TAM LÝ PHÁP TAM LÝ PHÁP; THÁNH ĐỨC TÂM: 3 NGÔN THIỆN, NGŨ CHÍNH, TRỪ NGŨ TÀ; 7 LÝ LUYỆN TU, 8 PHÉP TINH TẤN, 9 ĐIỀU KHÔNG; 9 ĐIỀU CẤM CỦA NGƯỜI THIÊN ĐẠO THÁNH ĐỨC: TINH HOA CỦA PHÁP MÔN- NGƯỜI TU LUYỆN THIÊN PHÁP CẦN PHẢI NHỚ. Các hành giả Thiên Pháp lưu ý, kinh sách của Pháp môn rất nhiều, có khi học mà không lọc tinh, thì rất khó có tri kiến kỹ lưỡng, vậy chúng tôi lược ra đây một số tinh hoa của pháp môn có lợi trong tu luyện thân tâm, nhất là tu luyện Thiên Pháp phải hiểu được các tinh hoa này để nâng tầm nhận thức của mình và làm tinh tấn hiểu biết của linh hồn mình lên, để độ được mình, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để đến bến bờ an lạc, đắc đạo. 1- TAM LÝ PHÁP THIÊN ĐẠO Thiên Đạo hợp nhất Linh hồn, thể xác con người và Xã hội Thánh Đức, gọi là Tam Lý Pháp. TAM LÝ PHÁP THIÊN ĐẠO Đạo Pháp-Chính Pháp-Huyền Pháp * TOÀN BỘ ĐẠO PHÁP VÀ CHÍNH PHÁP GỘP LẠI THÀNH HỌC THUYẾT TRUNG PHƯƠNG (TÂM LÀ TRUNG PHƯƠNG- TRUNG CUNG- TÂM ĐẠO). 1- NHẤT: THIÊN TÂM ĐẠO PHÁP, là Đạo Pháp trong Thiên Kinh. Học biết Trời. Nguyên lý Vũ trụ, Qui luật Tự nhiên, tức là Chân Lý (Đạo Trời- THIÊN). Gọi là Đạo. Thống nhất khoa học, Thiên văn, Địa lý, Tâm linh, Triết học tự nhiên. THỐNG NHẤT VŨ TRỤ. 2- NHỊ- ĐỊA TÂM CHÍNH PHÁP, là Chính Pháp trong các bộ Kinh: Đạo Kinh, Giáo Kinh, Luật Kinh, Lễ kinh, Nhân Kinh, Trí Kinh và Tín Kinh.Các biện pháp xây dựng cải tạo con người, xã hội và tự nhiên, tiến hóa nhân loại…gọi là Chính Pháp. (Quan trọng nhất là Luật Thánh Đức- Luật Đại Đồng hay còn gọi chung là Học thuyết Xã Hội Đại Đồng; cùng Nhân Kinh- Trí Kinh giải quyết dứt điểm các bí mật vũ trụ và thống nhất khoa học với tôn giáo và tâm linh). Học biết con người và xã hội nơi Hạ giới (ĐỊA CẦU và các hành tinh khác). Dạy cách tổ chức con người và xã hội hợp với Vũ trụ một cách tốt nhất. Con người hành Đạo tức là sống hợp Đạo Trời. Gọi là Đạo. Thống nhất các hình thái Đạo đức- Tôn giáo- Triết học xã hội- Khoa học tâm linh với Khoa học xã hội. THỐNG NHẤT XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI. 3-TAM: NHÂN TÂM HUYỀN PHÁP là Huyền Pháp trong Huấn Kinh, tức là Thiên Đạo Đại Pháp Tâm công (Thiên Pháp). Học để biết mình là ai, trở về Cội nguồn, hiểu mình, hiểu Tiểu Vũ trụ-Vũ trụ. Tất cả xuất phát từ NHÂN-TÂM. Gọi là Đạo. Thống nhất huyền môn huyền thuật và các pháp tu luyện, tôn giáo, khoa học nhân thể, y học. THỐNG NHẤT CON NGƯỜI VỚI THƯỢNG ĐẾ. * TAM LÝ PHÁP HỢP NHẤT- BỔ TRỢ- HÒA NHẬP LÀ NHAU TRONG ĐẠO TRỜI-T HIÊN ĐẠO- ĐẠI ĐẠO- LẦN ĐẦU TIÊN NHÂN LOẠI CÓ NHẬN THỨC MỚI- CÓ ĐẠI ĐẠO. NHÂN LOẠI TIẾN LÊN HÀNG ĐẠI ĐẠO. * ĐẮC THIÊN ĐẠO LÀ CÁI ĐẮC CỰC KHÓ, VÌ ĐẮC THIÊN ĐẠO, HÀNH GIẢ VÀ CON NGƯỜI TRONG TOÀN CÕI VŨ TRỤ TIẾN LÊN, ĐƯỢC THƯỢNG ĐẾ CHO TẠO LẬP VŨ TRỤ MỚI. XÃ HỘI THÀNH THIÊN ĐƯỜNG CỰC LẠC MUÔN NĂM. 2- THÁNH ĐỨC TÂM: 3 NGÔN THIỆN, NGŨ CHÍNH, TRỪ NGŨ TÀ: THÁNH ĐỨC TÂM GỒM: 1/ THÁNH ĐỨC TÂM 3 NGÔN THIỆN 2/ THÁNH ĐỨC TÂM NGŨ CHÍNH 3/ THÁNH ĐỨC TÂM TRỪ NGŨ TÀ Nói rõ ra thì Lối sống Thánh Đức của Hội viên, hay mọi người được sống trong thời đại Thánh Đức được hưởng phúc và phải trở thành phúc phận trong Thượng đế. 1-3 NGÔN THIỆN Đặc tính biểu trưng chính của lối sống Thánh Đức là: KHIÊM-TĨNH-THIỆN - Khiêm: Khiêm tốn, Khiêm nhường, Khiêm cung (từ tốn tôn trọng lẫn nhau). Còn có nghĩa sống không phù phiếm, sống giản dị, không cao ngạo. Tâm hồn chất phác, phong cách giản dị, hòa đồng. - Tĩnh: Sống tịnh lặng, có thiền định, tránh xa lối sống láo nháo, cơ hội, không sống gấp, không xu thời. Tâm hồn tĩnh trí, an nhiên tự tại. - Thiện: Sống hiền lương, hiền hậu. Không làm những điều phi nghĩa, bất lương; đồng thời bản chất tâm hồn phải có lòng trắc ẩn, tính thương người, bác ái, vị tha. Sống Thiện không có nghĩa là phải sống nghèo khổ, mà miễn là sống tốt, sống có ích và no ấm. 3 NGÔN THIỆN LÀ THÔNG SỨ CỦA ĐỜI MỖI NGƯỜI, LẬP LUẬT CÁ THỂ VÀ LÀ ĐẠO HỌC CỦA MỖI CON NGƯỜI LẬP THÂN. 2- NGŨ CHÍNH 1/ Sống Thiện 2/ Sống Tĩnh 3/ Sống Bình 4/ Sống Đồng 5/ Sống Thanh Thiện lương- an tĩnh, giản dị, khoan thai, công bình, bình đẳng- đại đồng bác ái toàn nhân loại; thanh sạch, thiền định. Ngũ chính lý còn là cái chính, chính khí, thần thánh trong đời sống nhân loại và vũ trụ-ngược với nó là tà khí, tà độc, tà ma. Ngũ chính lý phải có Thiền định, không thiền, không có chính khí, hoặc chính khí ít, không thanh lọc được nghiệp. Thanh sạch và Thiền định là phép sống quan trọng. 3- NGŨ TÀ 1/ Tham 2/ Kiêu 3/ Gian 4/ Kỷ 5/ Huyễn Tham: Tham lam danh lộc tiền tài địa vị, háo danh háo quyền chức. Kiêu: Kiêu ngạo, cao ngạo, không khiêm tốn, háo danh, thích đề cao mình, khoe tài khoe trí, ra oai, ta đây, thích sỹ diện hão. Ngược lại với nó là khiêm tốn, khiêm nhường, nhu hiền. Gian: Gian ác, bất nhân, gian phi, trộm cướp, buôn gian bán lậu, làm việc gian, tham ô nhũng loạn, gian dâm bất chính, ngụy láo sai gian, tà thuyết, theo đuôi kẻ gian, lập phường bất chính, hành vi lối sống lưu manh, ăn nói xảo ngôn, khôn vặt khôn lỏi, ăn nói tục tĩu đều gọi là nói gian tục. Kỷ: Ích kỷ cá nhân, tư vị, hẹp hòi tiểu khí, không từ bi bác ái, cơ hội cá nhân. Ngược lại là dĩ công vi thượng, khoan dung độ lượng, khoan hòa nhân hậu, độ thiện trị tà, bỏ cái riêng hòa vào cái chung-đó chính là lối sống đại đồng, công bình. Công bình là luật của Thượng đế. Huyễn: Huyễn tưởng, huyễn vọng, do vô minh ngu tối mà huyễn hoặc thấy mình có thể làm được cái không thể, huyễn danh, đến cao ngạo mà phá hoại các trật tự hoặc phá hoại luật pháp. Tham gian vô đáy, nhưng tham thì thâm, càng huyễn vọng càng sụp đổ thảm hại, vì bất chính; càng gian, càng tham, đến khi huyễn tưởng mình thành thần thánh đến nơi, làm chúa tể, nhưng tâm thì ác, danh bất chính, như con bạc khát nước, càng huyễn càng thất bại. Tội huyễn hoặc như thần kinh giả tưởng, cứ ngỡ mình làm được kiểu làm vua thua làm giặc, nên ở đời cái tục huyễn hoặc nó nguy hiểm vô cùng. Càng ngu dốt, tham lam, thì càng huyễn hoặc tự đề cao cũng là cái ngu huyễn. Tục huyễn ngôn: Đanh đá, chua ngoa, điêu toa-đều là cái huyễn ngôn huyễn láo. Tục nói sằng nói bậy, nói khoác lác cũng là huyễn ngôn. Tất cả đó là phường vô đạo, vô học. Ghi nhớ: Thánh Đức Tâm gồm: 3 ngôn thiện, ngũ chính lý, trừ ngũ tà độc thì nhân loài Thánh Đức và con người phải học bằng được cái tốt đã dạy trừ bằng được cái xấu hèn đã nêu, mới có thể sống an lành thời Thánh Đức. 3- 7 LÝ LUYỆN TU: CON ĐƯỜNG THOÁT LUÂN HỒI 7 nhân, 7 quả, 7 diệt, 7 thoát (7 Lý Luyện Tu) 7 NGUYÊN NHÂN SINH RA VÀ TỒN TẠI CON NGƯỜI TẠI THẾ GIỚI NÀY Nguyên nhân 1- Sự hình thành và cấu tạo xác thể, linh hồn: Là cái sự Định. Nguyên nhân 2- Sự tiến hóa của Vũ trụ ở trình độ con người: Là cái sự Hình. Nguyên nhân 3- Sự tái sinh Linh hồn ở trái đất: Là cái sự Sinh. Nguyên nhân 4- Sự nguyên cớ cụ thể tạo nên con người cụ thể: Kiếp nghiệp, nhân quả. Nguyên nhân 5- Sự giáng thế: Nhiệm vụ Thượng Thiên giao phó. Nguyên nhân 6- Linh hồn mật độ thấp: Tiến lên người, như mộc, thú, thạch hồn… Nguyên nhân 7- Linh hồn tiến hóa rồi, nhưng ở lại: Hỗ trợ nhân loại. Nguyên nhân 1- Sự hình thành và cấu tạo xác thể, linh hồn: Là cái sự Định. Là do 9 loại khí chất Vũ trụ- Thượng đế tạo nên, thông qua 9 vị Bắc Đẩu, có cả thần khí và xác khí. Thần khí sinh ra Linh hồn gốc, tức vật chất siêu đẳng. Xác khí sinh ra xác thân, tức vật chất sơ đẳng. Đã qui định trong Thiên Kinh- Nhân Kinh. Con người sinh ra ở trần gian này, vốn là một cấp bậc tiến hóa của vật chất trong Vũ trụ, từ trọc khí, đến đất, cây cỏ, cầm thú, con người, thần thánh tiên phật- thành tiên khí- hư vô chi khí hoàn về Thượng đế. Là hết một vòng chuyển luân tiến hóa. Vậy, xét cả xác thể và linh hồn người tại thế này, tạm chia là hai phần thể xác đơn giản và siêu đẳng. Cái thể xác đơn giản là xác thân trần tục, nó vốn là trọc khí của cửu khí chất tạo thành, do Nguyên khí Vũ trụ tụ thành. Chín loại khí chất này gồm: Khí chất: đen, xanh lá cây, xanh lam, chàm tía, hồng, đỏ, vàng. Là bảy loại trọc khí. Và hai loại thanh chất là trắng và tím. Chất khí trắng thuộc về Hư vô khí hay là Trung Phương khí chất hay là hạt Trung Phương, tức cái khí gốc của muôn loài muôn vật, ở cao tầng nhất của 9 cảnh giới, có mật độ hạ nguyên tử đặc nhất, nặng nhất, thanh nhất; và khí chất tím là khí Thực hữu khí là khí tồn tại đẹp nhất của 9 loại khí, nó là khí Hợp nhất của 9 loại khí. 9 loại khí chất này tạo nên muôn vật, muôn hình tướng, muôn sự, là nhân, là gốc là quả của nhau, của Vũ trụ nói chung. Thể xác con người đã có đủ 9 loại khí chất trên. Khí chất Tiên thiên là do Vũ trụ tạo thành thân xác ban đầu, nuôi dưỡng thân xác đó, gồm Nguyên Khí, tức Nguyên năng tạo nên thể xác mình-đó là các nguyên tử cấu thành thân xác đầu tiên khi mới sinh ra và Nguyên Hồn khí, tức là Linh hồn gốc chính đầu thai nhập vào xác thể để lại hồi luân hồi hiện kiếp. Cái gọi là con người bắt đầu được sinh ra này, nó vốn đã đang tuân theo Luật Luân hồi- Nhân quả rồi. “Có thể xem Hà Đồ là vũ trụ- thiên đình-con người- linh hồn- sự vật… được cấu tạo bởi 5 vòng như sau: Trung tâm là một điểm: Thượng đế, sự sinh, ban đầu là Thái cực, lõi linh hồn- tiểu nguyên năng gốc- lương tâm… Trung tâm năng lượngTrung Phương trục Long Hoả. Vòng 2 gồm 4 điểm trắng không gian-thời gian, chỉ thế giới giác ngộ, Chân lý. Đây là 4 quan giám điện Vương quan, là tứ trụ Thiên triều, là Tứ tượng, là Thiên dương- Thiên âm- Thiên tướng- Thiên sát. Đây là lõi trong gần linh hồn…Đây là vật chất siêu đẳng. Trung tâm năng lượng: Bách hội Luân 7- Luân xa 6- Luân xa 5-luân xa 1. Vòng 3 gồm 2 dãy 5 điểm đen, tượng trưng cho sự cân bằng âm dương, là không-10-0, là sự cân bằng của tứ trụ. Là trục năng lượng giữa thân người- Long hỏa. Vòng 4 chứa các số sinh 1, 2, 3, 4 dùng để chỉ phần vật chất ban đầu, tạo nên sự vật, vũ trụ, là tinh túy ban đầu-bắt đầu sinh ra. Ban đầu là vô hình vô ảnh-như tinh khí máu huyết, nguyên nhân…là nền tảng, cái gốc của vật chất hình thành hữu hình. Là Nguyên Thiên khí-huyệt-Khí tiên thiên-hậu thiên-năng lượng tạo nên và nuôi cơ thể-cái gốc của sự tồn tại nên sự vật, hiện tượng, co1n người, vũ trụ…đi với nó là thể vía. Vòng 5 chứa các số thành 6, 7, 8, 9 dùng để chỉ cái thế giới vật chất hữu hình, hình thành nên các sự vật hiện tượng. Nó còn là thể vía, thể phách ngoài cùng của con người. Là bát quái. Nó cũng là các tinh chất bẩm thụ nguyên khí của các vì sao, các mức năng lượng mà khi sống, sự vật con người nạp được; do đó nó sẽ bị mất đi, khi nguồn nguyên năng gốc hay là linh hồn rời bỏ nó- Là da thịt, máu, xương, và đi với nó là thể phách. Đây là vật chất sơ đẳng. (Trích Nguyên Lý Trung Phương). Nguyên nhân 2- Sự tiến hóa của Vũ trụ ở trình độ con người. Con người là một mô hình vật thể của Vũ trụ, nó tồn tại một cách đương nhiên trong tiến trình vận động của Vũ trụ, do Thượng đế sáng tạo ra; hay nói chính xác là cấp tiến hóa của Thượng đế ở trình độ con người là chúng ta đang tồn tại! Cho nên, coi như sự có con người là một tất yếu trong sợi dây Vũ trụ vậy. Nó là hằng hữu, hằng tồn. Tại sao, vì luôn luôn là như thế, các linh hồn muốn tiến hóa trở về thì phải đi qua cấp độ tiến hóa là con Người này. Hết lớp linh hồn này, tiến hóa, hết làm người, tức hết luân hồi, thì lại có các lớp khác tiến hóa lên, cứ thế. Nguyên nhân 3- Sự tái sinh Linh hồn ở trái đất: Linh hồn sinh tồn do tái kiếp theo luật Luân hồi Nhân quả, đây là đối tượng chủ yếu. Nguyên nhân 4- Sự nguyên cớ cụ thể tạo nên con người cụ thể: 9 Loại khí nguyên tử chất này tạo ra con người, do con người đó được sinh ra theo Luật Nhân quả- Luân hồi, như sau: Con người phải trả nghiệp quả kiếp trước theo Luật Nhân quả như đã biết gồm Luật Phản phục và Luật Phản hồi. Thực chất cũng là do cái Luật Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu mà thôi, có nghĩa, khi kiếp trước anh tạo ra chính sự tiến hóa của Linh hồn anh ở đẳng cấp nào, ứng với thể vía anh có, tồn tại trong Chuỗi lõi thông tin Linh hồn thì đến khi đầu thai, theo Định luật Luân hồi Nhân quả, Linh hồn anh sẽ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu mà tìm đến chỗ tương ứng với anh để anh lại sinh ra, tức có số phận mới của anh. Anh trước có gì, thì nay anh có cái đó-nhưng ngược lại! Ví dụ, anh trước là người ác, cái tính ác nó lưu trong Linh hồn anh, ở dạng lưu trữ thông tin nguyên tử, đến nay, anh sẽ được đến cái chỗ có tính đó, và anh được sinh ra đúng vào cái thời điểm có nguyên khí ác xấu đó chiếu hay còn gọi là sao ác chiếu, sau đó, nguyên khí này coi như là nguyên khí gốc của anh, sẽ khảo đảo anh, tức chi phối anh ở hai tính chất, lôi kéo anh ở mặt xác thể làm cho cơ thể chịu ác đau, bệnh ác, yểu, bị đánh, bị đọa thân xác…và ở mặt tinh thần, anh ác thì sẽ có lúc anh hành việc ác, anh ghánh tội, bị trị tội, cao nhất là ăn cướp, giết người… tại trần, và lập tức anh bị tù đày hoặc bị tử hình, lúc đó anh sám hối, đau khổ…đó là cực ác sinh thiện, nhưng cũng là bài học! Đây chính là cái thâm diệu sâu xa của Luật Luân hồi Nhân quả do Thượng đế sáng tạo ra! Đỉnh cao của đau khổ hiện kiếp, có thể làm anh sáng ngộ ra Chân lý, tìm đường tu luyện… Có thể rất nhiều kiếp anh cứ trầm luân trả quả như thế, nhưng đến một kiếp nào đó thì anh giác ngộ và có thể thành phật thánh! Hình thể, thường đi với linh hồn, số phận là như vậy! Nguyên nhân 5- Sự giáng thế: Linh hồn sinh tồn do xuống thế đầu thai, theo nhiệm vụ, còn gọi là Linh căn giáng thế; loại này đầu thai để cứu giúp nhân loại, hỗ trợ tiến hóa. Loại này cũng phải chịu qui luật vận hành của trái đất ở mật độ thấp, có nghĩa anh trước hết phải là một con người như bao người khác, có thể tố chất Thiên Lương và Linh hồn anh khác người thường, nhưng do anh bị “nhúng” vào mật độ thấp của cõi hồng trần-hay nói chính xác là anh phải đồng thanh tương ứng với trái đất, cùng sự tồn tại của loài người ở mật độ thấp, trong đó xác thân anh chính là sự nhúng của Linh hồn anh vào mật độ thấp-thì anh phải chịu sự tác động, khảo đảo của mật độ thấp. Anh bị nhiễm lậu trần gian, bụi hồng trần nó quấn lấy anh và anh bị đọa trần, mắc Nghiệp quả như người thường, và bị đọa kiếp luân hồi, không hồi về Nguyên gốc cũ, phải Luân hồi. Đây là Chuyện của 96 Ức Linh căn Nguyên thủy do Cha Mẹ sinh ra, cho xuống trần giới đầu thai để giúp muôn loài tiến hóa, đồng thời cũng là học hỏi, nhưng đến nay Mất đường về! Là như vậy! Các Linh hồn lớn của các Đấng Lâm phàm, thường giữ được Thiên Tính, có thể nhiễm lậu ít nhiều, nhưng do có Nguyên lý riêng theo số phận của họ, nên họ sẽ gặp được cơ duyên để giác ngộ sớm, rồi tu luyện, đắc đạo, rồi độ đời. Đó có thể là các bậc Giáo chủ, hiền triết, thiên tài, đạo sư, chân sư... Tại sao họ lại giữ được Thiên tính? Ấy là do số phận qui định, hay chính xác là mức năng lượng vượt trội có tính sáng của họ, tức là sự mã hóa năng lượng tạo thành số phận của họ khác người. Nhìn vào số Tử vi của họ, chúng ta sẽ hiểu được điều này, có thể đó là lá số của một người cực kỳ nghèo khổ, đau khổ đường đời, nhưng đường tiến hóa đạo hạnh thì rất rõ ở các sao chiếu có tính chất Thiên Lương. Hóa thân trực tiếp của Thượng đế chiết linh trực tiếp ra, xuống thế; đây có thể là các Giáo chủ Ngôi Hai xuống trần dạy Đạo, xong các vị này cũng về Thiên Đường ngay, nhưng sẽ không hợp hòa vào Thượng đế, mà sẽ trở thành các Thượng đế nhỏ, tiếp tục đi quản trị các vùng của Vũ trụ, hoặc sáng tạo ra các Vũ trụ, Thiên hà, hành tinh mới. Nguyên nhân 6- Linh hồn mật độ thấp lên, như mộc, thú, thạch hồn… Đây là các linh hồn tiến hóa lần đầu ở Kiếp Người. Có thể rất ác hoặc rất thiện, nhưng nhận thức về các định luật kém, tức không Minh triết, họ phải còn học hỏi nhiều để tiến hóa, đến Giác ngộ, từ Giác ngộ thấp, đến Siêu ngộ, rồi thoát luân hồi. Loại hồn này là rất hạn chế Giác ngộ. Nguyên nhân 7- Linh hồn tiến hóa rồi, nhưng ở lại hỗ trợ nhân loại: Loại này có thể phân tính ra nhiều linh hồn để giáng sinh. Loại này có thể nói là các Đấng lâm phàm cũng được, nhưng họ không có sứ mệnh Luân hồi, tức là khi mãn, họ được hồi về Nguyên hồn. Tất nhiên họ vẫn có thể bị nhiễm lậu, nhưng thường là khi mãn kiếp, họ về ngay với Gia đình hồn. Kết luận: 7 Nguyên Nhân này, làm cho có sự có mặt và sự có mặt của con người trên trái đất này tồn tại, hợp lý, vốn dĩ tất yếu. BẢY QUẢ PHẢI TRẢ CỦA CON NGƯỜI TẠI TRẦN THẾ 1- Quả nợ 2- Quả tham 3- Quả ác 4- Quả dâm 5- Quả bẩn 6- Quả vô minh 7- Quả mê dại (Nợ Tham- Ác -Dâm- Bẩn- Vô- Mê) 1- Quả nợ: Ai sinh ra chúng ta? Thượng đế. Vậy trước tiên chúng ta phải nợ Cha đẻ. Nợ, mà vô minh, không biết, không thấy, hoặc biết, nhưng không làm theo Thượng đế… ấy là tội Chống Trời, nghiệp quả sẽ là nặng nhất. Giảng sai Chân lý làm cho người hiểu sai, ảnh hưởng đến tiến hóa, cũng tạo nghiệp. Chửi trời chửi đất, rủa bão rủa mưa, do vô minh mà ra, cũng tạo nên nghiệp. Trời cho sinh con, mà không dạy con hiểu về Trời, hoặc không dạy con thành người có ích cho chính nó, cho nhân loại nói chung, thì cũng là nợ Trời. Sinh ra ở đời, mà không biết Thượng đế, không biết đường tinh tấn xã hội, cải tạo bản thân theo đường Chính Đạo… ấy là Vô Đạo. Hay chưa đến bậc Toàn giác, thì còn phải học; ấy là Nghiệp Quả Nợ Trời. Ở trần, có cha mẹ trần gian, sinh ra mình, ấy là Nghiệp Quả nợ công Sinh Thành. 2- Quả tham dùng: Là con người, thì phải tồn tại theo cơ chế sinh hóa, còn ăn, mặc, ở, tức là lấy của trái đất và lấy của nhau, để tồn tại; chứ bản thân linh hồn anh không sản sinh ra vật chất khác anh được. Quả dùng sinh cần và sinh tham- ăn, uống, mặc, hưởng các dục vật chất cho cơ thể sống được. Tạo ra Nghiệp Tham các dục. Dùng nhiều, hay ít, tham hay không tham, thì cũng là lấy của trái đất hay Vũ trụ các vật chất, hay là anh phải chiếm dụng vật chất năng lượng Vũ trụ để tồn tại, là tất yếu. Không ai tránh được điều này, dù chỉ có uống nước mà sống. Muốn chiếm, dùng, thì anh phải tiến hành các việc như lao động, sản xuất, cống hiến xã hội, ăn trộm ăn cướp, lừa đảo, các kế sinh nhai… Trong các việc ấy, làm anh tạo nên nghiệp, kể cả anh tác động vào trái đất, như cày xới, làm cho trái đất khô kiệt nguyên khí, thậm chí phá nguyên khí, xáo trộn khí mạch đất đai, dời sông chuyển núi, chặn dòng, làm đường, đào bới, phá núi, khai thác tài nguyên…. tất cả làm anh tạo Nghiệp- quả-phá Tự nhiên. Các việc chiếm dụng bất chính với người, làm anh nợ quả, tạo nghiệp ác, Nghiệp chiếm vật dục. Vay mượn không trả, hay được người khác giúp, nuôi, hay cho… tất cả tạo quả, chứ đừng tưởng người ta cho mình mà mình không nợ người ta, cho người quá, làm người hư, cũng tạo quả; cho đồ bẩn, đồ dơ, đồ bệnh, cũng tạo quả… Ở đây mới tính đến là Vô tình, vô tư thôi. Đó là Nghiệp nợ Phúc người. Ăn mặc, dùng của người, mà không lao động sản xuất, chỉ xin, chứ không cho, chỉ biết nhận, chứ không biết trả, đó là quả Vay, cũng tạo nên Nghiệp Vay. Dùng hình tướng, tạo ra hình tướng không hợp vị, hoặc tạo ra hình tướng loạn, ví dụ cố tình làm ra quá nhiều vật dụng, kích thích tiêu dùng, đưa con người vào đường mê tiêu dùng, đọa vào đường ăn, uống, nghiện ngập… đó cũng là nghiệp dùng, tức tạo Nghiệp kích mê dục. Vì con người còn tại trần, thì còn cầu vọng: Mong lành, mong thành, mong no ấm, mong thọ, mong lớn, mong thành đạo, mong có công quả… rồi về ác cầu có mong người ta chết mình hưởng lợi, đánh phá kẻ thù để mong cho nó chết nhanh, mong con vật lớn để nhanh làm thịt, mong chiếm cứ làm của riêng… Theo Luật Phản phục, thì anh mong tốt, đôi khi cái ác nó đánh anh ngay, anh mong cái thiện, thì cái ác nó diệt anh, và ngược lại, cho nên đều làm cho Lún vào Nghiệp trả cả. Tất nhiên theo hai hướng thiện nghiệp và ác nghiệp khác nhau. Nếu anh mong quá, quá mong, sốt sắng, sốt ruột, vội vàng, thành Huyễn vọng, duy ý chí, dốt nát vội vàng nhiệt tình thành phá hoại vậy! Tất cả cái đó đều tạo ra Nghiệp Vọng cầu. 3- Quả ác, sát: Giết hại chúng sinh nói chung. Kích động thù hận, chiến tranh, giết chúng sinh; nghiệp ăn mặn, tức là ăn thịt-hưởng cảm giác sung sướng trên cái đau của sinh vật khác, mà nỗi đau nào về thể xác của chúng sinh cũng như nhau thôi. Ví dụ cắt cổ con vật, thì nó cũng đau như con người bị cắt cổ vậy, bẻ cách chặt chân nó, thì cũng như người bị bẻ tay chặt chân vậy thôi, chẳng qua con vật nó không nói được cái thứ tiếng làm cho con người hiểu là nó đau, nhưng có khi mới có ý định giết nó, nó đã ứa nước mắt ra, vì nó có Linh giác chả khác gì con người, thậm chí còn siêu giác hơn! Làm ra các việc ác, để mục tiêu là hại người về sinh mạng, sức khỏe, danh dự, tuổi thọ, sự bình ổn hạnh phúc, sự tồn tại đương nhiên, vì mọi con người sinh ra đều có quyền bình đẳng về tồn tại, hưởng thụ và tiến hóa như nhau; các linh hồn hoàn toàn bình đẳng về sự tồn tại của chính linh hồn đó, trong cấu thành Vũ trụ, nhân loại. Anh đẩy họ đi, chiếm của họ, giết họ, hãm họ, hại họ… Lừa đảo, buôn gian bán lậu, bóc lột, đố kỵ tranh dành, hồ đồ, vu oan giáng họa, hãm hại hiền tài… Chửi rủa, thị phi, gian phi, láo lếu, hỗn hào, cường bạo… Cố tình bảo vệ cái sai, cái cũ, chống cơ luật vận hành Vũ trụ; mưu sâu độc hiểm, xảo trá độc địa, xảo ngôn… Hận thù, nóng giận. Khinh người nghèo khổ, hư dốt, bỏ chúng sinh tội lỗi vô minh, thấy ác không chặn, thấy thiện không theo, còn hại thiện, hại lành, hoặc dửng dưng để tội ác, cái hư dốt xấu xa hoành hành, là bất thiện. Đã là giác ngộ Chân Thiện Mỹ, thì biết bảo vệ, giữ gìn, nếu để cái xấu chiếm lấy, thì là mất thiện, tức là thành ác vậy! Tất nhiên, đấu tranh lại cái xấu, là biết dùng cái thiện mà cải ác, thì có công quả; nếu quá, thì lại thành ác. Làm cho muôn sự tiến hóa, thì đó là công quả tốt nhất. Ngược lại tiến hóa, là ác. Tất cả đều trái Luật Vũ trụ- Đạo Trời. Đó là Nghiệp Ác. 4- Quả dâm: Trước nhất là Hành dục: Tinh huyết, tinh trùng, đều là linh hồn các đẳng vật chất cả, xuất nó, diệt nó, hại nó và hại cả mình; dâm nhiều diệt nhiều tinh trùng, khí huyết, suy nguyên khí mình, tạo chấn động hình tư tưởng dâm phóng chiếu vào không gian… Dâm gian, dâm dục quá đáng, gian tình, gian ý, gian hồn dâm, cướp vợ chồng người, sinh hoạt tình dục trước hôn nhân, là chiếm xác hồn bất chính. Tất cả tạo ra Nghiệp dâm. 5- Quả bẩn: Ăn bẩn, ở bẩn, người bẩn, tâm bẩn, làm cho xung quanh môi trường bẩn, làm cho người khác bẩn; ăn ở không gọn gàng sạch sẽ ngăn nắp, có thể tạo ra lối sống hỗn loạn, thiếu nghiêm túc, không thể nói là Thành Đạo. Xung quanh mình bẩn, thì ảnh hưởng nguyên khí của mình, không thể nói là thân sạch. Cho nên, sự bẩn ảnh hưởng đến thể xác, làm bệnh tật, ô nhiễm nguyên khí chính khí của mình, lại tạo ra tư tưởng nhiễm khí bẩn, hình bẩn vào đầu óc tư tưởng. Có bệnh tật xấu, hôi, ghẻ lở không chịu chữa, cố tình làm người khác chịu chung… Đó là Nghiệp thân bẩn. 6- Quả vô minh: Vô minh có nghĩa là không sáng, có nghĩa là dốt, lười nhác, không chịu học hành cầu tiến bộ. Dốt nát, ngu tối, hoặc cố tình đã biết mà cố tránh sáng. Người ta cứu mình, nói tốt, cố tình chống báng, không nghe; không chịu hướng sáng, mà cứ hướng tối; thích nghe lời ngu dại, ghét lời khuyên đúng; thấy lành thiện thì ghanh ghen, đố kỵ, tỵ nạnh, đôi khi chưa cần tranh dành, bon chen. Báng bổ chư thiên, chống phá tâm linh tốt, huyễn ngã khinh thường, dương danh cao ngạo, ngụy tạo giá ngôi, thích ngồi ghế thượng, đức thấp đạo bượng, sống sượng giảng rao, mũ áo cào cào, bán rao thánh chúa… Làm sai không sửa, sám hối tránh xa, múa mép ba toa, lấc cấc khoa trương, đón đường vô lại… Không biết, không hiểu, không rõ, không thấy, trì độn mông muội. Ấy là Nghiệp Vô Minh. 7- Quả mê dại: Mê muội vào đường đen tối, si mê vào các thú vui thể xác, tinh thần, nghiện ngập các thức, thú, hình, ý si dại, đen tối, không thoát tối. Khờ dại tạo quả ác, khờ khạo, mông lung vô ý sáng, mê mẩn không thấy tư tưởng hoặc con đường lành thiện, cảm giác sáng,thiện… Chú ý là, đôi khi con người bị đọa vào đường mê dại này mà không tự biết, tự làm, đôi khi bị thôi miên, bị mê lú, hoặc bị bệnh thần kinh, nghiện ngập; họ chỉ hại họ, không hại ai, nên không tạo nghiệp ác, mà tạo Nghiệp mê lú. Tất cả cá quả này còn, mà không sửa, không sám hối, không tìm cách cân bằng Nghiệp quả, thì không thoát được Luân hồi. 7 quả có khi là Nhân, lại là Nghiệp, rồi thành quả, rồi quả lại thành Nhân của kiếp sau, phần sau, cứ thế đọa con người ta vào vòng Nghiệp chướng luân hồi không dứt. Các quả này hình thành qua Tứ vị: Hành- khẩu- ý- phóng. 1- Hành là hành động, hành vi của con người, có tính hành động, tạo ra nghiệp, tốt hoặc xấu. 2- Khẩu: là lời nói tạo ra nghiệp. 3- Ý: ý nghĩ, tư tưởng, vì tạo hình tư tưởng, thành vía đen, tạo ra nghiệp. 4- Phóng: Là phóng xuất vía- hồn khi đã tiến hóa, biết xuất Ngươn hồn đi trong coi vô hình, đến các nơi xấu xa, thấy các việc xấu bất thiện, phóng chiếu vào nơi xấu với tâm xấu, thì cũng làm thể vía xấu đi; thậm chí chữa bệnh từ thiện cho người, bị tà khí, ám khí, vong ác đọa, trấn, chiếm xâm vào hồn mình, đều tạo nên nghiệp xấu, chứ đừng tưởng làm điều tốt mà đã có lợi cho linh hồn; làm điều tốt, nhưng biết qui luật, hiểu cơ luật, biết chỉnh trị sửa sang cái xấu, lại biết bảo vệ mình, để mình tiến hóa, bảo trọng thân, tâm, linh hồn mình, thì mới gọi la Biết Đạo vậy! Phóng xuất được hồn mà làm điều tà bậy, thì cũng tạo quả xấu, lúc ấy hồn ngoài thân, nên hồn chịu quả về sau. 7 DIỆT 1- Diệt nợ 2- Diệt tham 3- Diệt ác 4- Diệt sai 5- Diệt trần 6- Diệt vía 7- Diệt ngã. (Tham, Ác, Sai, Trần, Vía, Ngã). Con đường diệt quả độc-là con đường sám hối, tu luyện thân tâm và cân bằng nghiệp quả, theo lời Cha dạy là: Công phu- Công quả- Công trình là Tam Luyện: - Công phu là tu luyện Huyền công, hay gọi là Luyện Đạo. - Công quả là phải trả công Trời đất, Thiên, địa, nhân, phổ độ, phổ giáo, lập công lập thế, cứu khổ cứu kiếp. Đó là Luyện Đức. - Công trình là lập thế, thế nghiệp, hành đạo, xây đời, lấy Đạo trị thế, thi hành đạo là lập Luật Trời tại thế, xây nền Thánh Đức muôn năm, ấy là Luyện Đời. Như thế, 7 diệt phải có Tam Luyện, mới thành công. 1- Diệt nợ: - Kính thờ Cha Mẹ, làm theo Đạo Trời, hòa nhập cùng Cha, thấy được Chân Lý Tối thượng, biết Chủ nhân ông là Linh hồn mình, là Tiểu năng tiểu hồn, biết cách hòa nhập vào Cha, thành Cha, không phân ranh giới với Cha, hoàn nguyên là diệt cách xa, diệt bỏ vô minh, ngu đạo, làm cho Cha Mẹ vui, là báo ơn Hiếu Thiên. - Trả công sinh thành cho cha mẹ trần như Hiếu- Kính- Ơn- Phụng cũng là cách tôn kính Thượng đế, vì suy cho cùng, cha mẹ trần vốn dĩ thay mặt Thượng đế ở trần gian mà tạo tác ra bản thân xác trần, số nghiệp mình, vậy báo ân cha mẹ trần là hiếu với Thượng đế; tìm cách để cha mẹ trần biết được Chân lý, là công quả cao nhất của trả ơn, báo ơn Hiếu trần. - Xây dựng xã hội Thánh Đức tức là xây nền đức để tu đạo, tức là xây cái điều kiện để tu luyện cho đắc đạo, chính là thực hiện Chính Pháp Thiên Đạo, tức là diệt được quả nợ Nghiệp quả của cả loài người trong Thế hệ tại hiện kiếp, rồi sau đó cho các lớp kiếp của các lớp người khác. - Đắc phúc của người, thì trả phúc cho họ, hoặc cho người khác, lộc bất tận hưởng, phúc bất trùng lai; chớ dùng độc hưởng, chớ tránh chối công, chớ phản công, phản phúc. Người ta giúp mình, mà khinh khi, khó dễ, ban tính công ơn, thì ta cho lại, trả lại, âm thầm mà trả, để cân bằng nghiệp vay. Dùng vật của người, không trả vật, thì trả tình, trả ý tốt, ban rải tình thương mến, cho khí tốt, truyền lời nguyện tốt, hạnh tốt, làm cho người sáng đạo, khuyên điều thiện lành, cũng là cách trả công hữu ích. Vay của ai, thì phải trả bằng hết, chớ để oán cừu; cho ai cái gì, thì thật tâm thật ý thật tình, cho bát cơm cà, mà thật lòng thương mến, còn hơn cho cả nồi vàng bạc, mà khí dễ khinh người… 2- Diệt tham: - Biết đủ dùng để sống, công bình, an lạc, các hạnh nghiệp đều có, khi không tham các dục, có thì dùng, không chiếm, không phạm, không khích, không tranh dành, gian láo. Làm đủ ăn, ăn đủ sống, sống công bình, bình thiên hạ. - Diệt tham dùng, thì tất yếu cũng tránh được nghiệp phá tự nhiên; dùng cái gì của tự nhiên, thì phải bù lại, cấy lại, bồi đắp lại; không phá trụi, không đốt tan, không phá tàn, không tận diệt. Biết cân bằng Nguyên địa khí, bồi đắp Nguyên địa khí, sống Hợp Thiên địa-ấy là không tạo Nghiệp phá tự nhiên. - Chớ ham hình tướng giả tạo bên ngoài, rồi loạn động tâm tính, thích cái dở, cái giả, cái huyễn hoặc, sa vào hình tướng, huyễn ngã, ngã mạn, mất cái bản ngã riêng, vọng động ra ngoài, không thu tâm được, thì bất tịnh tâm. Càng giản dị, càng sáng trong; lúc nào cực động sẽ thành tịnh, nhưng là Tịnh Thanh như Cha vậy, chứ không là Tịnh trọc. Hướng nội, tất bỏ được loạn tâm, hướng thanh, thì bỏ được loạn kích dục. Phải tiêu dùng ít, nói ít, cầu ít, vọng ít, hành động ít; xã hội Thánh Đức lúc động nhất là lao động, lễ hội, thanh tịnh nhất là lúc ăn và tu thiền. Xã hội Thánh Đức là xã hội sống chậm, thanh cao, giản dị và vô cùng văn minh, đầy đủ, chứ không thừa mứa vật chất. - Diệt vọng cầu cực đoan, vọng cầu xấu, dùng ý xấu; nếu biết xuất hồn, vía, truyền khí, thì phá các hình tư tưởng xấu của mình, vây quanh mình, tức là Cải tạo nội- ngoại vía trong Thiên Pháp. Dùng lời khuyên tốt cho người, phổ giáo thanh cao thánh thiện để cân bằng nghiệp. - Riêng vấn đề diệt tham dục, ác dục gây nên nghiệp, do sinh hoạt tình dục mà diệt chết tinh trùng… hì phải cố gắng hạn chế Nghiệp này bằng cách chế dục, chứ không cấm tình dục-vì đó là một cách tồn tại, một cách học hỏi, tất yếu. Nhưng phải phóng sinh, ăn chay, độ đời, trồng cấy, để muôn sự sinh sôi ra, rồi tìm cách hợp các Linh hồn của các Tinh trùng này, hóa hợp chúng vào Tổng hồn Thượng đế, hoặc cho chúng vào Nguyên khí chung, Nguyên Khí hồn đất, cây cối, hay Trái đất… thì hóa giải được Nghiệp ác dục gây ra. 3- Diệt ác, gian: - Không nghĩ ác, làm ác; nếu có nghĩ, thì sám hối, diệt hình tư tưởng. - Làm ác thì phải sám hối, rồi dùng đức bù đắp lại, có công quả, phóng sinh, ăn chay, từ thiện, độ đời để cân bằng quả. 4- Diệt sai: Vì con người ta luôn luôn có phát triển tự do, nếu không đưa vào riềng mối xã hội, tổ chức, qui định hành vi, thì dễ nhiễm lậu, nên phải làm đúng 9 Điều Không Phạm của Thiên Pháp, 9 Điều Cấm của Thiên Đạo, đó là Đạo trị Đời-thì diệt được các hành động sai. Đó là: 9 ĐIỀU KHÔNG CỦA NGƯỜI HỌC THIÊN PHÁP: 1- Không bỏ: Tôn thờ Vua Cha Thượng đế 2- Không chiếm: Của cải, tài danh, hạnh phúc của người khác. 3- Không tham: Danh lợi, vật dục tầm thường. 4- Không nói: Gian dối, xảo ngôn, ác ý, hồ đồ. 5- Không quên: Người nghèo khổ, hư dốt. 6- Không gây: Hận thù, chiến tranh, giết hại chúng sinh. 7- Không ở: Bẩn thỉu và phá hại môi trường. 8- Không nghiện: Các chất kích thích nặng. 9- Không ngừng: Xây dựng Thiên đường Hạ giới. 9 ĐIỀU CẤM CỦA NGƯỜI THIÊN ĐẠO THÁNH ĐỨC: 1- Cấm giết người. 2- Cấm bỏ vợ chồng. 3- Cấm mê tín. 4- Cấm mê muội. 5- Cấm nghèo đói. 6- Cấm bảo thủ. 7- Cấm tham ô. 8- Cấm cúng mặn. 10- Cấm bỏ luyện Pháp. Làm được đủ 18 điều trên, là đã có nền tảng Đạo Đức, bỏ được nghiệp, chuyển nghiệp, thành Đạo. Tránh các ác nghiệp, có đủ Công Phu- Công quả- Công Trình. 5- Diệt trọc. Là diệt cái ô trọc trần tục bẩn thỉu ở đời, ô trọc bản thân mình. Đạo Phật là đạo tiến hóa nhất từ trước đến lúc Thiên Đạo ra đời, tính về mặt tu luyện để thoát Luân hồi, thì căn cứ vào Lục căn, Lục trần, Lục thức để tiến hành tu luyện. “ Lục căn gồm có: - Nhãn là mắt, dùng để nhìn. - Nhĩ là tai, dùng để nghe. - Tỷ là mũi, dùng để ngửi. - Thiệt là lưỡi, dùng để nếm. - Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh. - Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt. Lục trần: - Sắc: là màu sắc, hình dáng. - Thanh: là âm thanh phát ra. - Hương: là mùi vị. - Vị: là chất vị do lưỡi nếm được. - Xúc: là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh. - Pháp: là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên. Lục thức gồm: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức. Tất cả những chủng tử của nghiệp từ nhiều đời trong quá khứ cộng với biết bao nhân duyên để tạo thành con người trong hiện tại mà nhà Phật gọi là Ngũ uẩn. Ngũ uẩn thì có sắc uẩn thuộc về phần thân xác và thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn thì thuộc về phần tâm thức. Vậy ý nghĩa nó thế nào? - Sắc: là thân xác của con người. - Thọ: là những cảm giác vui khổ của thân và tâm. - Tưởng: là nhớ lại những hình ảnh vui khổ của thân và tâm . - Hành: là những sự biến chuyển thay đổi của tâm niệm. - Thức: là sự hiểu biết phân biệt để tạo thành cái biết ở trong tâm (Sưu tầm). Theo đạo Phật, thì do Lục căn đòi hỏi, Lục trần tác động, nên hình thành Lục thức, và Lục thức tạo nên Nghiệp quả; muốn dứt Luân hồi thì phải bỏ Tam độc là Tham-Sân-Si, cả thân-khẩu-ý đều tạo nên Nghiệp quả. Đây là cách tu luyện Tâm sạch, xả nghiệp bằng tâm, tuy Phật không nói gì về hình tư tưởng, hay về hồn vía, xuất hồn. Muốn thoát các Nghiệp, thì thoát trần, nên Chính Pháp của Phật là thoát trần, để tu luyện, từ bỏ trần tục để thoát tục-đó là chính yếu nhất của đạo Phật. Rõ ràng, đây chỉ là một biện pháp mà thôi. Chúng ta khác, vì xác định Nhân loại tồn tại kế tiếp muôn năm, nên Chính Pháp là xây đời Lập thế, lấy Đạo trị Đời, tu Huyền công thoát xác, đắc Đạo ngay tại thế, linh hồn đã là thần tiên phật tại thế rồi, nên trần gian đã thành Niết bàn tại thế. Chúng ta tiếp thu lại điều tu luyện này, mở rộng như sau: Tu Thiên Pháp, tịnh tâm, đến trình độ Khai Long Hỏa, xuất Linh hồn, tịnh hồn trên cao, thì làm chủ hoàn toàn Lục căn-lúc này đã thành Phật rồi! Luyện Kim thân, Kim hồn, thì xác thân, hồn bất hoại, dù có tác động gì cũng vô hại, vô nhiễm. Đắc Lục thông thì thành Phật Tiên Thánh, thì có thể làm chủ Lục trần, thậm chí cải tạo, làm ra Lục trần theo cách của mình, cải tạo thế giới xung quanh mình, như khí, vía, ánh sáng, môi trường, thời tiết…Không bị lụy vào Lục trần. Vì chúng ta phấn đấu thành Toàn giác, Toàn tri, nên muôn muôn năm vẫn phải học hỏi, và không chủ trương bế khóa các cảm giác thật-không bế khóa các Linh giác của Linh hồn-Con người. Hòa nhập Vũ trụ nhưng không đánh mất cái cá thể bản ngã, cho nên chúng ta luôn Mở rộng Hiểu biết, bằng cách học hỏi không ngừng cả ở Hạ giới, Trung, Thượng giới, cho nên không diệt Lục thức mà Chuyển Thức lên một bình diện nhận thức cao hơn, thanh sáng hơn-ví dụ đau khổ-đau khổ vì chúng sinh mê lầm là cái đau khổ của Thượng đế, không còn là đau khổ cá nhân; si mê cái thanh cao, si mê giải thoát, là cái si mê của Phật. Nhưng chúng ta nhìn thẳng vào cái tối, cái đen ám, cái xấu xa để nhận diện nó, rồi chán nó, sợ nó, hạn chế nó, diệt nó, là bậc nhận thức Toàn giác của Thiên Đạo. Không né tránh đời trần, mà cải tạo trần gian, lấy thân trị thế, đạo trị đời, ấy là Công quả, là Tham cầu vĩ đại nhất của Tiên vị. Tu siêu đẳng rồi, thành thần tiên tại thế, mà không thoát trần, độ cho trần, ấy là Thần tại thế; có xác phàm, sống thọ ích, thọ tiên, đắc đạo ngay tại nhà, ở trần trọc như ở trên Trời, ấy là Thiên Đường thế gian, không gì bằng! 6- Diệt vía. Vì thể vía làm ra Nghiệp, thì phải Diệt Vía. Tức là đốt hình tư tưởng và các hình khí ám muội quanh Hồn mình, bằng Huyền công thượng thặng. Đốt trọc khí bằng cách ăn chay, thanh tịnh tư tưởng, sống thanh, sạch, giản dị… và luyện Thiên Pháp, để đốt Khí trọc- thể Phách của cơ thể là đốt trọc khí, không có cách gì hay hơn là tu luyện Huyền công Thiên Pháp, phá hình tư tưởng khi nó mới thành hình và ban rải tình thương vô điều kiện cho chúng sinh, cả kẻ thù, kẻ chống mình, đó là Không vay, Không đắp, Không lấy, Không cho thêm Nghiệp ác vậy! 7- Diệt ngã. Tu siêu đẳng rồi, xuất hồn cao rồi, đôi khi gặp Ngã, Huyễn vọng, mắc Huyễn vọng, tức là coi mình là oai, giỏi rồi, đã thành Phật, Thánh,Tiên… rồi, cao lắm rồi, không muốn học nữa, không muốn làm gì nữa, không định hình cái gì nữa, hoặc mong về Trời cho sớm, mong thoát khỏi trần gian cho sớm… Đó là Vọng Huyễn. Tất mang Nghiệp Huyễn, bị đày lại cho biết đường Huyễn là thế nào. Mà đến lúc đó, tâm bất vọng cầu Huyễn, phải giản dị Nhập thế hoàn toàn, xem xung quanh mình đều là thần thánh cả, như nhau cả, phải sống-tu-luyện-tồn tại một cách bình thường. Bình thản, an nhiên tự tại, coi mình là cỏ cây hoa lá, như khí, như vật, như ánh sáng, lại như bóng tối, nay là khí, mai là người, ngày kia là vật, giản dị như thế, không vọng cái gì cao quá, hãy là chính mình, trở lại chính cái Chân tâm của mình, là Tiểu hồn trong cái vi diệu Cao Minh, là bậc Chân nhân, nhưng không ai biết mình là Chân Nhân, thì đó mới là Đắc đạo Chân tu. *7 bậc Diệt này, là diệt các Nghiệp của các kiếp trước, hiện kiếp, thì mới có thể thoát Luân hồi được, chứ mới Diệt các thứ này, mà chưa biết cách diệt các Chấn nghiệp còn rơi rớt trong Không gian, trường khí Vũ trụ-trên Phông tâm linh, thì chưa thể diệt được hết nghiệp, phải xuất hồn đi mà gom lại, mà diệt hóa, mà làm công quả, tu luyện bù vào, cho đến khi thấy hết thì thôi. Tự mình làm, không ai giúp mình được, muốn thế phải đắc Thất Thông. 7 THOÁT 1- Thoát độc 2- Thoát kinh 3- Thoát ám 4- Thoát xác 5- Thoát tục 6- Thoát phàm 7- Thoát lụy (Độc, Kinh, Ám, Xác, Tục, Phàm, Lụy). 1- Thoát độc: Diệt, bỏ được 7 loại quả độc trên, thì thân tâm đã an lạc, vui hưởng trần thế, tịnh thiền, thì về lúc nào cũng được siêu thăng rồi. Nhớ là Diệt dần 7 quả, mới bỏ dứt được nó, bỏ nó hàng ngày. Bỏ bằng cách sám hối, giữ vững nghiệp lành, bỏ nghiệp dữ, cân bằng nghiệp thường xuyên. Thoát xong 7 quả trên, cơ bản đã thoát Luân hồi. Nhưng chưa chắc, vì anh có khi còn Nợ, thoát, nhưng còn nợ vì đôi khi, anh xuống trần, để lập công quả, thực hiện sứ mệnh, mà sứ mệnh chưa tốt, thì chưa hồi cựu vị vậy! Thoát khổ, mà không bỏ trần đời tục lụy, ấy mới là đắc đạo, tức là An lạc thông. 2- Thoát kinh: Tu luyện đến trình độ thông linh, thì hết kinh sợ ma tà quỉ ám, sợ cái hư vô mênh mông, tiến lên làm chủ bản thân và Vũ trụ, tự nhiên, ngoại cảnh; hiểu được Cơ luật Trời, tất hiểu Đạo. Ấy là thoát được vô minh, vô linh, không còn vô minh kinh sợ, mà thấy gần với Thượng đế, thần thánh, quỉ ma, giao hòa với mọi bí mật, bí hiểm của Vũ trụ, tự nhiên, tất Minh triết mà làm cao sáng linh hồn mình. Còn sợ Trời, quỉ ma, thì không thể nói là Giác ngộ. Sợ Trời không bằng sợ mình, chính mình là Trời thu nhỏ, biết mình mới biết Trời. Khi mình chưa hòa được vào Trời, thì đó mới là chưa đạt đạo, ấy mới là đáng sợ. Sợ Thượng đế thì không thể thành Thượng đế được. Mà sợ mình sẽ không tiến hóa bằng Thượng đế. Mình còn ngu tối, thì cái phần Thượng đế trong mình còn ngu tối vậy, vậy thì phải biết sợ cái ngu tối đó, đến khi hết sợ-làm thế nào để hết sợ thực sự? Không ngoài sự học hỏi không ngừng để tiến hóa! Được chứng ngộ tâm linh, có thể được Chư thiên chỉ dạy, là cách để học hỏi là biết đường và biết cảnh, bậc của mình. Tức là Đắc Thông linh- Giác ngộ. 3- Thoát ám: Thoát các sự ám xấu, vía ám. Tu luyện thân tâm bằng thoát 7 quả độc, đồng thời tu Huyền công đến trình độ thoát hồn, thông Long hỏa, thì đa phần các Nghiệp bám ở thể vía đều tan, trọc khí tan rã, vía độc ám, bị đốt hết; thấy linh hồn mình xuất ra đã thanh sáng, có hào quang vô lượng, sáng trong, tinh khiết, bay lên rất cao tận các Cung Trời, thấy không còn thể vía trọc bu bám quanh lõi linh hồn, phân hồn ra, biết chiết hồn ra để nhận thức, hợp hồn lại để hóa hiện… Kiểm tra xem có còn Nghiệp nào chưa trả hết, thấy cái cân Nghiệp Quả đã cân bằng chưa, nếu cân bằng, thì đó là đã thoát được Vía ám, Nghiệp Quả, tất thoát luân hồi. 4- Thoát xác: Ăn chay, tịnh luyện linh hồn, xuất vía, xuất hồn lên đến Thượng giới, vào đến Trình Cha, ấy là Thoát Luân hồi. Đi về trên Trung, Thượng giới, là linh hồn ngự tại xác trần tạm rõ, thì là phật thánh tại thế, tiên tại trần. Đó là tiến hóa cao nhất tại trần. 5- Thoát tục: Đến lúc già, sắp mãn, phải vào am tu thiền tĩnh, xả bỏ trần ai, các dục đời, thanh tịnh hoàn toàn trước khi nhập diệt, ấy là cách để thoát dây trần tục một cách hữu ích trong thời Thánh Đức. Làm lễ cắt dây trần tục trước khi mãn kiếp. 6- Thoát phàm: Phu bì, xác thể còn đòi hỏi vật dục, thì khó thoát Luân hồi, vậy, trước khi mãn kiếp, hầu như thoát phàm phu-tức là hạn chế tối đa các dục mà không thèm, không cần; điều này có vẻ khó khăn, nhưng đến lúc loài người tu Huyền công siêu đẳng, có thể nhịn ăn rất lâu. Hoặc ăn rất ít, mà cơ thể thành Kim thân, Kim hồn, trước khi xuất xác, đốt tan hết các trọc khí vây quanh hồn mình, đốt cháy thân tàn, rồi xuất lên khỏi xác, tất thoát Luân hồi. 7- Thoát lụy: - Dửng dưng với cái chết, bình thản, đón nhận tự nhiên, vui mừng đắc quả để trở về. - Không bi, không lụy, không đau, không tiếc trần khi mãn. - Người nhà không khóc than. - Không chôn thân xác phàm, chỉ được hỏa táng, không dùng yểm đảo thư phù, ám niệm, bỏ các thứ huyền môn tà thuật trong tang chế, thì linh hồn tất mãn. - Linh hồn sau khi xuất khỏi kiếp, thì không nhiễm cầu vọng nữa, như thích dùng các thức vật chất trần gian, tiếc nuối các việc trần gian, ngạo vọng huyễn ngã được người trần thỉnh nguyện, thích nhập đồng, rao giảng nếu đúng không có sứ mệnh hoặc không được các Hội đồng tâm linh, Vua Cha, Mẫu Vương, Thánh Vương cho phép. Tiếp tục học hỏi, vào các Hội đồng, các Gia đình hồn để tu luyện, tiến hóa, theo sự phân công của Bề trên. 8 PHÉP TINH TẤN Phàm ở đời, đã là con người, sống đời bình dị, nguyên nghĩa sống đời, thì tất không thể tránh được hành sự đời, mà có hành có làm, thì có đúng sai, hay dở, thất bại, thành công. Lại nữa, đã là con người, trước tiên thì phải có xác thân, với đủ ô trược của xác thân, rồi xác thân ô trược, làm cho linh hồn ô trược; vậy rồi cứ trượt mãi, không thấy về, không về được. Nay đã có 7 Nhân, 7 Quả, 7 Diệt, 7 Thoát (7 Lý Luyện Tu), nhưng Ta chưa dạy về cách nhìn nhận mình và mọi sự thế nào. Làm sao cho Tinh Tấn Linh hồn mình, mà không phạm sai lầm, tránh bớt được sai lầm, ấy là rất quan trọng, vì mỗi lần sai, là một lần ghánh nghiệp, lại phải ghánh, sám hối, sửa chữa, nhưng sai lầm ít thì tốt hơn! Đây là 8 Bí phép cho mỗi người tại trần. Muốn thực hiện được 7 Nhân, 7 Quả, 7 Diệt, 7 Thoát, thì phải thực hành Tám Phép Tinh tấn này mới được, coi đó là Phương tiện để chở 7 Lý Luyện Tu trên. Ví rằng, 7 Lý Luyện tu như cái bảng, thì 8 Phép Tinh tấn như cái thước chỉ vậy. Đối với bản thân mình, tức là nhìn nhận cái bản lai diện mục của mình, soi vào mình thì theo 8 Điều qui sau: Thực-Cực-Chính-Dung-Hợp-Dùng-Kiên-Tịnh. 1- Thực: Nhìn thẳng vào mình, đánh giá thực chất điểm tốt, xấu, hay, dở của bản thân mình-nhìn đúng cái Bản ngã của mình có cái gì, chớ né tránh, chớ bảo thủ, bao biện cho chính mình. Phải đánh giá được Thống nhất-Toàn diện các điểm. Đánh giá chúng trong mối liên hệ lẫn nhau, cùng tồn tại, cùng ảnh hưởng nhau; bản chất của sự ảnh hưởng-tồn tại của chúng là gì? Tức là đi tìm Nguyên nhân của sự tồn tại đó. Không thấy được nguyên nhân, thì không tiến hóa được. (Phép này là soi bản thể mình, như soi gương, trắng đen, xấu tốt phải nhìn thấy được; nếu không thấy được, thì soi ra ngoài, rồi soi lại mình, hoặc tự mình hình dung mình là người khác nhìn vào mình mà đánh giá-tức là khách quan đánh giá-sẽ thấy cái của mình, nó giống ai, khác ai cái gì-phép này áp dụng Nguyên lý Sự thống nhất của Vũ trụ-sự vật hiện tượng). 2- Cực: Trong các điểm tốt, xấu, hay, dở do mình đã nhìn thấy, thì hãy đánh giá chúng, đến mức nào-tức cực điểm nhỏ nhất, cao nhất của một cái tốt, hoặc xấu, từ đó đánh giá được tình trạng, tính chất, và mức độ của sự việc, tính cách đó. Phải đánh giá được Cụ thể-Triệt để từng điểm. (Phép này cốt để thấy mình đang đứng ở chỗ nào trong nấc thang tiến hóa, trong có có đạo đức, nhân cách, tu luyện, lao động, cống hiến…). 3- Chính: - Tìm điểm chính quan trọng nhất của cái tốt nhất và cái xấu nhất-tức là hai điểm cực đối nghịch nhau cơ bản nhất của một vấn đề-hoặc tổng thể tình trạng-hoặc tổng thể sự tồn tại. Các phần nhỏ khác, bị chi phối ở hai điểm này, sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tốt, hoặc xấu theo. Phải phân được ranh giới giữa chúng. (Phép này ứng dụng nguyên lý Âm-Dương-hai cực, để tìm ra bản chất-mâu thuẫn quan trọng-chủ yếu-bản chất thực của sự vật hiện tượng-từ đó điều chỉnh). 4- Dung: Tìm cách Dung hòa các điểm-tức là tìm được sự tất yếu tồn tại của chúng và nhìn chúng với cách nhìn giản dị-bình hòa-tránh cực đoan. Phải sám hối các tính xấu-sửa các điểm kém thường xuyên; đây cũng là phép cân bằng Tương đối, để cân bằng trạng thái, mức năng lượng, nghiệp… (Phép này ứng dụng Phép này ứng dụng qui luật Âm-Dương cùng tồn tại các mặt, thống nhất các mặt mâu thuẫn…để dung hòa chúng, coi chúng là sự đan xen, liên hệ, cảm ứng lẫn nhau-đây loại bỏ tính cực đoan, nóng vội, tùy tiện, chủ quan, duy ý chí, cảm tính, đơn giản, máy móc một chiều… Phép này tránh cho ta cái nhìn phiến diện, chủ quan, một chiều, gây sự ác ý, ác tâm, hoặc thù nghịch, thành kiến. Đem lại cho chúng ta sự hòa hợp, đoàn kết, tôn trọng cả cái xấu, cái hư, dốt, lạc hậu, kém phát triển. Không mất bình tĩnh, nóng vội, gây nghiệp xấu. Đó là cái nhìn Trung Dung. Trên cao nhìn xuống, đứng ngoài nhìn vào, ở giữa nhìn ra xung quanh, an nhiên tĩnh trí để nhìn bao quát, có chiều sâu, có chiều rộng, toàn diện, là chính nó của các mặt, lại là Trung tính sau đó, mới có thể hòa hợp được. Có được phép này, thì hầu như không thấy ghét cái gì, dù cái đó rất là hại, rất là xấu, vì thấy được cái tồn tại của nó và chúng ta nhìn thấy được sự Dung hòa trong đó). 5- Hợp: - Thấy cái Hợp lý để cho sự yên ổn, hoặc thúc đẩy tiến bộ. - Cái hợp lý là gì? Đó là cái điều hợp qui luật tiến hóa, thậm chí tạm thời có thể là cả biện pháp xấu, cực đoan-nhưng nó lại là cần thiết cho sự của mình-nếu không có nó thì mình hỏng luôn-chứ đừng nói đến tồn tại để học ở trường đời nữa! Nó là mặt tối-phía bên kia của Tiến hóa chính-nhưng nó lại là điều kiện để cho sự tiến hóa được bảo đảm…Cái gì thấy hợp lý thì phải dùng. (Ví dụ? Rất nhiều-sinh hoạt tình dục có thể gây nghiệp, cản trở thoát Luân hồi-nhưng là yếu tố sinh lý rất quan trọng, nếu không có thì không có con, không có loài người-không có hạnh phúc gia đình-mà đã chấp nhận đời-đạo, thì phải có gia đình, nếu mất hạnh phúc, ngoại tình, loạn đời… Hoặc Ăn mặn. Người đang rất gầy yếu, ốm bệnh, cần bồi bổ, hoặc trẻ em đang lớn, không thể cho nó ăn chay trường được, nếu không thì chết, chả còn ở trần mà tiến hóa đến đích cuối nữa, thế thì phải ăn mặn, cho đến khi nào thích hợp thì ăn chay. Tính xấu như nóng giận, nó là kém, biết là thế, nhưng do Trời sinh ra mình, có sao chiếu nóng tính, khó sửa, thuộc về tính cách bẩm sinh-biết thế, nếu bỏ ngay, thì rất khó, vì phải nín nhịn, ậm ực, rồi tím lịm hận trong đầu, hoặc lại ra chặt phá cây cho hả giận…Vậy thì tạm chấp nhận nó, rồi sửa dần; lấy cái tốt, như tính cam chịu, chịu khó làm việc, tính chịu khổ… để bù lại, xâm chiếm tính nóng, vì cái tính chịu khó, vốn là do nhẫn nhịn chịu đựng mà có, thế thì nhân nó lên, lấn sang cái tính nóng, sẽ có lúc chế được nóng… Cái nhà đang xây, nhưng nếu ta vội giật cái cột xuống ngay, cái nhà sẽ sập lập tức, trong khi ta chưa thể xây ngay một lúc cái nhà mới được. Hoặc mọi việc khác cũng thế, như văn hóa, tín ngưỡng, kinh tế… Cái nào thấy chưa thể bỏ được, bỏ ngay sẽ gây hậu quả lớn, tệ hại, gây nghiệp lớn… thì phải xem nó là cần thiết tồn tại, từ từ rồi tính). Phép này ứng dụng qui luật Âm-Dương cùng tồn tại các mặt, thống nhất các mặt mâu thuẫn). 6- Dùng: Lựa dùng cái thích hợp đó. Tức là cái mình cần, cái thấy cần thiết. Có thể cả tốt và xấu. Nhưng theo qui luật, thì dùng cái tốt là đương nhiên; cái xấu có dùng, cũng chỉ là tạm thời. Ví dụ phân gio rất bẩn, nhưng cần dùng cho việc trồng cấy. Người cứng đầu, ta dùng vào việc cần sự mạnh mẽ, kiên trì, quyết đoán; tính nói nhiều, ta dùng vào việc nói nhiều…Biến cái xấu, thành cái tốt; hóa giải nó thành lực cớ lợi. Dùng cái tốt, biến nó thành động lực, cái nhân sáng, để nhân lên, lấn át cái xấu đi. (Phép này ứng dụng Luật Nhân quả, phản phục-cái nào cần động, cái nào cần tịnh, cái nào cần lùi, bỏ, diệt, sửa. ..) 7- Kiên: Phải Kiên trì tiến bộ, hoàn thiện. Khi mình đã xác định được biện pháp rồi, tức nhận thấy cái nào cần cho mình, để mình tiến hóa, thì dùng, dùng thì phải kiên trì, nhưng dùng để tiến hóa, chứ không phải để thụt lùi. Kiên trì sửa sai. Thường xuyên sám hối các tội, lỗi, yếu, hạn chế. Sám hối rồi, thì phải kiên trì- kiên tâm- kiên quyết sửa chữa; cứ như thế, không ngừng, cho đến khi hoàn thiện. *Trong Kiên, sử dụng 8 phép nhỏ gọi là Tám phép độ thân là: Tách-Chiếu-Nhẫn-Thái-Phải-Cải-Hòa-Công. - Tách: Bóc tách các nội dung, các phần của một sự vật, vấn đề ra, để mổ xẻ chúng. Trong các vấn đề lớn, sự vật, hiện tượng, tính cách, bệnh tật.. thì bóc cho được nó ra cho thấy nội hàm của nó, có bóc nó ra, mới diệt được nó. Đây không phải là lúc dung hòa nữa, đã qua giai đoạn dung hòa. - Chiếu: Dùng cái sáng, cái hay, cái tốt, cái chung chiếu nó, biến hóa nó, làm biến dị nó đi, cho không là nó nữa. Dùng dư luận cải hóa nó- chiếu yêu- soi nó, để cải hóa, nhưng là chiếu sáng, bằng năng lượng cao hơn. - Nhẫn: Là nhẫn nhịn, kiên nhẫn, nhẫn nại. Trong Kiên phải có Nhẫn. Nhẫn nại mà thực hành. - Thái: Là thái bình. Trong mọi hành động, cho mình, cho người, lấy Thái bình-tức là an bình, an vui, hòa bình làm đầu tiên. Tức là không gây hậu quả xấu. - Phải: Là Đường chân chính, đường đúng, biện pháp đúng-cứ theo đường này mà làm, thì không sợ lạc lối. - Cải: Là cải tạo rõ ràng. Trên là Chiếu sáng, cũng đã là cải hóa rồi, nhưng có khi chưa thành việc, thành sự, thì Cải này phải thành sự, nghiêm túc, cho được, thành quả tốt rõ ràng. - Hòa: là Hòa đồng. Thành cái tốt rồi, đôi khi mắc vào việc kỳ thị, khinh miệt, hoặc đối đầu luôn với cái cũ, cái xấu, cái chống mình; cho nên lại gây ra Nghiệp tiếp. Vậy phải hòa đồng với tất cả-hòa đồng nhưng không đánh mất mình, hòa hợp nhưng không mất bản sắc riêng, hòa vui nhưng không sa vào huyễn loạn. - Công: Là công quả, công trình. Làm gì cũng phải nghĩ đến công quả, công trình-tiến hóa chung, không vị tư ích kỷ mới là đắc phúc, đạo. Anh tiến hóa, tiến bộ rồi, tức anh đã có thể tiến hành phổ độ, mà anh không phổ độ, không chịu vị nhân, cống hiến, thì cũng chỉ được cho riêng anh thôi-tức là mới có Công phu, chưa có Công quả, Công trình. (Phép này ứng dụng qui luật Nhân quả, Phản hồi, Phản lực-liên tục để chuyển hóa sự vật hiện tượng. Trong Kiên này, diễn ra vô cùng sinh động, đa dạng, lâu dài các quá trình, các giai đoạn, các hành động, các hệ quả…t hành trụ-dị-hoại-diệt-sinh… theo nấc thang tiến hóa, hành hóa). 8-Tịnh - Tịnh là Tịnh không. - Tìm cách Trung hòa chúng, tức là Cân bằng giá trị-năng lượng-nghiệp… Cân chúng với nhau lên, lấy cái nọ đắp- thâm nhập cái kia- xem còn chỗ nào mà không bù trừ cho nhau được, không xâm chiếm nhau được. Cái phần dôi ra, tức là Mâu thuẫn chưa thể hóa giải được. Lại tìm cách đưa chúng vào để trung hòa tiếp, cho đến hết, cân bằng thì thôi. - Tịnh lọc lại mọi việc, cho Tịnh-về Không. Thiền Tịnh. Việc này đắc An nhiên-Tự tại-Vô hại-Vô Nhiễm sự. Đắc Đạo. (Phép này cốt đưa mình về trạng thái trung tính, trung cung, bỏ Huyễn ngã, chấp ngã hoàn toàn -trong tịnh thiền, luyện khí, phong thủy, hay bất cứ việc gì cũng thế-phải tìm cách đưa mình về trạng thái Trung tính-Trung hòa-Trung cung-Trung Phương tính trạng=Không. Nếu chưa làm được điều này, thì tất còn nghiêng lệch, mà nghiêng lệch, tất có nhân-quả-nghiệp, dù tốt- xấu. Ở trang thái Trung Phương, thì mới đắc đạo cho mọi sự vật, hiện tượng, con người, vì đó là Thượng đế Cung-Thượng đế Tính). Trong mọi vấn đề nói chung của con người tại trần gian, đều phải ứng dụng và có thể ứng dụng rộng 8 Phép này ra cho muôn sự khác đều được. 4- 9 ĐIỀU KHÔNG: 9 ĐIỀU KHÔNG CỦA NGƯỜI HỌC THIÊN PHÁP: 1- Không bỏ: Tôn thờ Vua Cha Thượng đế 2- Không chiếm: Của cải, tài danh, hạnh phúc của người khác. 2- Không tham: Danh lợi, vật dục tầm thường. 3- Không nói: Gian dối, xảo ngôn, ác ý, hồ đồ. 4- Không quên: Người nghèo khổ, hư dốt. 5- Không gây: Hận thù, chiến tranh, giết hại chúng sinh. 6- Không ở: Bẩn thỉu và phá hại môi trường. 7- Không nghiện: Các chất kích thích nặng. 8- Không ngừng: Xây dựng Thiên đường Hạ giới. ( Xã hội Cộng sản). 5- 9 ĐIỀU CẤM CỦA NGƯỜI THIÊN ĐẠO THÁNH ĐỨC: 1- Cấm giết người. 2- Cấm bỏ vợ chồng. 3- Cấm mê tín. 4- Cấm mê muội. 5- Cấm nghèo đói. 6- Cấm bảo thủ. 7- Cấm tham ô. 9- Cấm cúng mặn. 10- Cấm bỏ luyện Pháp. Các tài liệu này trích lược trong Đạo Kinh, Trí Kinh. Người học học tu được các điều trên, coi như đã hiểu được cái tính lý của Vũ trụ, sống an nhiên và hài hòa trong Trời Đất, được Thượng đế che chở và cho tiến hóa, hợp Đạo Trời và Đạo Người. Đó là các bản tính nguyên thủy của Thần Thánh Tiên Phật mà Thượng đế dày công dạy dỗ, đến nay trong Thiên Đạo chúng ta hãy cùng nhau thực hiện. Tu Tâm như thế là đủ, cùng với luyện Thân thiền công thường xuyên thì chúng ta đắc đạo! Chuyển Pháp Luân Thánh Đức Đại Đồng Ưu Thiên Địa luận giáng ta bà Đàm Nhân Thiên Đạo thuyết chính Ta Hoa Long nhập giáng từ Thiên Thượng Bạch tính nhân gian tịnh độ nhà Ngọc trong sáng chuốt tinh như thiện Kinh sách luân hồi chuyển Pháp Vương Giáng các thiên vương theo xuống Thế Trần Công nãi thị phúc truyền tường Tâm Thiên Chúa thượng, Long Hoa động Di đường chính Pháp ngàn vạn năm Lạc trung kinh lược nhân loại mới Tại thế chúng sinh cứu độ chinh Thế Pháp nhân gian chính Đại Đồng Pháp chủ Thiên Đạo