỉ mới tập trong 20 - 30 phút thôi. Nếu tập cở 2,3 tiếng mỗi ngày thì cái gì nữa phát sinh chưa hiểu được. Anh Bt có thể nói lại cho rõ hơn không

    Bt: Đọc OM, AH là khi đánh tay qua một bên. Thánh gióng cầm gậy tre đập qua trái (OM), đập qua phải (AH), và bay lên trời là lúc đứng đinh tấn hay tay đưa lên trời (hay chặp tay lại với nhau), thì mình đọc HÙM. Con trình bày lại 3 chiêu này với phần OM, AH, HÙM:

    Chiêu 1- Xuất Thủ:
    a. Khởi thế với Trảo Mã Tấn. Hai tay nắm nhẹ, và làm đồng thời những việc này cùng một lúc:
    -- Đánh tay qua một bên
    -- Hít vào bằng mũi.
    -- Nhìn vào phần lỗ rún (Đan Điền)
    -- Đọc trong tâm: OM
    b. Quay người và rơi lại trong tư thế Khởi Thế hướng đối nghịch, và đồng thời làm những việc này cùng một lúc:
    -- Đánh hai tay qua một bên
    -- Hít vào bằng mũi.
    -- Nhìn vào phần lỗ rún (Đan Điền)
    -- Đọc trong tâm: AH
    c. Tất cả những việc này đồng làm cùng lúc:
    -- Chân chuyển thành Đinh Tấn
    -- Thở ra bằng miệng
    -- Đánh hai tay lên trời,
    -- Đọc trong tâm: HÙM.
    Đến đây là kết thúc chiêu đầu tiên. Và tiếp tục đánh 2 tay xuống qua 1 bên, chân chuyển thành Trảo Mã Tấn, hít vào bằng Mũi, nhìn vào phần lỗ rún, và đọc trong tâm: OM để trở về chu kỳ đầu của chiêu 1, và cứ tiếp tục như thế.

    Chiêu 2 – Phi Lâu Diệu Thủ:
    Giống như chiêu thứ nhất, chỉ khác là hai tay ôm vòng từ dưới lên trời sao cho các ngón của hai bàn tay chặp vào nhau thay vì đánh 2 tay lên trời

    Chiêu 3 – Vỗ Tay Thoát Khỏi Hồng Trần:

    a. Khởi thế với Trảo Mã Tấn. Hai tay nắm nhẹ, và làm đồng thời những việc này cùng một lúc:
    -- Đánh tay qua một bên
    -- Hít vào bằng mũi.
    -- Nhìn vào phần lỗ rún (Đan Điền)
    -- Đọc trong tâm: OM
    b. Quay người và rơi lại trong tư thế Khởi Thế hướng đối nghịch, và đồng thời làm những việc này cùng một lúc:
    -- Đánh tay qua một bên
    -- Hít vào bằng mũi.
    -- Nhìn vào phần lỗ rún (Đan Điền)
    -- Đọc trong tâm: AH
    c. Tất cả những việc này đồng làm cùng lúc:
    -- Chân chuyển thành Đinh Tấn
    -- Thở ra bằng miệng
    -- Hai tay ôm vòng từ dưới lên trời sao cho các ngón của hai bàn tay chặp vào nhau.
    -- Đọc trong tâm: HHÙÙMMM
    -- Hơi thở ra và âm thanh: HHÙÙMMM sẽ kéo dài tiếp cho hết chiêu này lúc vỗ tay:
    -- Kế tiếp chuyển từ Đinh Tấn lùi người ra sau thành Trảo Mã Tấn,
    -- Hai tay cũng đồng chuyển đánh từ sau ra phía trước song song với chuyển từ Trảo Mã Tấn sang Đinh Tấn ….vv

    Đúc kết lại thì 1 người bình thường mới tập có thể tập chiêu 1 trong 3 tháng.
    Làm thêm chiêu 2 trong 3 tháng kế tiếp.
    Tập chiêu thứ 3 và chỉ tập chiêu này cho đến khi nhuần nhuyển. Nhuần nhuyển là khi các động tác từ tay, chân đến bộ tấn được múa nhịp nhàng và kết hợp hòa điệu với hơi thở.
    Và sau rốt là áp dụng Om Ah Hùm vào VTC như đã trình bày ở trên.
    Hy vọng là nhóm sẽ làm được 1 clip video mới rõ hơn cái cái trước.
    Như vậy là xong 3 chiêu của Vạn Thắng Công.

    Om Ah Hùm

    OM là nguyên ngôn của Vũ Trụ
    Ah là nguyên ngôn (âm thanh căn bản) của các loài hữu tình.
    Hùm là chấn động hướng về tương lai.

    Giải thích tý xíu về âm thanh Hùm:
    Sở dĩ có chuyện này là khi hành giả đánh nhau với Hộ Pháp (Đây là một phần quy trình để tiến tới cách vào Chơn Như bằng con đường "Có"). Vào lúc gần xong trận đánh thì tới lúc cả hai (Hành Giả và Hộ Pháp) tung ra những tuyết chiêu như là quăng chày Kim Cang lên và chày này sẽ bay theo ý tưởng của Hành Giả. Lúc chày của Hộ Pháp đụng vào cơ thể của hành giả thì nó phát ra một âm thanh to khủng khiếp. Nhưng nếu hành giả đủ bình tỉnh để nghe cho được thì nó có âm thanh là Hùm. Do hiện tượng này mà nói là chữ Hùm hướng về tương lai.
    Cũng vậy, chữ về quá khứ là Phát do chày đụng vào đằng sau lưng).
    Trong các câu chú, lại có những câu tận cùng bằng: Hùm Hùm Hùm, Phát Phát Phát là có ý này đây.
    Hết phần giải thích.

    Nay bàn tiếp về Om Ah Hùm

    Vạn Hành của Om AH Hùm:
    Trong chấn động vũ trụ (ý nói về nguyên ngôn OM): Chấn động hay nhất là sự trao truyền lại kinh nghiệm Tâm Linh.
    Trong chấn động của các chúng hữu tình (nguyên ngôn Ah): chấn động hay nhất là ... thuyết pháp Giải Thoát.
    Trong chấn động hướng về tương lai ( Hùm): vốn là một chuyển biến có tính cách nối liền ba thời:
    Quá Khứ (mình đã từng làm chuyện này).
    Hiện Tại (hiện này mình đang làm: Do đưa ra câu hỏi, nhận xét về kinh nghiệm, phương pháp ...).
    Tương lai (là mình sẽ còn làm dài dài những chuyện này trong tương lai).

    Do mình làm như vậy trong thực tế đời sống hằng ngày: nên khi mình tụng trong tâm:
    Om Ah Hùm thì mình đụng đến một thứ ngôn ngữ tâm Linh của Chư Phật và Chư Bồ Tát trong ba thời quá khứ, hiện tại, và tương lai.

    Ngoài ra Vạn Thắng Công (VTC) là một động công có tính cách tạo nên một cái nền vững chắc qua những chuyển động tự nhiên của khí huyết. Nên khi mình tập VTC và tác ý Om Ah Hùm, cộng với tính cách trao truyền kinh nghiệm tâm linh thực sự trong sinh hoạt hằng ngày. Thì sự chấn động đến cả ba hệ thống của Chư Phật và Bồ Tát trong ba thời: Quá Khứ, Hiện Tại và Vị Lai là chuyện tự nhiên.

    Mà người ta ghi gọn lại thành Om (quá khứ) Ah (hiện tại) Hùm (vị lại) là vậy.


    Hết (Sưu tầm)
     

Chia sẻ trang này